Cảm Nhận Về Hình Tương Người Lính Trong Mắt Em - Ngữ Văn Lớp 9

+500k Đăng ký Đăng nhập +Gửi bài tập +Viết
  • Trang chủ
  • Giải bài tập Online
  • Đấu trường tri thức
  • Dịch thuật
  • Flashcard - Học & Chơi
  • Cộng đồng
  • Trắc nghiệm tri thức
  • Khảo sát ý kiến
  • Hỏi đáp tổng hợp
  • Đố vui
  • Đuổi hình bắt chữ
  • Quà tặng và trang trí
  • Truyện
  • Thơ văn danh ngôn
  • Xem lịch
  • Ca dao tục ngữ
  • Xem ảnh
  • Bản tin hướng nghiệp
  • Chia sẻ hàng ngày
  • Bảng xếp hạng
  • Bảng Huy hiệu
  • LIVE trực tuyến
  • Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập

Bài tập / Bài đang cần trả lời

Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Kiyotaka Ayanokouji Ngữ văn - Lớp 924/12/2017 20:21:33Cảm nhận về hình tương người lính trong mắt em3 trả lời + Trả lời +2đ Hỏi chi tiết Trợ lý ảoHỏi gia sư +500k 12.490lazi logo×

Đăng nhập

Đăng nhập fb Đăng nhập với facebook gg Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?

Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).

3 trả lời

Thưởng th.10.2024

Xếp hạng

Đấu trường tri thức +500K

1610 Fan cuồng Barcelona24/12/2017 20:22:54Tây Tiến của Quang Dũng là chuỗi hồi ức về nổi nhớ đồng đội của nhà thơ. Người lính với tay cầm sung chiến đấu nơi biên cương miền Tây Tổ quốc, đã được khắc nét bằng bút pháp khác thường làm nổi bật lên một vẻ đẹp hào hùng của người lính đã mang lại nhiều cảm xúc nghẹn ngào cho người đọc. Bài thơ ra đời năm 1948, hai năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Trong thơ, hình ảnh người lính xuất hiện giữa núi rừng hoang sơ, kì vĩ với vực thẳm, dốc đá, thác gầm,…cồn mây heo hút, sương lấp, cọp trêu người.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, cả câu văn đã giúp ta thấy được một hình ảnh đầy khó khăn gian khổ đang ở phía trước,Quang Dũng đã sử dụng các động từ rất mạnh “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” để làm toát lên vẻ đẹp hào hùng của núi rừng nhưng các chiến sĩ vẫn mãi không lùi bước. “Súng ngủi trời” chỉ một độ cao vời vợi cùng với sự “lên cao, xuống thấp”của địa hình, sự nguy hiểm được tăng lên gấp bội đang vây quanh cuộc đấu tranh. Nhưng xa xa ở trên kia, ngôi nhà đang dần hiện ra trong cơn mưa xa “Nhà ai Pha Luông”” một địa danh vô cùng xa lạ, mờ mịt với người chiến sĩ, làm tăng thêm vẻ xa lạ, hoang sơ, mịt mù, bí ẩn của núi rừng, nhưng đó sẽ là điểm đến, là chỗ dừng chân, là khát vọng của các chiến sĩ. Trên khung cảnh thiên nhiên, dáng vẻ người lính xuất hiện thật oai liệt, luôn xung phong đương đầu mọi thử thách. Nhưng vẫn luôn yêu đời và lạc quan.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 187 Hà Thanh24/12/2017 20:23:15

Hình ảnh người lính Việt Nam nói chung và những người lính thời kỳ chống Pháp nói riêng từ lâu đã đi vào văn chương như một nguồn thi cảm. Các nhà thơ viết về người lính với tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào. Giữa muôn vàn những tác phẩm như vậy, Tây Tiến là bài thơ có vị trí đặc biệt. Dù ra đời vào năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, vậy mà hơn nửa thế kỷ sau, chất lãng mạn – hào hùng của tác phẩm vẫn còn sức hấp dàn lay động, làm say mê bao tâm hồn. Trong Tây Tiến người ta thấy hiện lèn sừng sững bức tượng đài người lính, Những con người rất thật, rất đẹp, rất có hồn, trường tồn, bất tử mãi mãi với không gian, thời gian!

