Cảm Nhận Về đoạn Thơ Sau: Những Người Vợ Nhớ Chồng Góp Cho ...
Có thể bạn quan tâm
Phân tích đoạn thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
- Mở bài:
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” là tư tưởng bao trùm của chương “Đất Nước” cũng như của cả trường ca: ca ngợi vai trò và sự hi sinh to lớn của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Đoạn thơ từ câu: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu… Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…” là một trong những đoạn thơ tiêu biểu thể hiện tư tưởng này.
- Thân bài
Đoạn thơ gọi tên các danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam. Từ Bình Định, Lạng Sơn, Thanh Hoá với núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đến con cóc, con gà ở Hạ Long, chín mươi chín con voi về dựng đất Tổ Hùng Vương đến Đà Nẵng với núi Bút, non Nghiên, miền Nam với những cánh đồng Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.
Những thắng cảnh thiên nhiên hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Những thắng cảnh này là sự hoá thân xả thân từ những gì có thật. Từ tình yêu giữa vợ và chồng: nàng Tô Thị bồng con ngóng chồng ngày đêm mỏi mòn hoá đá. Từ sự son sắt thuỷ chung tha thiết của tình yêu lứa đôi. Trong cái riêng nhất của đời sống vẫn canh cánh trong lòng tình yêu đất nước. Từ những hiện tượng, thiên nhiên, địa lý lặng lẽ âm thầm như dòng sông, ao đầm đến những mảnh đất thiêng liêng như đất Tổ Hùng Vương đều có tiếng nói riêng kêu gọi hướng về cội nguồn nòi giống.
Cảm động nhất là những con người, con vật quê hương đều có chung ý nghĩ làm giàu đẹp sang trọng cho đất nước.
Cả đoạn thơ như sự huy động lực lượng tối đa để kiến tạo nên một đất nước riêng của mình. Nguyễn Khoa Điềm hiểu đến tận cùng những ký thác mà lịch sử cha ông để lại. Những địa danh trên không chỉ là tên gọi của những cảnh trí thiên nhiên thuần tuý mà được cảm nhận thông qua cảnh ngộ số phận của người dân. Dáng hình Đất Nước được tạc nên từ bao mất mát, đau thương vui buồn hạnh phúc… của nhân dân. Chính họ đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất.
Từ những hình ảnh, cảnh vật, hiện tượng cụ thể nhà thơ đúc kết thành một khái quát sâu sắc:
“Và đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình… núi sông ta”
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử 4000 năm của đất nước: không nói tới các triều đại hay những người anh hùng được lưu danh mà ca ngợi người dân- những con người vô danh giản dị mà phi thường:
“Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Chính họ đã làm ra Đất Nước”
Mạch cảm xúc dồn tụ dần và kết thúc bật lên tư tưởng chủ đạo của cả chương thơ và bản trường ca:
“Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Tư tưởng chủ đạo của chương được thể hiện bằng hình thức trữ tình chính luận. Nguyễn Khoa Điềm đưa ra để thuyết phục người đọc thật giản dị: chính người dân – những con người vô danh đã kiến tạo và bảo vệ Đất Nước, xây dựng truyền thống văn hóa lịch sử ngàn đời. Lý lẽ ấy không phát biểu một cách khô khan mà bằng hình ảnh gợi cảm, giọng thơ sôi nổi tha thiết.
Qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và nghĩ suy, trữ tình và chính luận, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thức tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với người dân, đất nước của thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ.
Đoạn thơ trên đã thể hiện rõ quan niệm “Đất Nước của nhân dân” – tư tưởng chủ đạo, tạo nên cảm hứng bao trùm, mở ra những khám phá sâu và mới của nhà thơ về Đất Nước ngay cả ở những chỗ đã rất quen thuộc.
Quan niệm ấy thực ra đã có ngọn nguồn từ trong dòng tư tưởng và văn chương truyền thống của dân tộc ta. Nhưng đến thời hiện đại, tư tưởng ấy lại càng trở nên sâu sắc và được thể hiện phong phú trong thơ ca.
