Cảm Nhận Vẻ đẹp Tài Hoa, Khí Phách Và Thiên Lương Của Nhân Vật ...
Có thể bạn quan tâm
Cảm nhận vẻ đẹp tài hoa, khí phách và thiên lương của nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”.
- Mở bài:
Nguyễn Tuân là một trong những tác giả có đóng góp lớn nhất đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Có thể nói, Nguyễn Tuân đã khám phá ra một vẻ đẹp có sức quyến rũ mạnh mẽ của tiếng Việt vốn tiềm ẩn trong đời sống thường ngày. Ông lại có cái thú tiềm kiếm vẻ đẹp xưa cũ và khoát lên cho nó bộ áo mới, có sức mạnh làm lay động lòng người. “Chữ người tử tù” là tác phẩm đặc sắc thể hiện rõ phong cách ấy của ông. Nhân vật Huấn Cao, một con người khí phách, tài hoa là một thành công rực rỡ của Nguyễn Tuân
- Thân bài:
Huấn Cao là một nhân vật rất thành công của Nguyễn Tuân. Có lẽ, trong các nhân vật trong trang văn của Nguyễn tuân, Huấn Cao là nhân vật được ông để tâm nhiều nhất. Một mặt, khí phách của Huấn Cao có nhiểu tương đồng với ông: tài hoa và ngạo mạn. Mặt khác, tính cách của Huấn Cao cũng là niềm khát khao mà ông mong có được.
Nguyễn Tuân đã cho nhân vật Huấn Cao xuất hiện có trình tự. Trước hết, Huấn Cao sơ lược hiện ra qua lời bàn luận của viên quản ngục và thầy thơ lại. Cuộc trò chuyện làm rộ rõ danh tính và tính cách lẫn tài năng của Huấn Cao. Sự xuất hiện của Huấn Cao được báo trước và đón nhận một cách long trọng, nghiêm ngặt. Nó giống như là sự xuất hiện đặc biệt của một nhân vật anh hùng. Một con người vừa có uy quyền lẫm liệt vừa có sức đe dọa ghê gớm đối với cương pháp nhà tù.
Từ cuộc trò chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại, tính cách của Huấn Cao cũng được hiện rõ. Trước hết, Huấn Cao là một con người tài hoa xuất chúng. Không chỉ có tài mà, ông còn có cái tâm trong sáng. Mặc dù chí lớn không thành những tư thế vẫn hiên ngang, bất khuất. Ông nổi tiếng khắp thiên hạ là người viết chữ đẹp. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Ông lại có tài “viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Cái đẹp của chữ thánh hiền dưới bàn tay tài hoa của ông trở thành một nghệ thuật trác việt. Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời.
Tài năng ấy được viên quản ngục thấu cảm một cách sâu sắc, vừa trân trọng vừa hối tiếc. Trân trọng bởi đó làm một người hiếm có ở trên đời. Hối hận vì, ngôi sao ấy sắp phải ra đi. Tình yêu cái đẹp khiến cho viên quản ngục cảm thấy đau lòng. Trong khi, chính ông lại đang có trong tay Huấn Cao. Bằng quyền lực, ông có thể cưỡng ép Huấn Cao cho chữ, cách mà nhiều kẻ hèn kém khác đã làm. Nhưng viên quản ngục cũng nhìn rõ Huấn Cao không phải là người có thể dùng quyền lực hay nhục hình mà khuất phục được.
Không chỉ tài hoa, Huấn Cao còn là người có võ nghệ cao cường. Ông có thể bẻ khóa vượt ngục một cách dễ dàng. Nhà tù đối với ông là nơi ra vào dễ như đến chỗ không người. Đó thực sự là một nỗi lo lắng của viên quản ngục khi nhận được lệnh tiếp quản Huấn Cao.
Hội tụ đủ tài năng, Huấn cao lại còn là người khí phách hiên ngang, luôn biết giữ đạo nghĩa, khí tiết, không khuất phục trước uy quyền bạo lực. Bởi bất mãn với triều đình phong kiến thối nát mà chiêu binh khởi nghĩa. Tuy thất bại, trở thành tử tù nhưng rất ung dung, bình thản. Đối với Huấn Cao, cái chết nhẹ như lông hồng. Người anh hùng vì đại nghĩa chỉ sợ sự nghiệp không thành, nào màng đến bản thân sống chết. Nhà tù phong kiến và chiếc gông tàn bạo kia có thể giam cầm được thân thể Huấn Cao nhưng không thể nào giam giữ nổi cái chí lớn của ông. Bởi thế, mỗi bước chân của Huấn Cao đều toát lên niềm kiêu hãnh khiến cho mọi cái nhìn đều phải khiếp sợ.
