Cảm Nhận Khổ đầu Bài Thơ "Tràng Giang" Của Huy Cận
Có thể bạn quan tâm
- Lớp 11
- Văn mẫu lớp 11
- Tràng Giang- Huy Cận
- Cảm nhận khổ đầu bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận
- THỰC HÀNH - TÌM HIỂU VỀ DÂN CƯ CỦA Ô - XTRÂY - LI - A
- Bài 2 Trang 157 SGK Lịch sử 11
- Câu 1, trang 9, sgk Ngữ văn 11
- Bài 4 trang 179 SGK Đại số và Giải tích 11
- Bài 2 trang 9 SGK Vật lí 11
Nếu như Xuân Diệu là thi sĩ của niềm ám ảnh thời gian thì Huy Cận lại là nhà thơ của nỗi khắc khoái không gian. Đọc Tràng giang, chẳng ai có thể phủ nhận rằng Huy Cận chính là nhà thơ buồn nhất trong văn học Việt Nam hiện đại. Nỗi buồn cố hữu trong tâm hồn cùng với cảm giác lạc lõng trong cảnh đất nước mất chủ quyền mà ông đã viết lên bài thơ Tràng giang sau những chiều dạo chơi bên bến Chèm, Hà Nội. Nỗi lòng ấy, cái tôi ấy được thể hiện rõ ràng nhất trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất trong phong trào thơ Mới 1939-1945, thơ ông mang một nét đặc sắc và giọng điệu riêng, có chiều sâu xã hội cũng như triết lí. Ông làm thơ từ năm 1934, đăng thơ từ năm 1936 và có nhiều tác phẩm tiêu biểu như tập thơ Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960),...Tràng giang là một bài thơ nổi tiếng của Huy Cận, sáng tác năm 1939, đăng lần đầu trên báo Ngày nay, sau đó in vào tập Lửa thiêng.
Ngay từ khổ đầu tiên, Huy Cận đã mở ra trước mắt đọc giả cảnh sông nước mênh mông bất tận:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song
Cảnh và tình người được thể hiện song song trong từng câu thơ. Con sóng trên mặt nước sông Tràng giang gờn gợn nhẹ nhàng không dứt cũng như nỗi buồn của con người cứ dào dạt đến hết đợt này lại đợt khác. Một nỗi buồn “ điệp điệp “ day dứt lòng người. Với tấm lòng sầu tư ngắm nhìn cảnh ấy, nhà thơ cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra từng đợt điệp điệp. Dư ba của dòng sông gợi những xao xuyến trong lòng người; nghệ thuật ẩn dụ đã khiến sóng sông hòa với sóng lòng, những gợn sống trên sông triền miên, vô tận như hữu hình hóa những gợn buồn trong lòng người, nhẹ nhàng mà mệnh mang không dứt. Câu thơ của Huy Cận nhấn mạnh tương quan về sắc thái: sóng gợn miên man vô tận cũng như nỗi buồn điệp điệp triền miên da diết khôn nguôi...Còn con thuyền trên sông, nó không phải được chèo lái mà là “ xuôi mái “ tự mình thả trôi theo dòng nước gợi lên sự lênh đênh trôi dạt phó mặc cho dòng nước chảy. Hình ảnh con thuyền đó gợi lên kiếp người nhỏ bé đơn côi với cuộc đời vô định của mình.
