Cảm Nhận Khổ Thơ đầu Bài Từ ấy Của Tố Hữu

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Văn mẫu
  4. Văn mẫu lớp 11
Cảm nhận khổ thơ đầu bài Từ ấy của Tố Hữu (6) 106 lượt xem Share

Bài văn mẫu dưới đây nhằm giúp các em nắm được nội dung chính của khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Từ ấy. Từ đó, các em sẽ dễ dàng phân tích tác phẩm hơn. Đồng thời, bài văn mẫu này còn rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học cho các em. Cùng eLib tham khảo nhé!

Mục lục nội dung

1. Dàn ý cảm nhận khổ thơ đầu tiên của Từ ấy

2. Bình giảng khổ đầu bài Từ ấy của Tố Hữu

3. Em hãy phân tích khổ 1 trong tác phẩm Từ ấy

4. Bài văn nêu cảm nhận của em về khổ 1 Từ ấy

Cảm nhận khổ thơ đầu bài Từ ấy của Tố Hữu

1. Dàn ý cảm nhận khổ thơ đầu tiên của Từ ấy

a. Mở bài:

- Giới thiệu sơ lược về nội dung của khổ thơ đầu tiên với nguồn sáng mới trong cuộc đời Tố Hữu là bắt gặp lý tưởng cách mạng.

b. Thân bài: Phân tích khổ đầu của bài thơ Từ ấy:

- Hai câu thơ đầu: Kể lại kỉ niệm không bao giờ quên:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim”

+ “Từ ấy”: mốc thời gian mà tác giả bắt gặp lí tưởng cộng sản, kết nạp đảng.

+ Nắng hạ, chân lí, mặt trời, chói qua tim: các hình ảnh ẩn dụ thể hiện nên nguồn sáng mới bừng tâm hồn tác giả.

=> Tình cảm chân thành và tha thiết của tác giả đối với cách mạng.

- Hai câu thơ sau: Niềm vui sướng của nhà thơ:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

+ Hai câu thơ thể hiện tài năng bút pháp trữ tình của tác giả.

+ Sử dụng các hình ảnh vườn hoa, tiếng chim, để làm nổi bật hơn sự vui sướng.

=> Khẳng định lí tưởng làm con người thêm yêu đời.

c. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về khổ đầu bài thơ Từ ấy:

- Khẳng định sự đúng đắn của lí tưởng Đảng mà tác giả nói riêng hay thanh niên Việt ta thời bấy giờ lựa chọn.

2. Bình giảng khổ đầu bài Từ ấy của Tố Hữu

Tố Hữu là nhà thơ lớn của Việt Nam ở đầu thế kỷ XX, là cánh chim đầu đàn, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, ông làm thơ để tuyên truyền, cổ vũ cho cách mạng, con đường thơ ca của ông song hành cùng với con đường cách mạng của Việt Nam, của dân tộc. Sự gắn bó ấy đem đến cho thơ ông một vẻ đẹp độc đáo như đóa hoa lớn rực rỡ.

“Từ ấy” nằm trong tập thơ cùng tên, được sản xuất trong vòng 10 năm từ 1936 đến 1946. Khổ thơ đầu của tác phẩm thể hiện niềm vui sướng và hạnh phúc vô bờ bến của tác giả khi bắt gặp lý tưởng, lẽ sống của đời mình, khi ông còn băn khoăn giữa lẽ sống của đời, cảm thấy chán cuộc sống này thì cũng là lúc Tố Hữu bắt gặp lý tưởng cộng sản, lý tưởng của đời mình.

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."

Ngay từ câu thơ mở đầu đã bắt gặp hình ảnh "Từ ấy" đã đem lại sự ấn tượng và khẳng định một lần nữa khoảng thời gian mà nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng. Nói lên cảm xúc của mình trước những giây phút thiêng liêng như thế, nhà thơ sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ và nhân hoá hình ảnh "nắng hạ" cho ta thấy được một cái ánh nắng chói chang gay gắt của buổi trưa hè.