Hành động rỗ gông trước lời dọa và giễu cợt của tên lính toát lên khí phách phi thường ấy. Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thanh gông xuống thềm đá tảng đáng thuỳnh một cái. Một đống rệp ào ào rơi xuống xanh cả nền đất. Đó cũng là lời cảnh báo đối với cái thế lực xấu xa đang đẩy ông vào chỗ khốn cùng, tận tuyệt. Nó cảnh tỉnh những kẻ đang thực thi luật pháp rằng chúng có thể giết chết ông nhưng không thể xúc phạm ông.
Thái độ đầy cao ngạo, khi trả lời quản ngục, người đại diện cho chính quyền phong kiến, cũng hết sức khinh bạc: “Ngươi hỏi ta muốn gì ? Ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Huấn Cao không chấp nhận bất cứ một lòng thương hèn yếu nào. Ông không cần lòng thương hại của người khác. Ông không cần nhận lấy một ân huệ bỉ ổi nào. Ông khinh thị tất cả. Trong bước đường cùng này, ông dũng cảm bước đến cái chết với tư thé lẫm liệt, uy nghi. Ông không muốn để cám dỗ đời thường làm mất đi cái cao cả của bậc anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất. Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là cái trò tiểu nhân oái thị này.
Huấn Cao ung dung, bình thản đón nhận, chờ đợi cái chết. Ông thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó như việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm. Rượu để làm tâm hồn thêm say men khí tiết. Cơm để an lòng, đủ sức mà lẫm liệt đi vào vĩnh hằng thiên thu. Mọi sự dơ bẩn của nhà tù và cuộc đời giờ đây đối với Huấn Cao như phù du cõi người. Sự đời nhân gian như gió thổi mây bay, đến rồi đi, không lưu luyến gì. Ông đã thực sự rũ bỏ lòng mình, rũ bỏ cái tầm thường, chỉ giữ lại cái tinh túy của linh hồn và bước tới.
Vượt lên trên tất cả, Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp. Ông không tham quyền hám lợi mà bán rẻ giá trị của bản thân mình. Ông không vì vàng ngọc hay quyền thế mà bắt mình phải viết câu đối bao giờ. Đó là cái mà viên quản ngục và thầy thơ lại cảm nhận được. Ông thực sự có tài. Ông có thể dùng nó để mưu lợi hoặc giải thoát mình.
Huấn Cao sẽ không bao giờ làm thế. Bởi ông là người trọng nghĩa khí. Ông không muốn lợi dụng tấm lòng ân sủng của viên quản ngục đối với ông mà làm điều bất nghĩa ấy. Vốn khinh bạc nhưng khi biết phẩm chất tốt đẹp và sở thích cao quý của quản ngục, Huấn Cao rất trân trọng. Huấn Cao cảm được cái tấm lòng “biệt nhỡ nhân tài” của viên quản ngục. Vì thế, ông đã sẵn sàng cho chữ. Không những thế, ông còn tỏ bày lòng mình: “thiếu chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Đó là lời cảm khái vừa thể hiện cái khí phách của Huấn Cao vừa tôn vinh phẩm chất cao quý của viên quản ngục. Cảnh cho chữ được khắc họa nghiêm trang, long trọng. Một bên là nhà tù tối tăm, bẩn thỉu và hôi hám, một ben là ánh sáng rực rõ của ngọn đuốc, lọ mực thơm và những nét chữ vuông vức. Một bên là người tử tù cổ đeo gông, chân vướn xiềng, tay nắn nót nét chữ, một bên là viên quản ngục và thầy thơ lại khúm núm, xúc động. Trật tự của nhà tù dường như đã đảo ngược hoàn toàn. Đó thực sự là một cảnh tượng chưa từng có như lời tác giả.