- Kết bài:
Đoạn trích trên đã thể hiện những suy tư cùng những cảm xúc mãnh liệt của tác giả về quê hương, đất nước. Qua đó, Nguyễn Khoa Điềm đa nói lên trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với tổ quốc. Pautopxki từng nói: “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp.” Và phải chăng Nguyễn Khoa Điềm đa tìm thấy riêng con đường của mình khi tiến đến đất nước, để rồi Đất nước hiện ra thật bình dị, gần gũi và đẹp đẽ biết bao. Đọc đoạn trích Đất nước ta được khám phá một vẻ đẹp mới của đất nước mà qua đó ta nâng cao thêm tinh thần yêu đất nước, yêu tổ quốc và trách nhiệm của ta bây giờ không chỉ là học tập mà còn là gìn giữ truyền thống, gìn giữ đất nước, góp phần làm cho đất nước giàu đẹp hơn.
Bài văn tham khảo:
Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu …………………………. Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”
- Mở bài:
Hình ảnh đất nước đã khơi nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thi sĩ Cách mạng để sáng tạo nên những vần thơ đẹp tuyệt vời. Nhà thơ Chế Lan Viên đã nhìn suốt chiều dài lịch sử oanh liệt để khẳng định: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”. Lê Anh Xuân đã tạc vào thơ một dáng đứng Việt Nam với hình ảnh: “Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất; Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”. Tố Hữu với hình ảnh đất nước sáng ngời: “Ôi! Việt Nam từ trong biển máu; Người vươn lên như một thiên thần”. Với chương Đất Nước trong Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên những cảm nhận sâu sắc về đất nước, về nhân dân, về dân tộc và trách nhiệm lớn lao của tuổi trẻ Việt Nam trước non sông đất nước.
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu …………………………. Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”
- Thân bài:
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 ở Thừa Thiên Huế, là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đất Nước thuộc chương V của trường ca Mặt đường khát vọng (1974). Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ sinh viên các đô thị tạm chiếm ở miền Nam trước năm 1975 trước vận mệnh hiểm nghèo của đất nước; kêu gọi họ hướng về nhân dân mà xuống đường đấu tranh hoà nhập với cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.
Trong các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tưởng, xúc cảm dồn nén, thể hiện một chiều sâu văn hoá, đặc trưng của thế hệ các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã có một hành trang văn hóa chuẩn bị khá chu đáo trước khi bước vào chiến trường. Chương Đất Nước khai triển có vẻ phóng túng, tự do như một thứ tuỳ bút thơ, nhưng thật ra tứ thơ vẫn tập trung thể hiện tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” qua các bình diện chủ yếu: Đất Nước trong chiều dài thời gian lịch sử, Đất Nước trong chiều rộng không gian lãnh thổ địa lý, Đất Nước trong bề sâu truyền thống văn hoá, phong tục, lối sống tâm hồn, cốt cách dân tộc.
Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là một tư tưởng rất tiến bộ của thơ ca thời đại Cách mạng. Đoạn trích bình giảng trên đây đã thể hiện một cách sâu sắc và cụ thể sự “hoá thân” của nhân dân vào đất nước muôn đời.
Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về thiên nhiên địa lí của đất nước:
Để nói lên công lao to lớn của nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhà thơ đã nhắc đến những danh lam thắng cảnh, những tên đất, tên làng trên mọi miền đất nước từ Nam chí Bắc.
Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn thấy hình sông, thế núi là sự kết tinh đời sống tâm hồn của nhân dân. Xuất phát từ quan niệm của nhà Phật (hóa thân), tác giả đã trình bày những cảm xúc, suy tưởng của mình: chính nhân dân đã hoá thân thành đất nước “hóa thân cho dáng hình xứ sở” làm nên đất nước vĩnh hằng.
Qua cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, những danh lam thắng cảnh không còn là những cảnh thú thiên nhiên thuần tuý nữa mà đã được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự “hoá thân” của những con người không tên không tuổi.