Khác với nhiều nhà thơ khác luôn tìm đến ánh trăng, tới cái ánh nắng của buổi chiều hạ thì Tố Hữu tìm đến cái nắng của mùa hạ. Đúng vậy, cũng chỉ có ánh nắng ấy mới toả được sự chói chang rực rỡ của lí tưởng cách mạng, mới diễn tả được hết sự sửng sốt và choáng váng của nhà thơ khi đứng trước cái lí tưởng rực rỡ như thế. Soi tỏ vào bài thơ này ta mới thấy hết được nguồn cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước ánh sáng huy hoàng của chân lý.

Qua cách thể hiện sáng tạo, hai câu thơ còn mang hàm ý: với dân tộc Việt Nam, với tầng lớp trí thức, thanh niên trẻ những năm 30, 45. Lý tưởng cần thiết như mặt trời, tất yếu như chân lý. Hai câu thơ còn diễn tả sự phục sinh mạnh mẽ của một tâm hồn tươi trẻ khi được mặt trời lý tưởng soi rọi, chỉ lối, niềm vui tràn ngập trong lòng, người thanh niên yêu nước đã cất thành tiếng hát sôi nổi, náo nức, say mê:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Với phép so sánh độc đáo, đầy thi vị nhà thơ đã làm cho thế giới tinh thần, hồn thơ tươi trẻ tràn đầy nhiệt huyết, yêu đời, yêu cuộc sống “ hồn tôi là một vườn hoa lá” từ hình tượng vô hình thành hữu hình. Ánh sáng chói lọi của lý tưởng, nguồn sống mãnh liệt của mặt trời cách mạng tác động vào tâm hồn nhà thơ, tạo ra sự biến đổi sâu sắc.

Trước khi bắt gặp lý tưởng cách mạng, người thanh niên trí thức trẻ này sống một cách buồn bã, ảm đạm, lụi tàn như mảnh vườn trong mùa đông giá lạnh nhưng sau khi được gặp và giác ngộ được lý tưởng cách mạng cuộc sống lẫn tâm hồn của nhà thơ như một mảnh hồn thơ đầy hương sắc giữa mùa xuân, mang đến nguồn sinh lực dồi dào cho biết bao tâm hồn trẻ trung, nhiệt huyết. Cuộc sống của họ có lý tưởng thật âm sắc, đượm hương.

Khác hẳn với hồn thơ khi nhà thơ còn chưa bắt gặp ánh sáng lí tưởng, hồn thơ của Tố Hữu bây giờ rạo rực, vui sướng đến nỗi được so sánh với hình ảnh "vườn hoa" đầy đủ sắc màu, tràn ngập những âm thanh của tiếng chim, mùi hương của hoa lá. Đúng vậy, tâm trạng của nhà thơ đang tràn ngập rất nhiều cảm xúc; có cái ngất ngây, say mê trước "hương thơm" của lí tưởng cách mạng, có cái rộn ràng, rạo rực vui sướng như tiếng chim kia. Nhà thơ sử dụng các động từ mạnh, cùng các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ so sánh và đặc biệt là lối vắt dòng từ câu thứ ba xuống câu thứ tư đã góp phần lớn trong việc biểu hiện cảm xúc của mình.

“Từ ấy” đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.