Không chỉ giữ gìn, quý trọng thiên lương của mình, Huấn Cao còn chân thành khuyến thiện con người. Không chỉ cho chữ, Huấn Cao còn cho quản ngục những lời khuyên hết sức chân thành và ý nghĩa. Huấn Cao khuyên quản ngục thoát khỏi cái nghề đao thương bất luận này đã rồi mới nghĩ đến việc chơi chữ. Chốn ngục tù tăm tối, luật pháp bất minh thé này khó mà giữ được thiên lương. Lời khuyên ấy cũng là lời ông muốn gửi đến cuộc đời đó thôi. Đôi khi giữa đời và đạo có nhiều điểm không tương khớp với nhau. Thôi thì chọn lấy một hướng đi tốt đẹp, tuy nghèo mà sống một cuộc đời thanh cao. Đó cũng là lựa chọn của những con người biết trọng bản thân, trọng cái đẹp và đạo lí ở đời.
Người đọc Việt Nam không lạ gì với tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Bởi nó quá đẹp, quá xuất sắc. Một tác phẩm được trau chuốt bởi tình yêu cái đẹp, tình yêu sự sống và sự cảm phục trước tấm lòng cao cả của con người, Chữ người tử tù đứng giữa nền văn học thế kỉ 20 như một tuyệt phẩm quyến rũ đến ngất ngây. Vũ Ngọc Phan nhận xét đó là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”.
Tác phẩm lựa chọn một bối cảnh chứa đựng nhiều xung đột dữ dội. Đó là thời đại của các nhà Nho cuối mùa. Họ vốn tài hoa nhưng không gặp thời. Giữa buổi Tây – Tàu nhố nhăng, đạo học bị phỉ báng, lễ nghi xuống cấp, những con người này, mặc dù buông xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời. Dù đã thấy rõ sự vận động tất yếu của thời đại nhưng ở họ vẫn khát khao gìn giữ những giá trị tốt đẹp. Họ không chạy theo vòng danh lợi mà vẫn cố giữ “thiên lương” và sự trong sạch của tâm hồn. Sự xung đột dữ dội giữa cái mới và cái cũ, giữa cái thanh cao và cái phàm tục, giữa cái bất biến và cái thường biến đã đẩy họ vào tình thế sống còn, gây cấn. Họ dùng hết sức lực cuối cùng để chống lại, quyết không khuất phục.
- Kết bài:
Huấn Cao quả thật là một nhân vật toát lên một vẻ đẹp khá toàn diện. Ông vừa là một con người rất mực tài hoa vừa là một con người hiên ngang khí phách, sống với một mục đích, lý tưởng cao đẹp bất chấp cả uy quyền và bạo lực. Ông luôn luôn đặt chữ “tâm” trên chữ “tài” và có quan niệm thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện. Cái đẹp và cái thiện phải luôn luôn đi đôi với nhau, gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau được. Huấn Cao quả là một nhân vật thật lý tưởng, đại diện cho thiên lương cao cả, bất biến của con người.
Phân tích Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Tham khảo:
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.
- Mở bài:
Sống giữa buổi giao thời của hai thời đại, con người ta như có một sự chuyển biến thật khác lạ. Con người bị giằng xé bở hai xã hội Tây – Tàu lẫn lộn nhố nhăng, họ cảm thấy phẫn uất với xã hội đương thời. Là một con người khác với mọi người, Nguyễn Tuân đam mê chủ nghĩa xê dịch, ông thích đi khắp nơi và tìm cảm hứng mới cho nghiệp văn chương của mình. Và Nguyễn Tuân, với ngòi bút sắc sảo của một nhà văn, đã thể hiện thật sâu sắc những điều ông muốn bày tỏ với xã hội đương thời thông qua tác phẩm “Chữ người tử tù”. Thông qua hai hình tượng, viên quản ngục và người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao, nhà văn đã phác hoạ lên ở “Chữ người tử tù” về chân dung của những con người lương thiện bị chà đạp trong cuộc sống hiện tại, về vẻ đẹp của một trang anh hùng nghĩa sĩ tài hoa nghệ sĩ.
