Cảm Nhận Về Bài Thơ Vội Vàng Đoạn 1, 2 , 3 - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Mở bài Cảm nhận về bài thơ Vội vàng
“Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” (Thế Lữ). Trong kho tàng thơ của văn học Việt Nam thì cái tên Xuân Diệu luôn được gọi đến với sự ngưỡng mộ, yêu quý từng vần thơ trẻ trung, nồng hậu khiến ai cũng say đắm. Bài thơ ghi dấu ấn tên tuổi của ông mãi đến bây giờ không phải lăn tăn mà khẳng định ngay chính là Vội vàng.
Thân bài Cảm nhận về bài thơ Vội vàng
Xuân Diệu mang đến cho người đọc những vần thơ cá tính, rõ nét, riêng biệt nên khi nhắc đến ông sẽ gắn với danh xưng là “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”. Cảm xúc chủ đạo ông đặt trong thơ của mình là sự yêu đời, một tình yêu đầy mãnh liệt, sôi nổi, thái độ sống lạc quan, trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc đời. Vội vàng chủ yếu được ông làm toát lên cái đẹp, mối quan hệ giữa cuộc đời trần thế với cái đẹp của đời người là tuổi trẻ.
Một người nghệ sĩ có cái nhìn phương Tây, mới mẻ như ông nên ngay từ những vần thơ đầu tiên cho thấy ý thức của nhà thơ về sự trôi nhanh của thời gian khiến ông có khát vọng đi ngược lại với tạo hóa, níu giữ thời gian:
"Tôi muốn tắt nắng đi
…
Cho hương đừng bay đi"
Một thái độ sống ngông rất Xuân Diệu, lạ mà hay chỉ có thi sĩ mới có khát vọng táo bạo là “tắt nắng”, “buộc gió”. Một tình yêu mãnh liệt, lòng khát khao trước cái đẹp của cuộc đời của nhà thơ đã toát lên sâu sắc qua bốn dòng thơ tiếp theo. Xuân Diệu dùng động từ mạnh để thể hiện rằng ông muốn đoạt quyền của tạo hóa, giữ lại sắc màu, hương thơm của mùa xuân nơi trần gian. Một ước muốn nghe qua có vẻ xa vời, viển vông nhưng rất nghệ sĩ, rất quyết liệt.
Khi đã nói lên ước muốn của mình, nhà thơ tiếp tục đi sâu vào bức tranh thiên nhiên tươi đẹp tận hưởng:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
…
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Khát vọng mạnh mẽ nên tới cách cảm nhận, miêu tả của ông cũng trở nên táo bạo hơn rất nhiều. Sự lặp lại cấu trúc “này đây” nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của bức tranh xuân, tô đậm hương vị, gợi rõ âm thanh. Tác giả cảm nhận khung cảnh thiên nhiên bằng tất cả giác quan, cảnh sắc cho tới âm thanh được nhà thơ diễn tả từ vẻ bề ngoài cho tới cảm nhận độ dày, đậm, hương thơm chi tiết của cảnh vật. Nhờ thế mà vẻ đẹp của mùa xuân nổi bật lên tràn đầy sức sống, nồng nàn, hân hoan đầy thích thú. Đất trời đẹp nhất là khi xuân về và con người tận hưởng trọn vẹn nhất là khi còn trẻ đã hiện lên ngay trong suy nghĩ của nhà thơ lúc này. Song tuổi trẻ sẽ không mãi còn đó, nó sẽ phai tàn theo thời gian vì thế mà ông muốn sống nhanh hơn, vội vàng hơn để cảm nhận trọn hết.
Khát vọng sống càng mãnh liệt nhà thơ càng băn khoăn, lo sợ trước thời gian cuộc đời khi khát vọng sống trong ông ngày một dâng trào mãnh liệt.