Thật vậy!

Khi gấp trang Tây Tiến lại, nhiều người trong số chúng ta có thể tìm ra lơi giải đáp cho ranh giới giữa sự giống và khác nhau trong các tác phẩm văn chương. Thực ra Tây Tiến không phải một tác phẩm có đề tài mới lạ. Tất cả những gì mà nó thể hiện cũng chi xoay quanh hình ảnh người lính. Nhưng ở Tây Tiến người ta không thấy những đau thương mất mát đến bi luỵ, lại càng không thấy những lời cổ vũ hô hào đến sáo mòn. Người lính của Quang Dũng đã bước từ khuôn mẫu gò bó để đến với đời thực, với hiện thực kháng chiến gian khổ bộn bề. Chính tính chân thực ấy đã tạo khả năng hướng ngoại cho tác phẩm, tạo mối dây liên kết gắn bó giữa hình tượng thơ và độc giả trong suốt chặng đường lịch sử dài. Tây Tiến đã tái tạo và bất tử được hình ảnh binh đoàn Tây Tiến đẹp rạng ngời. Nhũng người lính Thủ đô đi vào cuộc kháng chiến mang theo vẹn nguyên cái mộng mơ của người con đất Hà Thành, Bài thơ cứ miên man trong nỗi nhớ, để rồi từ đây, một thời gian khổ, một thời mê say được gợi lại. Đoàn binh Tây Tiến đến với chúng ta không chỉ với tư cách những chiến sĩ từng trải qua khó khăn gian khổ mà còn với tư cách những chàng trai lãng mạn nhưng không kém kiêu dũng. Đối với mỗi người con Việt Nam, họ đã trở thành anh hùng trong trang sử vàng dân tộc.

Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên, trước hết là qua dòng hồi tưởng chan chứa đong đầy của nhà thơ. Đây cũng là một nét khác biệt của tác phẩm.Không giống như nhiều bài thơ khác được ghi lại ngay sau các sự kiện lịch sử, Tây Tiến chỉ đơn thuần như những kỷ niệm riêng của Quang Dũng về một thời gian kho mê say. Vì vậy, tính thời sự chỉ mất đi chút ít, nhưng tính trữ tình lại được thêm vào rất nhiều. Đó là nỗi nhớ ắp đầy trong khoảng trống câu chữ, mà lúc nào đọc lên người ta cũng xúc động nghẹn ngào. Cả bài thơ, kỷ niệm lúc nào cũng thi nhau gợi về, tưởng như nỗi nhớ đã có từ lâu lắm, để rồi đến hôm nay mới có dịp vỡ òa:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơiNhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Câu thơ như lời gọi mời, gợi nhớ, gọi nhắc về một thời quá khứ gian khổ mà đẹp vô cùng. Mở đầu bài thơ, người chiến sĩ Tây Tiến không hiện lên trực tiếp mà gián tiếp qua hình tượng "Sông Mã". Dòng sông Mã không chỉ là chứng nhân lịch sử đồng hành cùng binh đoàn Tây Tiến mà còn là biểu tượng cho những chiến sĩ Tây Tiến oai hùng. Đứng ở hiện tại và đưa mắt về quá khứ trong Quang Dũng dâng tràn một cảm xúc khó tả. Nòi nhớ "chơi vơi". Người đọc như được nhập thân vào với tác giả để cảm nhận những thổn thức, mong mỏi, khát khao trong lòng người. Dường như trong nồi nhớ ấy là cả chút gì hụt hẫng, nao lòng, cứ mơn man, lan tỏa, thấm sâu vào cảnh vật, con người. Đó cũng là xuất phát điểm bài thơ, để từ đó nỗi nhớ nhung của nhà thơ tự nó gọi về, tạo nên một Tây Tiến bất hủ.

Trong dòng hồi ức của Quang Dũng, người lính Tây Tiến hiện lên song hành với biết bao khó khăn, gian khổ.