- Thân bài:
Nguyễn Tuân đã rất thành công khi miêu tả nhân vật quản ngục, một con người dù sống trong lòng quân địch, ngày ngày tiếp mặt với chúng nhưng vẫn giữ trong tâm hồn, trong lòng mình tính lương thiện và yêu thương con người .Cũng như bao con người khác, viên quản ngục cũng có những ước mơ riêng cho bản thân mình, cũng thần tượng một người như ai. Đó là “Huấn Cao? Hay là người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Ông vẫn thầm ngưỡng mộ con người này bởi tài năng thiên bẩm ấy của một con người. Ông hâm mộ Huấn Cao và chỉ mình Huấn Cao mà thôi.
Đối với riêng Huấn Cao thì quản ngục tỏ lòng thành kính sâu sắc, bởi vì theo ông, Huấn Cao là một hiện tượng có tính chất siêu phàm mà ông chỉ được quyền hâm mộ từ phía xa mà thôi. Ông thấy người ta nói với nhau rằng “Mọi người nhắc nhỏm đến cái danh đó luôn”. Trong lòng viên quản ngục, Huấn Cao ở một vị trí vô cùng trang trọng , vị trí cao quý nhất trong suốt cuộc đời ông. Ông tôn kính Huấn Cao, gọi Huấn Cao nhưng không dùng tên mà dùng “danh” để tỏ lòng rõ sự tôn trọng của mình đối với người nghệ sĩ tài hoa ấy. Quản ngục hâm mộ một con người, dám chống lại triều đình. Những hành động “bẻ khoá”, “vượt ngục” đều góp phần tô điểm thêm vào bức chân dung ngoại hình Huấn Cao, một con người khao khát tự do, không chịu rành buộc bởi bất cứ sự khuôn phép nào cả.
Điều đó càng khiến cho quản ngục thêm trân trọng Huấn Cao. Nguyễn Tuân, dùng những thủ pháp chọn lọc từ ngữ điêu luyện, lựa ra những từ ngữ mang tính tượng hình tượng trưng để làm nổi bật len tính cách và tâm trạng viên quản ngục. Những hình ảnh đó biến đổi liên tục không ngừng nghỉ, cũng như sự lo lắng, buồn vui của viên quản ngục khi nghĩ về Huấn Cao. Ngục quan là một chức vị tuy không to nhưng cũng thuộc vào hành quan, một quan chức trong cái buổi giao thời. Sự chuyển giao từ một xã hội phong kiến lụi tàn “như một cái đèn dễ leo lét sang một xã hội khác, không chắc đã tốt đẹp hơn hiện giờ”. Viên quản ngục với “khuôn mặt nghĩ ngợi” và “boăn khoăn ngồi bóp thái dương trầm tư suy nghĩ”. Vì thế, chắc hẳn rằng, ông đã phải suy tính nhiều lắm.
Nguyễn Tuân đã sử dụng hình ảnh “khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú” thật tinh tế , khéo léo. Uyển chuyển trong lời nói cũng là một nét nghệ thuật độc đáo mà ta cũng thường thấy ở Nguyễn Tuân. Chỉ bằng hình ảnh con song, nhà văn đã thể hiện sự cô đơn, tù túng như bị giam cầm trong cõi lòng viên quản ngục. Cái nhà tù đó, trói chặt những ước mơ, những hoài bão một thời của ông. Ông buồn lắm , ông cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng chán nản, muốn trút bỏ mọi gánh nặng công việc đang đè trên đôi vai mình. Khung cảnh tối, cùng tâm trạng sầu thảm, như đã hình thành nên trong tác phẩm một khối đen, thật tối, mang chút hỗn mang và lẫn lộn. Nó khiến cho người đọc như lạc vào một thế giới quan mang nhiều gam tối, khó nhìn rõ, huyền ảo.
Tâm trạng của viên quản ngục cứ thay đổi theo thời gian. Đến khi ông mường tưởng ra cảnh Huấn Cao bị hành hình như “một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ” thì ông cảm thấy lo lắng. Cái tâm trạng sầu não khi nào giờ đây đã không còn nữa, thế vào đó là một sự lo lắng đến tột cùng. Lúc này, “viên quản ngục ngắn đầu, lấy que hương khêu thêm một con bấc. Ba cái tim bấc được chụm lại, cháy bùng to lên”. Ba cái tim bấc tượng trưng cho nhiều điều. Nó tượng trưng cho sự chán chường xen lẫn mệt mỏi cùng với chức vụ quản ngục. Hay phải chăng hình ảnh ba cái tim còn đại diện cho những con người, những nỗi thống khổ và những sự cả nghĩ cho một tương lai mịt mờ, u ám của xã hội nửa Tây, nửa Tàu. Hoặc rằng ba trái tim đó là trái tim của viên quản ngục, trái tim Huấn Cao, và trái tim của thầy thơ lại, những trái tim tìm thấy ở nhau một điểm chung nào đó mà chỉ có họ mới biết, mới nhận ra.