“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đang qua
…
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”
Khi mùa xuân trôi đi thì tuổi xuân của lần lượt trôi theo, và khi thanh xuân bỏ lỡ nhiều thứ thì cũng chẳng còn gì đó là những gì nhà thơ nhận thấy và lo sợ ùa về. Cuộc sống tươi đẹp này sẽ chẳng đợi chờ một ai, nhà thơ muốn sống vội, sống gấp không phải là sống quá ngày cho xong mà là tận hưởng không ngừng nghỉ từng phút giây còn có để ôm trọn mọi điều tuyệt vời của cuộc sống. Sống sao cho từng giây phút đều trọn vẹn, một ngày sống là một ngày sống thật ý nghĩa, đầy đặn hơn là mười ngày sống mà trống rỗng trôi qua vô nghĩa. Chúng ta phải luôn giữ cho mình một mùa xuân tình yêu của tuổi trẻ, của sức sống tươi xanh như trong một bài thơ khác Xuân Diệu có viết:
“Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Chính vì sự cảm nhận sâu sắc rằng thời gian tuyến tính trôi qua rồi sẽ quay lại nhưng tuổi xuân của con người sẽ chẳng “hai lần thắm lại” nên nhà thơ thể hiện một cách mãnh liệt, cuồng nhiệt ở những dòng thơ cuối:
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
... ta muốn cắn vào ngươi”
Nhịp thơ ở đoạn này nếu tinh ý sẽ thấy có sự tăng tốc nhanh hơn rất nhiều, phải chăng đó là sự vội vã sống trọn của nhà thơ muốn giục giã mọi người. Điệp từ “ta muốn” cùng với sự tăng tiến của các động từ “riết, say, thâu, cắn” càng rõ ràng hơn nữa trái tim cuồng nhiệt đến cùng của Xuân Diệu, đỉnh điểm là động từ “cắn” có vẻ như nhà thơ mong muốn ôm trọn, chiếm trọn mọi thứ cho bản thân mình. Tuy vậy, ông không quên việc mình sẽ đóng góp, làm đẹp cho cuộc sống tươi đẹp này một thêm vững bền khi suy nghĩ sẽ sống tận hưởng trọn vẹn.
Kết bài Cảm nhận về bài thơ Vội vàng
Bài thơ “vội vàng” có thể nói là một tuyệt phẩm trong làn thơ Mới của thi sĩ Xuân Diệu. Với những vần thơ mới, đặc sắc cùng lối chơi chữ, sử dụng yếu tố nghệ thuật khiến cho độc giả cuốn hút theo từng vần thơ. Qua đó nhà thơ truyền tải triết lí sống nhân sinh tích cực cho mọi người cũng đáng quý vô cùng.
Từ khóa » Cảm Nhận đoạn 1 Của Bài Thơ Vội Vàng
-
Cảm Nhận Khổ Thơ 1 Bài Vội Vàng (Xuân Diệu) - THPT Sóc Trăng
-
Cảm Nhận 13 Câu Thơ đầu Bài Vội Vàng Của Xuân Diệu
-
Cảm Nhận Khổ Thơ 1 Bài Vội Vàng Của Xuân Diệu | Văn Mẫu 11
-
Phân Tích 13 Câu đầu Bài Vội Vàng (17 Mẫu)
-
Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng đoạn 1 Hay, Tuyển Chọn - Thủ Thuật
-
Top 13 Mẫu Phân Tích 13 Câu đầu Bài Vội Vàng Siêu Hay
-
TUYỂN CHỌN 11 Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng đoạn 1 SIÊU HAY
-
Top 7 Bài Văn Cảm Nhận 13 Câu Thơ đầu Trong Bài Thơ Vội Vàng ...
-
Phân Tích Khổ 1 Trong Bài Thơ Vội Vàng | Văn Mẫu 11 Hay Nhất
-
Cảm Nhận Khổ đầu Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu - Web Học Tốt
-
Cảm Nhận 13 Câu đầu Bài Vội Vàng [HƯỚNG DẪN + BÀI VĂN MẪU]
-
Cảm Nhận 13 Câu Thơ đầu Vội Vàng - Xuân Diệu - Văn Mẫu 11
-
Văn Lớp 11: Phân Tích, Cảm Nhận đoạn 1 Bài Thơ Vội Vàng Hay
-
Phân Tích Vội Vàng Khổ 1 Của Xuân Diệu