Khi nói đến chiến tranh, ấn tượng muôn đời bao giờ cũng là sự đau thương, chia lìa, sự tang tóc, buồn thảm. Đời lính chiến đấu vì thế không thể tránh khỏi những vất vả, khó khăn. Nhưng ngoài những khó khăn chung toàn đất nước thời ấy, người lính Tây Tiến còn phải chịu đựng nhiều khó khăn riêng cho địa hình đóng quân khắc nghiệt, hiểm trở mang lại:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiChiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Hai câu thơ là bốn nét vẽ gian khổ đầy ấn tượng. Nếu câu thơ đầu gieo hầu hết thanh trắc thì câu thơ thứ hai lại gieo 9/14 thanh bằng. Cái tài của Quang Dũng là dù gieo thanh bằng hay thanh trắc vẫn giúp người đọc nhận ra cái trúc trắc gập ghềnh đầy hiểm nguy của địa hình. Quả thực "thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa". Hàng loạt từ láy "khúc khuỷu”, "thăm thẳm" được đặt cạnh nhau tạo nên hiệu quả cộng hưởng ngôn ngữ rất cao. Những hình ảnh thơ nối nhau liên tiếp đã gọi cho người đọc hình dung liên tưởng về không gian mở. Không chỉ sâu mà còn rất rộng, không chỉ cao mà còn rất xa. Dường như khó khăn cứ chất chồng như từng dãy núi trùng trùng, điệp điệp.

Điều đặc biệt là những chiến sĩ Tây Tiến lại có cái nhìn rất trẻ trung, tinh nghịch và lãng mạn về hiện thực gian khổ ấy. Trong đôi mắt họ, hiện thực dù gian khổ đến đâu cũng vẫn có nét đẹp, niềm vui riêng. Họ vẫn có thể "miệng cười buốt giá" trước mọi gian lao:Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Câu thơ, tự nó đã tách ra làm hai phần. Nếu bốn tiếng thơ đầu còn diễn tả sự gian khổ, thì ba tiếng thơ sau đã ánh lên chút trẻ trung đầy lãng mạn. Từ láy "heo hút" được đảo lên đầu như một điểm nhấn quan trọng cho câu thơ. Quang Dũng đã rất tinh tế khi sử dụng "heo hút" chứ không phải "hun hút". Hai từ láy thoạt nhìn có thể giống nhau, nhưng thực chất lại có ý nghĩa biểu đạt khác nhau. Nếu "hun hút" gợi được chiều sâu và chỉ chiều sâu mà thôi thì "heo hút" vừa gợi tả độ sâu, vừa đánh thức cảm giác trống trải, lạnh lẽo, hoang vắng, quạnh hiu. Sự trống vắng ấy do địa hình tạo nên và đã có ảnh hưởng rất lớn đến con người. Trước không gian rợn ngợp, con người vốn đã bé nhỏ nay lại càng nhỏ bé hơn. Nhưng cái "tâm” thì không biên giới, không độ cao nào có thể ngăn trở. Càng trong gian khó, hiểm nguy, sự can trường cũng như tinh thần lạc quan của người chiến sĩ càng cất cánh. Hình ảnh "súng ngửi trời" thể hiện một chút dí dỏm, trẻ trung, một chút tinh nghịch, đáng yêu, đáng mến. Cũng chẳng có gì là lạ, bởi binh đoàn Tây Tiến đều xuất thân từ những thanh niên Thủ đô tuổi đời còn rất trẻ. Họ vẫn còn thiết tha yêu cuộc đời. Ý thơ ấy sao mà giống với "đầu súng trăng treo" của Chính Hữu. Thì ra ở trong cùng một hoàn cảnh chiến đấu, những ý tưởng lớn đã gặp nhau và tạo ra mối liên kết bền chặt giữa những con người có cùng mục đích sống. Vượt lên trên cả hoàn cảnh, đó chính là tâm hồn người chiến sĩ.

Có thể nói, những khó khăn gian khổ đã trở thành một phần không thể thiếu của đời lính và trở thành nỗi ám ảnh in sâu trọng tiềm thức tác giả. Quang Dũng không bao giờ có thể nào quên.

Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Nhà thơ đà tái tạo lại hình ảnh điển hình; sống động nhất về một thời đầy khó khăn, thử thách. "Chiều chiều’"đêm đêm” là những khoảng thời gian ước lệ, không rõ là buổi chiều hay buổi đêm nào. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc không phải một chiều, một đêm mà là rất nhiều. Những khó khăn gian khổ như trải dài cùng năm tháng.

Khi mở đầu bài thơ Tây Tiến, ấn tượng đầu tiên hiện về trong Quang Dũng là những kỷ niệm về một thời gian khổ. Hình tượng người lính Tây Tiến luôn xuất hiện song hành với những khó khăn. Trên mỗi bước đường họ đi qua đều có những hiểm nguy không chỉ từ kẻ thù mà còn từ thiên nhiên đem lại. Nhưng cũng như bao người lính khác khó khăn không làm chùn bước con người mà chi nâng tầm con người lên. Thật đáng khâm phục khi trong hoàn cảnh nào, họ vẫn lạc quan đầy trẻ trung tinh nghịch. Chính nét tinh thần quý báu ấy đã tạo nên sức sống trường tồn của Tây Tiến với muôn đời.

Không chi biết đối mặt với hiện thực khó khăn, mà còn hơn thế nữa, hình ảnh người lính Tây Tiến còn hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn vô cùng – một nét đẹp của những người con đất Hà Thành ngày xưa.

Khi xông pha trận mạc, người lính Tây Tiến có thể trở thành những anh hùng chiến đấu anh dũng quả cảm, nhưng trong giờ phút giải lao, họ cũng thật gần gùi, thật chân thành. Bỏ lại những mũi đạn, hòn tên, gạt sang một bên những lo toan kháng chiến bộn bề, họ trở về với đúng tâm hồn mình: những tràng trai trẻ tuổi, hào hoa mơ mộng rất bình dị giữa đời thường. Qua lăng kính lãng mạn của họ, một buổi liên hoan văn nghệ bỗng chốc trở thành một đêm hội:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoaKìa em xiêm áo tự bao giờKhen lên mạn điệu nàng e ấpNhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Không gian đêm hội đuốc hoa hiện lên thực rực rỡ lung linh, ngập tràn ánh sáng. Câu thơ trước như gọi câu sau. Nhạc thơ ngọt ngào du dương nhưng vẫn toát lên niềm vui, niềm rạo rực đương bồi hồi trong ngực trẻ. Cộng hưởng với âm nhạc của câu chữ là âm thanh của tiếng khèn. Tất cả hòa quyện vào nhau, như vẫy gọi, chào mời, như gợi thương gợi nhớ, như trì níu, vấn vương. (Dường như đọc câu thơ, không phải người). Và dường như không phải đọc thơ rồi tìm thấy Quang Dũng trong thơ mà chính nhịp lòng náo nức mê say của người lính Tây Tiến đã tỏa rạng để dệt nên những vần thơ bất hủ.

Nếu ở khổ thơ đầu người ta còn thấy Quang Dũng đắm mình trong hồi tưởng về một thời gian khổ thì đến đây, những xúc cảm ấy quả thực, tâm hồn người chiến sĩ Tây Tiến là cả một thế giới rộng sâu. Đi vào khám phá thế giới ấy, có những khi cái ta bắt gặp không phải là niềm vui, mà là những kỷ niệm buồn. Nét "bi" trong mỗi con người chiến sĩ Tây Tiến cùng thật đặc biệt: "bi" nhưng không "lụy", "bi" nhưng không gắn liền với nước mắt. Nồi buồn ở đây gắn với nỗi nhớ, thật dìu dịu, nhè nhẹ mà như mơn man, lan tỏa. Nỗi buồn đậm chất lãng mạn, mộng mơ. Mọi hình ảnh của thực tại đều bị nhòa đi rồi hoàn toàn biến mất, nhường chỗ cho miền nhớ miền thương đang thi nhau gọi về:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấyCó thấy hồn lau nẻo bến bờCó nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước lù hoa đong đưa

Nhịp thơ đột ngột chuyển. Từ những dòng thơ sôi nổi, náo nức, mê say bỗng chuyển sang bâng khuâng pha chút ngậm ngùi hình ảnh thơ giờ lại càng mờ mờ, ảo ảo. Vì vậy tính chất lãng mạn ở đây như được nhân lên gấp đôi. Từng vần thơ sâu lắng cứ vang vang rồi in đậm, khắc sâu trong tiềm thức độc giả.