Chúng chỉ trở thành thắng cảnh khi đã gắn liền với cuộc sống của nhân dân, với con người, được tiếp nhận, cảm thụ quan tâm hồn nhân dân và qua lịch sử của dân tộc.
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” khiến cho những địa danh ngàn đời của Tổ quốc qua cái nhìn sắc sảo đầy khám phá của nhà thơ chính là sự hoá thân của những con người bình dị, vô danh những con người “không ai nhớ mặt đặt tên” “nhưng họ đã làm ra đất nước”:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”
Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định…, hòn Trống Mái ở Sầm Sơn là do “những người vợ nhớ chồng” hoặc những “cặp vợ chồng yêu nhau” mà “góp cho”, “góp thêm”, làm đẹp thêm, tô điểm cho Đất Nước. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái cũng là kết tinh tình yêu thuỷ chung của biết bao người vợ chờ chồng trong chiến tranh liên miên, của sự gắn kết muôn đời, bất chấp mọi bão tố của thời gian:
“Không hoá thạch kẻ ra đi mà hóa thạch kẻ đợi chờ Đợi một dáng hình trở lại giữa đơn côi”
Tác giả không chỉ chiêm ngưỡng những hình ảnh núi Bút, non Nghiên mà còn nhìn ra trong đó phẩm chất, truyền thống hiếu học và khát vọng trí tuệ của dân tộc ta từ bao đời nay.
Những núi Bút, non Nghiên phô bày vẻ đẹp mỹ lệ giữa đất trời nước Việt hay là hình tượng những người học trò nghèo đã gửi gắm quyết tâm, ước vọng của mình vào đấy: “Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên”
Nhà thơ đã tìm về cội nguồn để cảm nhận sâu sắc dáng hình đất nước. Những hình ảnh thân quen của non sống đất nước gợi lên quá khứ hào hùng với truyền thống đánh giặc ngoại xâm oanh liệt của nhân dân ta qua truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân, cùng với sự nghiệp dựng nước đầy gian lao của vua Hùng:
“Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”
Cho đến “những con rồng nằm im” cũng góp phần làm nên “dòng sông xanh thẳm”, “con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh” và cả những địa danh thật nôm na, bình dị “những ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”.
“Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”. Những dòng sông trên đất nước ta là do rồng “nằm im” từ bao đời nay. Nhờ đó mà quê hương ta có “dòng sông xanh thẳm”, thơ mộng cho nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa.
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” cũng thể hiện trong kì quan nổi tiếng, những tên tuổi có công với dân với nước:
“Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”
Theo cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có “con cóc, con gà quê hương cùng góp cho”. Những tên làng, tên núi, tên sông như “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm “ là do những con người vô danh, bình dị làm nên.
Để khẳng định và nhấn mạnh tư tưởng “Đất nước của nhân dân” và chính nhân dân vô tận, những người vô danh không tên không tuổi đã làm nên đất nước, ở đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng rất thành công điệp từ “góp”, một động từ diễn đạt hành động “cùng mọi người đưa cái riêng của mình vào thành cái chung” (Từ điển Tiếng Việt – trang 758)
Từ đó, Nguyễn Khoa Điềm đi đến kết luận mang tính khái quát sâu sắc giàu chất suy tư và triết luận về sự hoá thân của nhân dân vào đất nước:
Tính khái quát của hình tượng thơ cứ được nâng dần lên. Đó là một hình dáng của tư thế truyền thống Việt Nam, truyền thống văn hiến của dân tộc có bốn nghìn năm lịch sử:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha” Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”
Thì ra trên mọi miền Đất Nước của Tổ quốc Việt Nam, những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng , gò bãi… đều mang đậm “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”.
Chính cuộc đời của cha ông ta – những người dân không tên tuổi – đã làm nên Đất Nước. Tất cả đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh từ công sức và khát vọng của nhân dân – những con người bình thường, vô danh.