Giữa Tràng giang điểm nhìn của tác giả hướng vào con sóng nhỏ gợn trên mặt nước. Sóng tuy rất nhiều nhưng chúng hiện ra rồi lại tan biến vào hư vô mãi mãi như thời gian trôi qua không lấy lại được. Từ xưa tới nay thuyền và nước là hai hình ảnh luôn luôn gắn bó không thể tách rời nhau. Vậy mà giờ thuyền với nước chỉ song song nhau thôi chứ không phải gắn bó lâu dài đi cùng nhau hết đoạn đường sông dài vô tận. Bởi vì nước xuôi trăm ngả thuyền biết theo lối nào. Thuyền – nước như hai đường thẳng song song phân cách nhau không bao giờ có điểm chung mà gặp gỡ, điều này dễ khiến ta liên tưởng đến cảnh chia ly , biệt ly giữa thuyền và con nước chảy bên dưới:
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng
Câu cuối của khổ thơ Huy Cận đã mượn hình ảnh con thuyền cô độc một mình thả trôi trên sông để bộc lộ sự lạc lõng cô đơn, đó đã là một cách sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sâu sắc thế nhưng đọc đến câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng “ ta mới tận hưởng rõ nét cái tài, cái hay trong thơ của ông. Như nỗi buồn sầu cô đơn ngày càng ăn sâu vào tâm trí nhà thơ mà cái đơn độc nay còn được nhấn mạnh hơn ở sự nhỏ bé giảm dần của sự vật được đưa vào bài thơ. Giữa một dòng sông rộng lớn duy chỉ có con thuyền thôi đã thấy nhỏ nhoi, lạc loài giữa chốn sông nước, nay chỉ có độc một cành củi khô thì nghe sao thật bé nhỏ đến đáng thương.
Ở đây không phải là thân gỗ xuôi dòng mà là một cành củi khô bập bềnh nổi trôi. Nó đã nói lên được cái trôi dạt, cô đơn, bơ vơ giữa mênh mông cuộc đời sóng gió. Từ một cành cây xanh tươi trên núi rừng đầu nguồn đến một cành củi khô dập dềnh nổi trôi, thân phận cỏ cây đã mấy lần tan thương khô héo, mấy lần trôi dạt đổi thay. Cách viết “ củi một cành khô” gây ấn tượng cho đọc giả bởi phép đảo danh từ lên trước số từ; cành củi ở đây là hình ảnh chân thực vô cùng, nó nương theo dòng nước trôi và nó cũng là hình ảnh tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định. Qua đây ta thấy rõ sự sáng tạo hiện đại trong câu thơ có cành củi khô của Huy Cận.
Nổi lòng tác giả có sự nâng cấp từ "buồn điệp điệp" đến "sầu trăm ngả". Nổi buồn không chỉ có bề sâu nữa mà còn được mở rộng ra trăm ngả. Phải chăng đó là hóa thân của một khiếp người lữ thứ, luôn lạc lõng bơ vơ bị cuốn theo chiều xoáy cuộc đời? Cái tôi cô đơn, tội nghiệp của thơ ca lãng mạn đã tìm thấy sự tương đồng của nó trong cành củi khô lạc loài của thơ Huy Cận. Huy Cận đã không chỉ phác họa bức tranh thiên nhiên hoang vắng, thiếu hơi ấm của sự sống con người mà còn bộc lộ sâu sắc nỗi buồn cùng cảm giác cô độc, vô nghĩa của thân phận con người khi đối diện với dòng đời vô định ngổn ngang. Sắc thái cổ điển lại hàm chứa tâm thế lãng mạn- nét đặc sắc này không chỉ tạo ra vẻ đẹp buồn của cảm hứng lãng mạn vốn rất đậm trong Thơ Mới mà còn làm nên phong cách riêng của hồn thơ Huy Cận.
Bằng việc sử dụng những hình ảnh thơ chuẩn mĩ trong thơ xưa cùng hình ảnh thơ hiên đại qua cái nhìn của nhà thơ, kết hợp với các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, nghệ thuật đảo ngữ, ngôn từ giàu hình ảnh…Nhà thơ Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh mênh mông, rộng lớn nhưng buồn man mác trên sông Hồng, đồng thời thể hiện nỗi buồn về sự nhỏ nhoi, vô định của kiếp người. Đoạn thơ nói riêng cùng bài thơ nói chung là những vần thơ tiêu biểu cho hồn thơ sầu nhân thế của Huy Cận một thời.
