Cảm Nhận Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang (Dàn ý + 4 Mẫu)
Có thể bạn quan tâm
Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận gồm dàn ý chi tiết kèm theo 4 bài văn mẫu hay. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều tư liệu ôn tập, nhiều ý mới, ý hay, ý đẹp khi làm văn. Đồng thời giúp cho các bạn có thêm vốn từ ngữ phong phú khi diễn đạt.
Khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang đã cho chúng ta thấy được một nỗi buồn xuyên suốt trong từng câu chữ. Tất cả những hình ảnh thơ đều sầu muộn, không có lấy một chút sức sống, chúng đều lênh đênh, bơ vơ, lạc lõng giữa dòng nước trôi. Mời các bạn cùng theo dõi 4 bài văn mẫu trong
Bạn đang xem: Cảm nhận khổ thơ đầu bài Tràng Giang (Dàn ý + 4 mẫu)
Table of Contents
Related Articles-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức Học kì 1
Tháng sáu 24, 2024 -
Bài dự thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân
Tháng sáu 24, 2024 -
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Anh lớp 3 năm 2023 – 2024
Tháng sáu 24, 2024 -
Đáp án Tìm hiểu về công tác cải cách hành chính tỉnh Hà Nam 2023
Tháng sáu 24, 2024
- Dàn ý cảm nhận khổ 1 Tràng Giang
- Mẫu tranh vẽ Công viên xanh trường em
- Vẽ tranh Trung thu 2023
- Bộ đề ôn luyện VioEdu khối 3
- File nghe Tiếng Anh 3 i-Learn Smart Start
- Cảm nhận Tràng giang khổ 1 – Mẫu 1
- Cảm nhận khổ 1 Tràng Giang – Mẫu 2
- Cảm nhận khổ 1 Tràng Giang – Mẫu 3
- Cảm nhận khổ 1 Tràng giang – Mẫu 4
Dàn ý cảm nhận khổ 1 Tràng Giang
a) Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm:
– Dẫn dắt vào vấn đề: Khổ thơ đầu bài thơ đã miêu tả xuất sắc cảnh sông nước mênh mang, heo hút của sông Hồng, đồng thời thể hiện nỗi buồn của người thi sĩ trước không gian vô tận.
b) Thân bài
* Khái quát về tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được gợi cảm xúc từ một buổi chiều thu năm 1939 khi tác giả đứng ở bờ Nam Bến Chèm, ngắm cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
– Ý nghĩa nhan đề:
– Ý nghĩa câu thơ đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
- Gợi nỗi buồn sâu lắng trong lòng người đọc
- Thể hiện cảm xúc chủ đạo của tác giả xuyên suốt tác phẩm : tâm trạng “bâng khuâng”, nỗi buồn mênh mang, không rõ nguyên cớ nhưng da diết, khôn nguôi.
- Không gian rộng lớn “trời rộng sông dài” khiến hình ảnh con người càng trở nên nhỏ bé, lẻ loi, tội nghiệp.
=> Bài thơ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của thi nhân khi đứng trước cảnh sông nước bao la trong một buổi chiều đầy tâm sự.
* Phân tích nội dung khổ 1 bài Tràng giang
– Bài thơ mở đầu bằng một khổ thơ mang vẻ đẹp thiên nhiên, đậm chất cổ thi. Cảnh vật thiên nhiên ấy lại được cảm nhận qua tâm hồn “sầu vạn kỉ” của nhà thơ:
- “thuyền, nước, sóng,…” là các thi liệu trong thơ Đường được nhà thơ sử dụng gợi lên một bức tranh thủy mặc đẹp nhưng buồn đến tê tái.
- “Sóng gợn” chỉ nhẹ thôi nhưng cứ “điệp điệp” kéo dài không dứt -> Đó chính là những cơn sóng lòng cứ dâng lên khiến cho tác giả buồn bã không nguôi.
- “tràng giang”, “điệp điệp” : hai từ láy liên tiếp được sử dụng trong một câu thơ -> Cách dùng từ thật mới lạ, độc đáo, không phải là buồn bã, da diết mà là buồn “điệp điệp”, nghĩa là một nỗi buồn tuy không mãnh liệt nhưng nó cứ liên tục, không ngừng
- Ở câu thứ 2, hình ảnh “thuyền”, “nước” còn sóng đôi, “song song” nhưng đến câu thứ 3 thì đã chia li tan tác: “thuyền về nước lại sầu trăm ngả”.