Nhưng tầm vóc của Đất Nước và nhân dân không chỉ trên bình diện địa lí “mênh mông” mà còn ở dòng chảy thời gian lịch sử “bốn nghìn năm” “đằng đẵng”.
- Kết bài:
Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên và được viết theo thể tự do. Câu thơ mở rộng kéo dài nhưng không nặng nề mà biến hoá linh hoạt làm cho đoạn thơ giàu sức biểu hiện và sức khái quát cao. Đó là hình ảnh “Đất Nước của nhân dân” – nhân dân đã hoá thành đất nước. Bởi trên khắp ruộng đồng gò bãi, núi sông đâu đâu cũng là hình ảnh của văn hoá, của đời sống tâm hồn, cốt cách của Việt Nam.
Bài văn tham khảo:
Hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Mở bài:
Hình ảnh đất nước đã khơi nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thi sĩ Cách mạng để sáng tạo nên những vần thơ đẹp tuyệt vời. Nhà thơ Chế Lan Viên đã nhìn suốt chiều dài lịch sử oanh liệt để khẳng định: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”. Lê Anh Xuân đã tạc vào thơ một dáng đứng Việt Nam với hình ảnh: “Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất; Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”. Tố Hữu với hình ảnh đất nước sáng ngời: “Ôi! Việt Nam từ trong biển máu; Người vươn lên như một thiên thần”. Với chương Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên những cảm nhận sâu sắc về đất nước, về nhân dân, về dân tộc và trách nhiệm lớn lao của tuổi trẻ Việt Nam trước non sông đất nước.
- Thân bài:
Trong các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tưởng, xúc cảm dồn nén, thể hiện một chiều sâu văn hoá, đặc trưng của thế hệ các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã có một hành trang văn hóa chuẩn bị khá chu đáo trước khi bước vào chiến trường. Chương Đất Nước khai triển có vẻ phóng túng, tự do như một thứ tuỳ bút thơ, nhưng thật ra tứ thơ vẫn tập trung thể hiện tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” qua các bình diện chủ yếu: Đất Nước trong chiều dài thời gian lịch sử, Đất Nước trong chiều rộng không gian lãnh thổ địa lý, Đất Nước trong bề sâu truyền thống văn hoá, phong tục, lối sống tâm hồn, cốt cách dân tộc.
Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” là một tư tưởng rất tiến bộ của thơ ca thời đại Cách mạng. Với đoạn thơ Đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về thiên nhiên địa lí của đất nước. Để nói lên công lao to lớn của nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhà thơ đã nhắc đến những danh lam thắng cảnh, những tên đất, tên làng trên mọi miền đất nước từ Nam chí Bắc. Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn thấy hình sông, thế núi là sự kết tinh đời sống tâm hồn của nhân dân. Xuất phát từ quan niệm của nhà Phật (hóa thân), tác giả đã trình bày những cảm xúc, suy tưởng của mình: chính nhân dân đã hoá thân thành đất nước “hóa thân cho dáng hình xứ sở” làm nên đất nước vĩnh hằng.
Qua cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, những danh lam thắng cảnh không còn là những cảnh thú thiên nhiên thuần tuý nữa mà đã được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự “hoá thân” của những con người không tên không tuổi. Chúng chỉ trở thành thắng cảnh khi đã gắn liền với cuộc sống của nhân dân, với con người, được tiếp nhận, cảm thụ quan tâm hồn nhân dân và qua lịch sử của dân tộc.