Giờ đây lại ngắc đầu lên, viên quản ngục thấy lóe lên một tia hy vọng khi Huấn Cao chuẩn bị vào tù, và như thế, ông đã có thêm một người bạn. Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng viên quản ngục là kẻ gàn dở hay bất lương, vì nếu đã coi Huấn Cao như thần tượng hay gần gũi như một người bạn thì phải muốn tốt cho bạn, chứ chẳng ai muốn bạn vào tù cả . Nhưng, mỗi thời đại mỗi khác, cuộc sống không tìm ra đường thoát chỉ biết quẩn quanh với những gì đơn giản và tẻ nhạt , viên quản ngục thực sự muốn tìm một người ban tâm giao thật sự. Vì vậy, Huấn Cao là người thích hợp nhất. Bởi vì “khi nghĩ đến Huấn Cao , ông thấy lòng mình như dịu lại”, thư thái hơn, thanh thản hơn, như lúc ban đầu. Ông hy vọng một điều gì đó rất cao cả, đó là việc được Huấn Cao cho chữ.
Trong không gian tối tăm của viên quản ngục, Nguyễn Tuân đã bất ngờ thắp sáng lên ngọn lửa của niềm khát khao cháy bỏng của một con người bấy lâu nay bị vùi lấp dưới những điều xấu xa của xã hội. Một ánh sáng, một ngọn lửa phát ra từ chính viên quản ngục. Đó chính là tâm lòng thiện lương, nghĩ về cái tốt. Cành ở trong bóng tối thì ngọn sáng phát ra từ viên quản ngục càng rực rỡ hơn, ngọn sáng của tấm lòng lương thiện, yêu quý cái đẹp và biết trân trọng những giá trị cao đẹp của cuộc sống. Hơn thế nữa, Nguyễn Tuân còn xây dựng nhân vật thầy thơ lại , “một kẻ kính mến khí phách”, một kẻ biết tiếc, biết trọng người tài bên viên quản ngục, càng làm tô đậm, rõ nét hơn những gì trong sáng, tốt đẹp nhất trong con người quản ngục. Hay như lời của Nguyễn Tuân: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng sự tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trong người ngay của viên quan coi ngục này là một âm thanh trong”.
Chứng minh Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái cao thượng đối với cái thấp hèn, của cái đẹp với cái xấu xa
Từ khóa » Cảm Nhận Khí Phách Hiên Ngang Của Huấn Cao
-
Top 6 Bài Cảm Nhận Về Nhân Vật Huấn Cao Chọn Lọc
-
TOP 9 Mẫu Cảm Nhận Nhân Vật Huấn Cao Siêu Hay
-
Phân Tích Chất Nghệ Sĩ Tài Hoa Và Khí Phách Hiên Ngang Bất Khuất ...
-
Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao đạt điểm Cao Với 5 Bài Mẫu đặc Sắc Nhất
-
Vẻ đẹp Khí Phách Hiên Ngang Của Huấn Cao được Thể Hiện Qua ...
-
Khí Phách Hiên Ngang Của Nhân Vật Huấn Cao - LuTrader
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật Huấn Cao
-
Vẻ đẹp Tài Hoa Và Khí Phách Của Huấn Cao Câu Hỏi 101664
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật Huấn Cao (bài 2) - Thích Văn Học
-
Đề Bài: Nhận Xét Về Nhân Vật Huấn Cao Trong Chữ Người Tử Tù Của ...
-
Phân Tích Vẻ đẹp Của Huấn Cao Trong Truyện Ngắn Chữ Người Tử Tù
-
Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao Trong “Chữ Người Tử Tù”
-
5 Bài Văn Phân Tích Vẻ đẹp Của Huấn Cao Trong Truyện Ngắn Chữ ...
-
Hỏi đáp 24/7 – Giải Bài Tập Cùng Thủ Khoa