-> Nghệ thuật đối giữa “thuyền về” và “nước lại” nhằm nhấn mạnh sự chia li, xa cách, sự nuối tiếc trong lòng tác giả.
+ Nếu nỗi buồn ở câu 1 còn mơ hồ chưa định hình rõ ràng thì đến đây nó đã trở thành nỗi sầu lan tỏa khắp không gian.
+ Từ trước đến giờ ta thấy, “thuyền” và “nước” là hai hình ảnh không thể tách rời nhau vậy mà Huy Cận lại chia rẽ chúng ra. -> Chứng tỏ ông đã quá đau buồn, lúc nào cũng mang trong mình một nỗi u hoài, một nỗi chia li, xa cách.
+ Ấn tượng nhất là hình ảnh ẩn dụ “củi một cành khô” từ thượng nguồn trôi dạt trên dòng sông, đang phải chọn lựa sẽ xuôi theo dòng nước nào.
+ Nghệ thuật đảo ngữ đã đẩy từ “củi” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh thân phận nhỏ bé, bọt bèo của kiếp người trong cuộc sống.
-> Tác giả liên tưởng đến cuộc đời mình cũng như bao người dân mất nước, mang thân phận bọt bèo giữa cuộc đời rộng lớn. Hình ảnh cành củi kia còn tượng trưng cho kiếp người nhỏ bé, những văn nghệ sĩ đang băn khoăn, ngơ ngác, lạc lõng trước nhiều trường phái văn học, ngã rẽ của cuộc đời.
=> Nỗi buồn của Huy Cận là nỗi buồn của một kiếp người bởi cuộc đời vốn có nhiều thay đổi, bất ngờ, không báo trước mà con người thì rất nhỏ nhoi và cô độc, lẻ loi. Khổ thơ đầu gợi một cảm giác bâng khuâng, lo lắng, lạc lõng, chơi vơi của tác giả giữa dòng đời vô định, không biết sẽ đi đâu về đâu.
=> Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.
– Đánh giá khái quát nội dung khổ thơ: Khổ thơ cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước những ngã rẽ của cuộc đời. Thi nhân cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn.
* Đặc sắc nghệ thuật
– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại:
- Cổ điển ở thể thơ, cách đặt nhan đề, bút pháp “tả cảnh ngụ tình”.
- Hiện đại trong việc xây dựng thi liệu, đặc biệt là hình ảnh “cành củi khô” gây ấn tượng.
– Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
c) Kết bài
– Khái quát nội dung khổ thơ đầu bài Tràng giang
– Cảm nhận của bản thân về đoạn thơ
Cảm nhận Tràng giang khổ 1 – Mẫu 1
Những cung bậc cảm xúc của con người thường được con người ẩn giấu qua những câu hát, giai điệu, câu thơ câu văn. Chính các nhà văn, nhà thơ thường bày tỏ nỗi lòng của mình qua các câu chữ thấm đậm tình. Huy Cận là một trong những nhà thơ như vậy. Độc giả luôn cảm nhận được tâm trạng của ông qua các bài thơ ông sáng tác. “Tràng giang” – một tác phẩm không thể không kể đến, một tác phẩm kiến người đọc phải bồi hồi trong cảm xúc của tác giả. Chắc hẳn mọi độc giả đều ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. tác giả đã vẽ lên khung cảnh thiên nhiên thật đẹp trước sự cô đơn hiu quạnh quặn lòng.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng.”
Nhan đề bài thơ là từ Hán Việt “Tràng giang”, hai từ này nghĩa là “sông dài”, thật gợi hình gợi cảm tạo nên một không gian cổ kính. Thêm vào đó, điệp vần “ang” đã tạo nên một âm vang xa mà rộng, mà dài, kéo mãi gợi nên một không gian bao la rộng lớn dài thật trang nghiêm. Cùng với nhan đề, đề tựa của bài thơ cũng rất đặc biệt “Bâng khuâng trời rộng, nhớ sông dài”. Phải chăng “bâng khuâng” chính là cảm xúc chủ đạo của bài thơ để tác giả gửi gắm nỗi buồn vô hình của mình. Hình ảnh con người thật là nhỏ bé cô đơn trước biển “trời rộng, sông dài”.