3. Em hãy phân tích khổ 1 trong tác phẩm Từ ấy

Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làm Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tháng 7 năm 1938, chàng trai Nguyễn Kim Thành đã chính thức trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản khi mới 18 tuổi. Đồng thời sự nghiệp thơ ca cách mạng của Tố Hữu cũng bắt đầu từ đó. Mốc lịch sử quan trọng này cùng niềm vui sướng, hào hứng buổi đầu được đứng trong hàng ngũ của Đảng, Tố Hữu đã viết “Từ ấy”. Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Ánh sáng chân lí đã soi rọi, người thanh niên đã giác ngộ rõ con đường cách mạng cùng sự nghiệp giải phóng dân tộc vĩ đại. Niềm vui sướng và say mê mãnh liệt được thể hiện rõ ràng trong khổ đầu bài thơ:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

Trước khi biết đến với lí tưởng vĩ đại của Đảng cộng sản, cuộc sống của đa số thanh niên Việt yêu nước đều chìm đắm trong tăm tối như một đêm đông kéo dài vô tận. Có người nói rằng, “con người ta sẽ không khổ nếu người ta không biết mình đang khổ”, với những người an phận thủ thường, cam chịu kiếp nô lệ thì việc đấu tranh giải phóng mình họ còn không màng tới huống hồ là sự nghiệp cứu nước. Ngược lại, với những người ý thức được hoàn cảnh thực tại và khao khát được thay đổi số phận mình lại cảm thấy ngột ngạt và bí bách; Tố Hữu là một trong những thanh niên như vậy. Sự bất lực khi bản thân mình có tài sức mà không có cơ hội được đem nhiệt huyết hừng hực ấy sống mãi với giặc. Nếu như không có lí tưởng của Đảng dẫn đường, có lẽ là một người có cá tính rất mạnh mẽ như Tố Hữu sẽ phản kháng với số phận bằng con đường cực đoan, chìm đắm trong men rượu lậu và khói thuốc phiện mà bỏ quên sự đời. Chắc hẳn hơn một lần chàng trai trẻ phải ngao ngán than thở bởi con đường phía trước mịt mờ, vô định quá: “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước. Chọn một dòng hay để nước cuốn trôi?” Thật may là lí tưởng của Đảng đã đem đến ánh sáng cho cuộc đời Tố Hữu.

"Từ ấy" là thời điểm (1938) nhà thơ được giác ngộ cách mạng, bắt gặp lí tưởng cộng sản chủ nghĩa. "Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ về lí tưởng cách mạng, về chủ nghĩa Mác - Lênin. Chữ "chói" (chói qua tim) nghĩa là chói lọi, soi vào, chiếu vào. Ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin vô cùng chói lọi đã chiếu vào, soi vào trái tim - tâm hồn yêu nước của nhà thơ trẻ.

Bóng tối đêm dày nô lệ như bị xua tan, người chiến sĩ cách mạng cảm thấy cuộc đời mình, con đường mình hướng tới “bừng nắng hạ". Đây là hai câu thơ đẹp nhất của Tố Hữu viết về lí tưởng cách mạng. Ngôn từ (bừng, chói), hình ảnh (mặt trời chân lí) rất hay, rất sáng tạo. Lúc nào đọc, ta vẫn cảm thấy mới mẻ, vần thơ tràn ngập ánh sáng và niềm tin.

Hai câu thơ tiếp theo tiếp tục diễn tả cảm xúc dào dạt của người thanh niên khi được ánh sáng Đảng giác ngộ:

"Hồn tôi như một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim"

Câu thơ giàu hình ảnh và thật bay bổng lãng mạn. Tố Hữu ví hồn mình với "vườn hoa lá" Cách so sánh đậm lãng mạn, yêu đời. Ánh sáng của Đảng đã khiến tâm hồn người chiến sĩ ngập sắc hương thơm và rộn ràng tiếng chim hót líu lo. Đảng đã đem đến cho người thanh niên trẻ tuổi tình yêu với cuộc sống, yêu Cách Mạng và tin tưởng vào Cách Mạng. Không còn là những xúc buồn bã như thơ ca xưa, thơ ca Cách Mạng tiêu biểu là thơ của Tố Hữu mang cái tình vui vẻ, mang cái hồn nhiệt huyết sục sôi ý chí.