Nhập mật khẩu để xem tiếp. Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Nỗi buồn lan toả từ không gian thiên nhiên đến không gian tâm tưởng trong Tràng giang- Huy Cận Bài trước Bài tiếp theo Góp ý, báo lỗi --> Được tài trợ Vội vàng- Xuân Diệu Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc TửCác môn khác
Văn mẫu lớp 11 Hình Học lớp 11 Giải Tích lớp 11 Hóa Học lớp 11 Vật Lý lớp 11 Tiếng Anh lớp 11 Tiếng Anh lớp 11 mới Sinh Học lớp 11 Giáo Dục Công Dân 11 Địa Lý lớp 11 Tin Học lớp 11 Lịch Sử lớp 11 Công Nghệ lớp 11 Ngữ Văn lớp 11Góp ý, báo lỗi
Góp ý của bạn đã được gửi đi, chân thành cảm ơn. Chọn vấn đề gặp phải: Nhập nội dung gửi đi Hủy Gửi đi -->- Nghị luận văn học
- Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác
- Tự tình - Hồ Xuân Hương
- Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
- Thương vợ - Trần Tế Xương
- Khóc Dương Khuê- Nguyễn Khuyến
- Vịnh khoa thi Hương
- Bài ca ngất ngưỡng- Nguyễn Công Trứ
- Lẽ ghét thương- Nguyễn Đình Chiểu
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn- Chu Mạnh Trinh
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu
- Xin lập khoa luật- Nguyễn Trường Tộ
- Hai đứa trẻ- Thạch Lam
- Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân
- Hạnh phúc của một tang gia- Vũ Trọng Phụng
- Chí Phèo- Nam Cao
- Cha con nghĩa nặng- Hồ Biểu Chánh
- Vi hành- Nguyễn Ái Quốc
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài- Vũ Như Tô
- Lưu biệt khi xuất dương- Phan Bội Châu
- Hầu trời- Tản Đà
- Vội vàng- Xuân Diệu
- Tràng Giang- Huy Cận
- Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử
- Chiều tối- Hồ Chí Minh
- Từ ấy- Tố Hữu
- Lai tân- Hồ Chí Minh
- Nhớ đồng- Tố Hữu
- Tương tư- Nguyễn Bính
- Tôi yêu em- A.X. Pu-skin
- Bài thơ số 28_ R.Ta-go
- Người trong bao- A.P Sê-khốp
- Người cầm quyền khôi phục uy quyền- V. Huy-go
- Về luân lí xã hội ở nước ta- Phan Châu Trinh
- Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Ăng- ghen
- Một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh
- Số đỏ- Vũ Trọng Phụng
- Đời thừa- Nam Cao
- Tình yêu và thù hận- Sếch- xpia
- Sa hành đoản ca- Cao Bá Quát
Từ khóa » Cảm Nhận Về Khổ đầu Bài Thơ Tràng Giang
-
Top 7 Bài Phân Tích Khổ 1 Tràng Giang Hay Chọn Lọc
-
Cảm Nhận Khổ 1 Tràng Giang Hay Nhất (6 Mẫu) - Văn Mẫu Lớp 11
-
TOP 13 Bài Phân Tích Khổ 1 Tràng Giang - Văn 11
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Bài Thơ Tràng Giang - Thủ Thuật
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang - Huy Cận - THPT Sóc Trăng
-
Cảm Nhận Của Em Về Khổ Thơ đầu Bài Thơ Tràng Giang - IIE Việt Nam
-
Top 7 Bài Phân Tích Tràng Giang Khổ 1 Của Huy Cận Hay Nhất
-
Cảm Nhận Về Khổ Thơ đầu Bài Thơ Tràng Giang Ngữ Văn 11
-
Cảm Nhận Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang (Dàn ý + 3 Mẫu)
-
Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang Ngắn Gọn - TopLoigiai
-
Dàn ý Cảm Nhận Hai Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang - TopLoigiai
-
Phân Tích Bài Thơ Tràng Giang 2023
-
4 Mẫu Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang Hay Chọn Lọc
-
Top 10 Bài Văn Phân Tích 2 Khổ Thơ đầu Bài "Tràng Giang" Của Huy ...