Mở đầu đoạn thơ, mở ra trước mắt ta là một dải sông dài rộng lớn:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”
Một câu thơ chỉ vẻn vẹn có bảy chữ mà đã miêu tả được bao quát khung cảnh rộng lớn cùng với cảm xúc trong lòng tác giả. “Sóng gợn” – hình ảnh những làn sóng nhỏ li ti di chuyển trên một dòng sông dài và rộng làm cho con người ta khi đứng trước cảnh này không khỏi cảm thấy mơ hồ. Ở đây, tác giả đã sử dụng đến từ láy “điệp điệp” để miêu tả nỗi lòng của mình. Những gợn sóng cho ta cảm giác rất nhẹ nhàng nhưng không, nó cứ xô tiếp, “điệp điệp” kéo dài không ngớt, nó đẩy lòng người vào một nỗi buồn dai dẳng không ngừng.
Hình ảnh chiếc thuyền lại được xuất hiện thật gợi hình gợi cảm trong thơ của Huy Cận:
“Con thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại sầu trăm ngả”
Trước một khung cảnh bao la bát ngát, xuất hiện lên một con thuyền khiến nó trở nên thật cô đơn hiu quạnh lênh đênh trên dòng sông nước rộng lớn. Những tưởng “thuyền” và “nước” là hai vật thể “song song” không thể tách rời, nhưng qua cái nhìn của Huy Cận, chúng lại chia lìa nhau. Một hình ảnh đối lập giữa “thuyền” và “nước”, một nỗi “sầu” của hai vật thể song song mà trải dài đến tận trăm ngả, điều đó càng giúp ta hiểu thêm được nỗi lòng của nhà thơ đó là nỗi buồn chia li, nỗi lòng tiếc nuối.
Nếu như thuyền, sông, sóng và nước quá đỗi quen thuộc với độc giả trong các bài thơ thì chắc chắn độc giả sẽ không khỏi ngạc nhiên với hình ảnh nhà thơ đã mượn để miêu tả ở câu thơ cuối của khổ đầu:
“Củi một cành khô lạc mất dòng”
Có thể nói rằng đây là một câu thơ “đắt” nhất của khổ đầu. “Củi” một thứ mộc mạc đơn sơ giản dị, tưởng chừng không mang một ý nghĩa gì trong thơ văn, nhưng dưới cái nhìn của Huy Cận nó lại trở nên thật gợi hình gợi cảm. Một hình ảnh ẩn dụ mà mang tính hiện đại mới mẻ đến với người đọc. Lối viết đảo ngữ “củi một cành khô” gợi nên một sự cô đơn, lạc lõng nó gần như “khô” quạnh không có sức sống. Đó cũng chính là tâm trạng của tác giả cũng như bao con người đang lạc mình trong thời kỳ mất nước.
Một khổ thơ chỉ có hai mươi tám chữ mà đã vẽ lên cho người đọc bao cảm xúc bồi hồi của một tâm hồn lớn trước tình cảnh đất nước mất chủ quyền. Tác giả đã rất thành công trong việc miêu tả cảnh, sử dụng độc đáo các biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ và ẩn dụ. Giữa không gian rộng lớn mênh mông, người nghệ sĩ thấy bơ vơ, nỗi buồn nhân thế giữa dòng đời xô đẩy.
Bài thơ “Tràng giang” nói chung cũng như khổ thơ đầu nói riêng đã đạt đến trình độ cao của văn chương, khiến người đọc không thể nào quên được. Huy Cận thật khéo léo khi kết hợp tả khung cảnh thiên nhiên và nỗi lòng của mình vào trong đó. Dù tác giả không có nhắc trực tiếp đến đất nước những từ tận sâu trong bài thơ đó là tình yêu Tổ quốc, một lòng đau đáu về đất nước, luôn cầu mong cho đất nước “quốc thái dân an”.
Cảm nhận khổ 1 Tràng Giang – Mẫu 2
Nếu như Xuân Diệu là thi sĩ của niềm ám ảnh thời gian thì Huy Cận lại là nhà thơ của nỗi khắc khoải không gian. Đọc Tràng giang, chẳng ai có thể phủ nhận rằng Huy Cận chính là nhà thơ buồn nhất trong văn học Việt Nam hiện đại. Nỗi buồn cố hữu trong tâm hồn cùng với cảm giác lạc lõng trong cảnh đất nước mất chủ quyền mà ông đã viết lên bài thơ Tràng giang sau những chiều dạo chơi bên bến Chèm, Hà Nội. Nỗi lòng ấy, cái tôi ấy được thể hiện rõ ràng nhất trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại, sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng.”
Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất trong phong trào thơ Mới 1939-1945, thơ ông mang một nét đặc sắc và giọng điệu riêng, có chiều sâu xã hội cũng như triết lí. Ông làm thơ từ năm 1934, đăng thơ từ năm 1936 và có nhiều tác phẩm tiêu biểu như tập thơ Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960),…Tràng giang là một bài thơ nổi tiếng của Huy Cận, sáng tác năm 1939, đăng lần đầu trên báo Ngày nay, sau đó in vào tập Lửa thiêng.
Ngay từ khổ đầu tiên, Huy Cận đã mở ra trước mắt đọc giả cảnh sông nước mênh mông bất tận:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song song
Cảnh và tình người được thể hiện song song trong từng câu thơ. Con sóng trên mặt nước sông Tràng giang gờn gợn nhẹ nhàng không dứt cũng như nỗi buồn của con người cứ dào dạt đến hết đợt này lại đợt khác. Một nỗi buồn “ điệp điệp “ day dứt lòng người. Với tấm lòng sầu tư ngắm nhìn cảnh ấy, nhà thơ cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra từng đợt điệp điệp. Dư ba của dòng sông gợi những xao xuyến trong lòng người; nghệ thuật ẩn dụ đã khiến sóng sông hòa với sóng lòng, những gợn sóng trên sông triền miên, vô tận như hữu hình hóa những gợn buồn trong lòng người, nhẹ nhàng mà mênh mang không dứt. Câu thơ của Huy Cận nhấn mạnh tương quan về sắc thái: sóng gợn miên man vô tận cũng như nỗi buồn điệp điệp triền miên da diết khôn nguôi…Còn con thuyền trên sông, nó không phải được chèo lái mà là “ xuôi mái “ tự mình thả trôi theo dòng nước gợi lên sự lênh đênh trôi dạt phó mặc cho dòng nước chảy. Hình ảnh con thuyền đó gợi lên kiếp người nhỏ bé đơn côi với cuộc đời vô định của mình.
Giữa Tràng giang điểm nhìn của tác giả hướng vào con sóng nhỏ gợn trên mặt nước. Sóng tuy rất nhiều nhưng chúng hiện ra rồi lại tan biến vào hư vô mãi mãi như thời gian trôi qua không lấy lại được. Từ xưa tới nay thuyền và nước là hai hình ảnh luôn luôn gắn bó không thể tách rời nhau. Vậy mà giờ thuyền với nước chỉ song song nhau thôi chứ không phải gắn bó lâu dài đi cùng nhau hết đoạn đường sông dài vô tận. Bởi vì nước xuôi trăm ngả thuyền biết theo lối nào. Thuyền – nước như hai đường thẳng song song phân cách nhau không bao giờ có điểm chung mà gặp gỡ, điều này dễ khiến ta liên tưởng đến cảnh chia ly , biệt ly giữa thuyền và con nước chảy bên dưới:
Thuyền về nước lại sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng
Câu cuối của khổ thơ Huy Cận đã mượn hình ảnh con thuyền cô độc một mình thả trôi trên sông để bộc lộ sự lạc lõng cô đơn, đó đã là một cách sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sâu sắc thế nhưng đọc đến câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng “ ta mới tận hưởng rõ nét cái tài, cái hay trong thơ của ông. Như nỗi buồn sầu cô đơn ngày càng ăn sâu vào tâm trí nhà thơ mà cái đơn độc nay còn được nhấn mạnh hơn ở sự nhỏ bé giảm dần của sự vật được đưa vào bài thơ. Giữa một dòng sông rộng lớn duy chỉ có con thuyền thôi đã thấy nhỏ nhoi, lạc loài giữa chốn sông nước, nay chỉ có độc một cành củi khô thì nghe sao thật bé nhỏ đến đáng thương.