Khổ thơ đầu bài "Từ ấy" vang lên tiếng cảm xúc dạt dào, hạnh phúc tột cùng của chàng thanh niên trẻ khi lần đầu tiên được ánh sáng Đảng soi chiếu, chỉ đường vạch lối. Chỉ một khổ đầu mà tác động sâu sắc đến tâm trí người đọc về ý chí Cách Mạng, về tình yêu nước, về tinh thần chống giặc của thanh niên trẻ Việt Nam.

4. Bài văn nêu cảm nhận của em về khổ 1 Từ ấy

Người con của xứ Huế mộng mơ, người chiến sĩ cách mạng, và cũng là cây bút thơ ca Cách mạng tiêu biểu - Tố Hữu. Từ khi còn trẻ- 18 tuổi, ông đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trong nhiệt huyết tuổi trẻ, hạnh phúc trào dâng, niềm tin mãnh liệt vào Đảng, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ "Từ ấy" để thể hiện cảm xúc của mình. Khổ thơ đầu bài "Từ ấy" là khúc dạo đầu của dòng mạch cảm xúc ấy.

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi như một vườn hoa lá

Rất đậm hương và đậm tiếng chim"

Trước hết cảm nhận về hai chữ "Từ ấy". "Từ ấy" ở đầu đoạn thơ được lặp lại từ tên bài thơ. "Từ ấy" mà tác giả nhắc tới là một mốc thời gian vô cùng quan trọng. Đó là những ngày của năm 1938, tháng ngày đất nước ta đang gồng mình chống giặc ngoại xâm, khi đó Đảng được thành lập 18 tuổi-mốc thời gian đáng nhớ của tác giả, khi ấy tác giả được vinh dự đứng trong hàng ngũ Cách Mạng Đảng. "Từ ấy" của tác giả là cột mốc thời gian tự hào của chàng thanh niên trẻ tuổi hạnh phúc, vinh dự khi được gia nhập Đảng Cộng Sản.

"Bừng nắng hạ", ba chữ vang lên mà làm sáng bừng cả câu thơ. Với Tố Hữu được tham gia vào đội ngũ Đảng là một niềm hạnh phúc, một điều tự hào trân trọng. Tác giả nói "bừng nắng hạ", không phải nắng xuân nhàn nhạt, không phải nắng đông lạnh lẽo cũng chẳng phải nắng thu dịu dàng mà là cái nắng hè chói chang rực rỡ nhất. "Bừng nắng hạ" vì nắng mùa hè đẹp nhất, sáng nhất làm tỏ rực một trái tim nhiệt huyết.

Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng,của cách mạng , mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tưởng cách mạng cao đẹp. Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.

Hai câu thơ tiếp theo đem lại cảm giác thỏa mãn giác quan cho người đọc:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

Câu thơ thật bay bổng và lãng mạn, diễn đạt trọn vẹn niềm vui sướng tột độ của một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết khi bắt gặp chân lí, tìm ra con đường lí tưởng của cuộc đời. Đó là gắn trọn cuộc đời với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước vĩ đại của dân tộc: “Ta sẵn sàng xé trái tim ta - Cho Tổ quốc, và cho Tất cả”. Những từ ngữ được tác giả sử dụng rất đắt ý và có hiệu quả cao trong việc khơi gợi cảm xúc. Tố Hữu so sánh cái vô hình là “hồn tôi” với cái hữu hình “vườn hoa lá” làm cho câu chữ bay bổng hơn, lãng mạn hơn. Cái “vườn hoa lá” của Tố Hữu khi được “mặt trời chân lí” làm cho “bừng” sáng đã ngập tràn sắc hương và âm thanh tươi mới của cuộc đời. Quả thật trong lòng có nắng, con mắt nhìn đâu cũng thấy sáng bừng… Chàng thanh niên Tố Hữu lúc này đối lập hoàn toàn với chính Tố Hữu trước khi đến với chân lí.

Yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên đã làm ông tinh tế hơn, ông cảm thấy tâm hồn mình như được gội rửa bởi cảnh đẹp của thiên nhiên, màu sắc của hoa, màu xanh của lá, mùi hương dịu nhẹ của thiên nhiên, tiếng chim ríu rít đang hát ca, tất cả những thứ đó nói lên tâm hồn đang rạo rực niềm vui của nhà thơ, một tâm hồn rộng mở đón chào sự kì diệu của tương lai, một con người tràn ngập lý tưởng và tin tưởng vào cách mạng sẽ thành công . Ý chí cách mạng đầy tự tin của ông xứng đáng cho thanh niên tuổi trẻ hiện nay noi theo chỉ qua những cảm nhận khổ đầu bài thơ Từ ấy.

  • Tham khảo thêm

  • docx Phân tích và cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
  • docx Phân tích khổ cuối bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
  • docx Phân tích lý tưởng sống của thanh niên qua bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
(6) 106 lượt xem Share Ngày:22/01/2021 Chia sẻ bởi:Nhi TẢI VỀ XEM ONLINE

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Nghị luận tư tưởng đạo lí Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi thế giới - M. Mandela
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí về thói vô trách nhiệm
  • Kể tóm tắt tác phẩm Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí Đừng sống bằng những thói quen hãy sống bằng trải nghiệm
  • Kể tóm tắt truyện Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí về ý nghĩa tình yêu và trách nhiệm giá trị của tuổi trẻ
  • Nghị luận hiện tượng đời sống về tình trạng học lệch của học sinh hiện nay
  • Kể tóm tắt tác phẩm Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng
  • Nghị luận về tư tưởng đạo lí Sống đẹp đâu phải là những từ trống rỗng
Nghị luận văn học lớp 11

Tự tình

  • 1 Phân tích bài thơ Tự tình 2
  • 2 Cảm nhận của anh chị về nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2
  • 3 Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự tình 2
  • 4 Dàn ý phân tích bài Tự tình 2

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

  • 1 Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù
  • 2 Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù
  • 3 Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
  • 4 Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Vào phủ chúa Trịnh

  • 1 Phân tích giá trị hiện thực trong Vào phủ chúa Trịnh.

Câu cá mùa thu- Nguyễn Khuyến

  • 1 Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
  • 2 Phân tích con người Nguyễn Khuyến qua Câu cá mùa thu
  • 3 Phân tích bức tranh mùa thu trong bài Câu cá mùa thu

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

  • 1 Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Thương vợ- Tú Xương

  • 1 Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong Thương vợ
  • 2 Phân tích bài thơ Thương vợ
  • 3 Vẻ đẹp nhân cách Tú Xương qua bài thơ Thương vợ

Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ)

  • 1 Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
  • 2 Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ
  • 3 Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng
  • 4 Phân tích cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia

Hai đứa trẻ - Thạch Lam

  • 1 Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
  • 2 Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ
  • 3 Phân tích chất thơ trong Hai đứa trẻ
  • 4 Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong Hai đứa trẻ

Tình yêu và thù hận (trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

  • 1 Phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận
  • 2 Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)

  • 1 Phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
  • 2 Phân tích nhân vật Vũ Như Tô
  • 3 Phân tích và cảm nhận nhân vật Đan Thiềm
  • 4 Phân tích và nhận xét những mâu thuẫn

Chí Phèo - Nam Cao

  • 1 Phân tích và cảm nhận tiếng chửi của Chí Phèo
  • 2 Phân tích và cảm nhận tác phẩm Chí Phèo
  • 3 Phân tích nhân vật Chí Phèo
  • 4 Phân tích nhân vật Thị Nở
  • 5 Phân tích ý nghĩa bát cháo hành
  • 6 Phân tích hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo
  • 7 Phân tích hình ảnh cái lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo

Bài ca ngất ngưỡng - Nguyễn Công Trứ

  • 1 Phân tích và cảm nhận về bài thơ Bài ca ngất ngưởng

Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

  • 1 Phân tích và cảm nhận về bài thơ Lẽ ghét thương

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

  • 1 Phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

  • 1 Phân tích tác phẩm Chiếu cầu hiền

Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

  • 1 Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê

Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương

  • 1 Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương

Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

  • 1 Phân tích bài thơ Chạy giặc

Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

  • 1 Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ

  • 1 Phân tích tác phẩm Xin lập khoa luật

Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

  • 1 Phân tích tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

  • 1 Phân tích tác phẩm Vi hành

Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan

  • 1 Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục

Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

  • 1 Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Hầu trời - Tản Đà

  • 1 Phân tích và cảm nhận bài thơ Hầu trời
  • 2 Phân tích cái ngông của Tản Đà
  • 3 Top 10 mở bài về tác phẩm Hầu trời hay và ấn tượng nhất
  • 4 Tổng hợp 10 kết bài về bài thơ Hầu trời

Vội vàng - Xuân Diệu

  • 1 Phân tích và cảm nhận bài thơ Vội vàng
  • 2 Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng
  • 3 Phân tích đoạn 2 bài Vội vàng
  • 4 Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
  • 5 Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng
  • 6 Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng
  • 7 Tổng hợp những mở bài về bài thơ Vội vàng ấn tượng nhất
  • 8 Tổng hợp những kết bài về tác phẩm Vội vàng hay nhất

Tràng giang - Huy Cận

  • 1 Phân tích bài thơ Tràng giang
  • 2 Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang
  • 3 Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang
  • 4 Phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng giang
  • 5 Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Tràng giang
  • 6 Tổng hợp những mở bài, kết bài về tác phẩm Tràng giang
  • 7 Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang
  • 8 Phân tích lời đề từ và nhan đề bài thơ Tràng giang
  • 9 Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài Tràng giang
  • 10 Phân tích khổ thơ thứ hai bài Tràng giang

Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

  • 1 Phân tích và cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
  • 2 Cảm nhận về khổ thơ đầu tiên trong Đây thôn Vĩ Dạ
  • 3 Phân tích khổ thơ cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ
  • 4 Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ
  • 5 Cảm nhận hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế
  • 6 Top 10 mở bài về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ hay và sáng tạo nhất

Chiều tối - Hồ Chí Minh

  • 1 Phân tích và cảm nhận về bài thơ Chiều tối
  • 2 Phân tích hai câu thơ cuối bài Chiều tối
  • 3 Phân tích vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại trong bài thơ Chiều tối

Từ ấy - Tố Hữu

  • 1 Phân tích và cảm nhận bài thơ Từ ấy
  • 2 Cảm nhận khổ thơ đầu bài Từ ấy
  • 3 Phân tích khổ cuối bài thơ Từ ấy
  • 4 Phân tích lý tưởng sống của thanh niên qua bài thơ Từ ấy

Lai tân - Hồ Chí Minh

  • 1 Phân tích và cảm nhận bài thơ Lai tân

Nhớ đồng - Tố Hữu

  • 1 Cảm nhận về bài thơ Nhớ đồng

Tương tư - Nguyễn Bính

  • 1 Cảm nhận về bài thơ Tương tư
  • 2 Cảm nhận khổ đầu bài thơ Tương tư
  • 3 Cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Tương tư

Chiều xuân - Anh Thơ

  • 1 Phân tích tác phẩm Chiều xuân

Tôi yêu em - Puskin

  • 1 Cảm nhận về bài thơ Tôi yêu em
  • 2 Cảm nhận vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong bài thơ Tôi yêu em

Bài thơ số 28 - Ta-go

  • 1 Phân tích Bài thơ số 28

Người trong bao - Sêkhốp

  • 1 Phân tích tác phẩm Người trong bao
  • 2 Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ 1 Từ ấy