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” khiến cho những địa danh ngàn đời của Tổ quốc qua cái nhìn sắc sảo đầy khám phá của nhà thơ chính là sự hoá thân của những con người bình dị, vô danh những con người “không ai nhớ mặt đặt tên” “nhưng họ đã làm ra đất nước”:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”
Những địa danh, những hình sông thế núi mang hình người, linh hồn dân tộc. Chúng là sự tượng hình kết tinh đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân mang đậm chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo Việt Nam. Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định…, hòn Trống Mái ở Sầm Sơn là do “những người vợ nhớ chồng” hoặc những “cặp vợ chồng yêu nhau” mà “góp cho”, “góp thêm”, làm đẹp thêm, tô điểm cho Đất Nước. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái cũng là kết tinh tình yêu thuỷ chung của biết bao người vợ chờ chồng trong chiến tranh liên miên, của sự gắn kết muôn đời, bất chấp mọi bão tố của thời gian:
“Không hoá thạch kẻ ra đi mà hóa thạch kẻ đợi chờ Đợi một dáng hình trở lại giữa đơn côi”
Tác giả không chỉ chiêm ngưỡng những hình ảnh núi Bút, non Nghiên mà còn nhìn ra trong đó phẩm chất, truyền thống hiếu học và khát vọng trí tuệ của dân tộc ta từ bao đời nay. Những núi Bút, non Nghiên phô bày vẻ đẹp mỹ lệ giữa đất trời nước Việt hay là hình tượng những người học trò nghèo đã gửi gắm quyết tâm, ước vọng của mình vào đấy: “Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên”. “Nghèo” nhưng “người học trò” vẫn góp cho đất nước ta “núi Bút non Nghiên”, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt, văn hiến Việt Nam. Đó cũng chính là truyền thống hiếu học, vượt khó vươn lên của nhân dân ta.
Nhà thơ đã tìm về cội nguồn để cảm nhận sâu sắc dáng hình đất nước. Những hình ảnh thân quen của non sống đất nước gợi lên quá khứ hào hùng với truyền thống đánh giặc ngoại xâm oanh liệt của nhân dân ta qua truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân:
“Ta như thuở xưa thần Phù Đổng Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt Chí căm thù ta rèn thép thành roi Lửa chiến đấu ta phun vào mặt Lũ sát nhân cướp nước hại nòi”
(Tố Hữu)
Họ đứng lên cùng với sự nghiệp dựng nước đầy gian lao của vua Hùng:
“Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”
Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã ca ngợi vẻ đẹp của Đất Nước về mặt lịch sử và truyền thống. Chính cái “gót ngựa của Thánh Gióng” đã “để lại” cho đất nước bao ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay. “Chín mươi chín” núi con Voi đã quần tụ, chung sức chung lòng “góp mình dựng đất tổ Hùng Vương”.
Cho đến “những con rồng nằm im” cũng góp phần làm nên “dòng sông xanh thẳm”, “con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh” và cả những địa danh thật nôm na, bình dị “những ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”. “Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”. Những dòng sông trên đất nước ta là do rồng “nằm im” từ bao đời nay. Nhờ đó mà quê hương ta có “dòng sông xanh thẳm”, thơ mộng cho nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa.
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” cũng thể hiện trong kì quan nổi tiếng, những tên tuổi có công với dân với nước:
“Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”
Theo cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có “con cóc, con gà quê hương cùng góp cho”. Những tên làng, tên núi, tên sông như “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm” là do những con người vô danh, bình dị làm nên. Nguyễn Khoa Điềm đã đặt cái nhìn trân trọng của mình vào nhân dân không tên không tuổi, “những người dân nào” không ai biết cũng làm nên tên núi, tên sông và tất cả những cái bình thường trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân cũng hoá thân thành “dáng hình xứ sở”. Những địa danh ở vùng cực Nam đất nước xa xôi này tượng trưng cho tinh thần xả thân vì cộng đồng, đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta.