Cảm nhận khổ 1 Tràng Giang – Mẫu 3
Huy Cận ông thuộc thế hệ của những nhà thơ nổi tiểng trong phong trào thơ mới.Thơ Huy Cận được nhiều người nhận xét mang nỗi buồn nhân thế. Huy Cận sáng tác bài thơ Tràng Giang để lại tác phẩm điển hình cho hồn thơ Huy Cận. Khổ thơ đầu tiên trong bài thơ miêu tả cảnh sông nước của dòng sông Hồng, qua đó bộc lộ nỗi buồn của người thi sĩ trong khung cảnh thiên nhiên đó.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng”
Những câu thơ mở đầu đầy cảm xúc thể hiện nỗi buồn của thi sỹ trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn. Đọc câu thơ người đọc sẽ mường tượng ra cảnh con sông rộng lớn không chỉ dài mà còn sâu. Cụm từ “tràng giang” cho thấy được dòng sông dài vô tận. Cụm từ “điệp điệp” thể hiện được quy luật thiên nhiên sóng sau xô sóng trước tràn vào bờ. Những câu thơ đầu tiên là nỗi buồn, đa sầu đa cảm của thi nhân, những con sóng như được nhân hóa lên thành nỗi buồn của con người, mỗi con sóng xô vào bờ là một nỗi buồn, cứ thế liên tiếp nhau mà không có dấu hiệu chấm dứt.
Giữa con sông đó xuất hiện con thuyền, hình ảnh thực sự đối lập nhau giữa thiên nhiên bao la và con thuyền lại nhỏ bé. “Con thuyền” chính là hình ảnh tả thực, dưới góc độ của tác giả nhìn con thuyền như thân phận nhỏ bé, nổi trôi của kiếp người lênh đênh trên sóng nước cuộc đời. Tác giả sử dụng hình ảnh con thuyền cổ điển trong thơ ca kết hợp với điệp từ “song song” mang lại nỗi buồn sâu thẳm.
Câu thơ thứ 3 trong khổ thơ đầu còn mang lại cảm giác chia lìa cho người đọc. Thuyền và nước hai hình ảnh gắn bó khăn khít với nhau nhưng giờ đây phải xa cách. Hình ảnh nước trong câu thơ ám chỉ con người, nước cũng cảm xúc biết “sầu” buồn. Cụm từ “sầu trăm ngả” gợi cho ta cảm giác nỗi buồn trải dài khắp không gian trăm ngả.Con thuyền cứ mãi lênh đênh để lại dòng nước lặng im thăm thẳm.
Câu thơ cuối trong khổ thơ đầu tác giả mang đến cho người đọc hình ảnh lạ, lạ so với các nhà thơ khác đó là hình ảnh “củi khô”. Câu thơ cuối mang giá trị gợi hình cao, chiếc củi khô thiếu sức sống và nhỏ bé đang trôi trên sông cô đơn, lạc lõng. Cụm từ “lạc mấy dòng” như muốn nói cành củi khô vốn bé nhỏ lại bị chia rẽ khắp mấy dòng sông. Nhà thơ đã dùng nghệ thuật đảo ngữ, ông không viết “ một cành củi khô” mà viết “củi một cành khô” cùng nhịp thơ 1/3/3 khác hẳn với ba câu thơ trên như muốn nhấn mạnh hình ảnh cành củi khô cũng như thân phận nhỏ nhoi bị vùi dập lênh đênh trên dòng đời không biết bến bờ.
Tràng giang một bài thơ có mở đầu rất buồn, cảm xúc, các hình ảnh thiên nhiên dưới góc nhìn tác giả đều không có sức sống, cũng như chính tâm trạng buồn man mác, nỗi sầu kiếp người của chính nhà thơ.
Cảm nhận khổ 1 Tràng giang – Mẫu 4
Đọc “Tràng giang”, chẳng ai có thể phủ nhận danh hiệu nhà thơ “buồn” nhất trong văn học hiện đại Việt Nam. Nỗi buồn cố hữu trong tâm hồn cùng với cảm giác lạc lõng trong cảnh đất nước mất chủ quyền mà Huy Cận đã viết lên bài thơ “Tràng giang” sau những chiều dạo chơi bên bến Chèm, Hà Nội. Nỗi lòng ấy, cái tôi ấy được thể hiện rõ ràng nhất trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ:
Nhan đề bài thơ gồm hai vần “ang” đây là âm mở, gợi nên sự mênh mông, rộng lớn. Không gian dòng sông hiện ra không chỉ là một con sông bình thường mà nó còn là con sông lớn mang tầm vóc vũ trụ. Không chỉ vậy, sử dụng từ Hán Việt còn khiến cho bài thơ mang âm hưởng cổ kính, mang tính khái quát.