Để khẳng định và nhấn mạnh tư tưởng “Đất nước của nhân dân” và chính nhân dân vô tận, những người vô danh không tên không tuổi đã làm nên đất nước, ở đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng rất thành công điệp từ “góp”, một động từ diễn đạt hành động “cùng mọi người đưa cái riêng của mình vào thành cái chung” (Từ điển Tiếng Việt – trang 758)
Đọc đoạn thơ này ta cảm thấy ngạc nhiên thích thú trước những lí giải của Nguyễn Khoa Điềm. Ai ngờ những địa danh, thắng cảnh quá thân quen lại có khả năng nói được nhiều điều sâu xa như thế. Số phận, cảnh ngộ, công lao của mỗi người đã đóng góp, hoá thân vào Đất Nước. Đất Nước thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Từ đó, Nguyễn Khoa Điềm đi đến kết luận mang tính khái quát sâu sắc giàu chất suy tư và triết luận về sự hoá thân của nhân dân vào đất nước:
Tính khái quát của hình tượng thơ cứ được nâng dần lên. Đó là một hình dáng của tư thế truyền thống Việt Nam, truyền thống văn hiến của dân tộc có bốn nghìn năm lịch sử:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha” Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
Nhìn ra trên mọi miền Đất Nước của Tổ quốc Việt Nam, những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng , gò bãi… đều mang đậm “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. Chính cuộc đời của cha ông ta – những người dân không tên tuổi – đã làm nên Đất Nước. Tất cả đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh từ công sức và khát vọng của nhân dân – những con người bình thường, vô danh. Nhưng tầm vóc của Đất Nước và nhân dân không chỉ trên bình diện địa lí “mênh mông” mà còn ở dòng chảy thời gian lịch sử “bốn nghìn năm” “đằng đẵng”.
- Kết bài:
Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên và được viết theo thể tự do. Câu thơ mở rộng kéo dài nhưng không nặng nề mà biến hoá linh hoạt làm cho đoạn thơ giàu sức biểu hiện và sức khái quát cao. Đó là hình ảnh “Đất Nước của nhân dân”, nhân dân đã hoá thành đất nước. Bởi trên khắp ruộng đồng gò bãi, núi sông đâu đâu cũng là hình ảnh của văn hoá, của đời sống tâm hồn, cốt cách của Việt Nam.
Xem thêm:
- Phân tích ý nghĩa bài thơ Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
- Phân tích tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” trong đoạn trích Đất nước (trích “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm
- Cảm nhận hình ảnh đất nước trong 9 dòng thơ đầu đoạn trích “Đất nước” “Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
- Phân tích tư tưởng Đất nước của Nhân dân trong đoạn trích Đất nước (trích “Mặt đường khát vọng”;) của Nguyễn Khoa Điềm
Từ khóa » Cảm Nhận đất Nước Những Người Vợ Nhớ Chồng
-
Phân Tích Tư Tưởng Của Nhân Dân Qua đoạn Thơ: ''Những Người Vợ ...
-
Phân Tích Khổ Cuối Bài Thơ Đất Nước( Những Người Vợ Nhớ Thương ...
-
Bình Giảng đoạn Thơ Sau Trong Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm
-
Cảm Nhận Về đoạn Thơ Sau: Những Người Vợ Nhớ Chồng Còn Góp ...
-
Cảm Nhận đoạn Thơ Những Người Vợ ...Đã Hóa Núi Sông Ta ... - 123doc
-
“Những Người Vợ Nhớ Chồng Còn Góp Cho Đất Nước ... - Wiki Secret
-
Lập Dân ý đoạn Trích Những Người Vợ Nhớ Chồng Những Cuộc đời đã ...
-
Môn Văn Lớp: 12 Cảm Nhận Của Em Về đoạn Thơ Sau - MapleBear
-
Trình Bày Cảm Nhận Của Anh (chị) Về đoạn Thơ: Những Người Vợ ...
-
Phân Tích Tư Tưởng Của Nhân Dân Qua đoạn Thơ: ''Những Người Vợ ...
-
[ Văn Mẫu Lớp 12] - Phân Tích đoạn Thơ Trong Đất Nước Của Nguyễn ...
-
Phân Tích Khổ Cuối Bài Thơ Đất Nước( Những Người Vợ Thương ...
-
Bình Giảng đoạn Thơ Sau Trong Đất Nước: "Những Người Vợ Nhớ ...
-
Phân Tích đoạn Thơ Sau đây Trong đoạn Trích “Đất Nước” Của Nguyễn ...