Không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có lời đề từ, khi đề từ xuất hiện nó thường là một gợi dẫn có ý nghĩa bao quát toàn bộ nội dung tác phẩm. Trước khi bắt đầu bài thơ Tràng giang là lời đề từ do chính Huy Cận sáng tác:
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Câu thơ đề tự gợi ra không gian vũ trụ rộng lớn, bát ngát mở ra cả chiều rộng và chiều cao. Trước không gian ấy con người cảm thấy bơ vơ, lạc lòng, đây cũng là cảm xúc của biết bao thế hệ thi nhân xưa nay. Câu thơ đề từ đã khơi mạch cảm xúc chung của bài thơ.
Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ thấm đượm nỗi buồn:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng
Những con sóng lăn tăn gợn theo chiều gió thổi, không gian ấy hoàn toàn yên tĩnh. Nhưng ở đây không chỉ có thiên nhiên mà ẩn khuất còn có tâm trạng của con người “buồn điệp điệp”, nỗi buồn không còn vô hình mà hữu hình qua từ láy “điệp điệp”. Nỗi buồn ấy tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, nó tuy nhẹ nhàng mà thấm đẫm, mà lan tỏa trong lòng con người. Nổi bật trong không gian đó là hình ảnh con thuyền xuôi mái, lênh đênh, phiêu dạt.
Giữa dòng tràng giang con thuyền trở nên bé nhỏ, đơn côi tựa như chính hình ảnh con người. Từ “xuôi mái” cho thấy trạng thái buông xuôi, phó mặc cho dòng nước xô đẩy. Đó phải chăng cũng chính là tâm trạng của những con người Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Thuyền cứ trôi, cứ về để lại nỗi buồn mênh mang, vô hạn cho người ở lại – nước. Và hiển hiện trong hiện thực đó chính là những cành củi khô đơn độc, lẻ loi. Đảo ngữ “củi” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự vô nghĩa, tầm thường, không chỉ vậy đó còn là cảnh củi khô không còn sức sống lạc trôi giữa dòng đời vô định. Hình ảnh “củi khô” ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa sự mênh mông của dòng đời. Đồng thời còn ẩn dụ cho cái tôi lạc loài, bơ vơ trong Thơ mới.
Qua 4 câu thơ đầu bài Tràng giang đã góp phần không nhỏ làm nên giá trị nội dung và tư tưởng của Tràng Giang. Đồng thời thể hiện được phong cách nghệ thuật độc đáo của Huy Cận. Để rồi năm tháng lặng lẽ chảy trôi, tiếng thơ Huy Cận vẫn còn âm vang mãi trong lòng độc giả.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11
Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang
-
Top 7 Bài Phân Tích Khổ 1 Tràng Giang Hay Chọn Lọc
-
Cảm Nhận Khổ 1 Tràng Giang Hay Nhất (6 Mẫu) - Văn Mẫu Lớp 11
-
TOP 13 Bài Phân Tích Khổ 1 Tràng Giang - Văn 11
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang - Huy Cận - THPT Sóc Trăng
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Bài Thơ Tràng Giang - Thủ Thuật
-
4 Mẫu Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang Hay Chọn Lọc
-
Cảm Nhận Của Em Về Khổ Thơ đầu Bài Thơ Tràng Giang - IIE Việt Nam
-
Top 7 Bài Phân Tích Tràng Giang Khổ 1 Của Huy Cận Hay Nhất
-
Cảm Nhận Khổ đầu Bài Thơ "Tràng Giang" Của Huy Cận
-
Cảm Nhận Khổ Thơ đầu Bài Tràng Giang (Dàn ý + 3 Mẫu)
-
Cảm Nhận Về Khổ Thơ đầu Bài Thơ Tràng Giang Ngữ Văn 11
-
Top 10 Bài Văn Phân Tích 2 Khổ Thơ đầu Bài "Tràng Giang" Của Huy ...
-
Dàn ý Phân Tích Khổ Thơ đầu Bài Thơ Tràng Giang - TopLoigiai
-
Phân Tích 2 Khổ Thơ Đầu Bài Tràng Giang ❤️️ Văn Mẫu