Có thể nói ở khổ thơ này Quang Dũng gợi nhiều hơn tả. Nhà thơ mở ra không gian hư hư thực thực bằng hình ảnh buổi "chiều sương ấy". Dường như chữ "chiều sương” đã gợi nhớ, gợi thương cho nhà thơ nhiều quá, để từ đây hoài niệm thi nhau hiện về. Chỉ một từ "ấy” thôi mà có sức đẩy hoài niệm về một miền rất xa trong quá khứ. Câu thơ có ắp đầy một nỗi nhớ niềm thương khó tả.

Cái hay của Quang Dũng là ông đã dùng chính sự lãng mạn của người lính Tây Tiến để tạo ra nhiều vần thơ đầy mộng mơ. Khổ thơ không gợi ra những hình ảnh, chi tiết cụ thể mà chỉ là những "dáng", những "hình". Có cảm giác như trong nỗi niềm nhớ thương Quang Dũng đã nắm bắt được toàn bộ thần thái sự vật và bất tử nó trong thi ca. Cảnh vật được nhìn qua lăng kính nhớ thương vì vậy trở nên mờ mờ, ảo ảo, hư hư, thực thực. Hai tiếng "có thấy", "có nhớ" gieo thanh trắc như những nốt nhạc vút cao của khổ thơ, gợi nhắc con người về một thời quá khứ một cách thiết tha, ân tình.

Từ cái nhìn trực giác (có thấy) đến cái nhìn trong tâm tưởng (có nhớ) là cả sự chuyển biến trong cảm xúc. Dường như trái tim, tâm hồn của cố nhân (Quang Dùng) đã được đánh thức, để rồi từ đây chỉ còn lại những vắng đọng cùng nồi buồn mênh mang trong lòng người.

Điểm nhấn của nỗi nhớ ấy hướng về một hình ảnh đặc biệt: "trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Câu thơ gợi ra hai hình ảnh đối lập: một mạnh mẽ (dòng nước lũ); một nhẹ nhàng, khe khẽ, dịu êm (hoa). Phải chăng hình ảnh "hoa đong đưa” không còn là hình ảnh thực nữa mà đã trở thành nỗi nhớ, niềm thương tác giả? Chữ "đong đưa” được dùng rất tinh tế. "Đong đưa" chứ không phải "đung đưa”. Bởi "đung đưa" chỉ có thể diễn tả trạng thái chuyển động, còn "đong đưa" diễn tả cả ánh mắt. Có lẽ nào hình ảnh "hoa đong đưa", cộng hưởng với “dáng người trên độc mộc” đã ngầm gợi nên hình ảnh người con gái’? Nhìn dưới góc độ ấy thì tâm hồn người chiến sĩ Tây Tiến thật lãng mạn quá, đáng trọng đáng mến đến vô cùng.

Có thể nói người lính Tây Tiến là những chàng trai biết vượt lên trên hoàn cảnh. Chiến tranh ác liệt với máu, với đạn lửa và nước mắt không thể xóa đi sự lãng mạn trong tâm hồn họ. Kể cả khi ranh giới giữa sự sống với cái chết liền kề, họ vẫn cất cao tiếng hát yêu cuộc đời. Họ lãng mạn cả khi buồn. Họ mộng mơ cả khi vui. Chính nét đẹp tâm hồn ấy đã đưa họ đến gần với mọi thế hệ độc giả, và bất tử họ trong lòng người đọc muôn đời.

Không chi biết đối mặt với hiện thực gian khổ, sống lãng mạn, mộng mơ, người lính Tây Tiến còn hiện lên với tư cách những anh hùng với tráng chí ngất trời.

Đối với người lính nói chung và binh đoàn Tây Tiến nói riêng, đã bước vào chiến tranh là phải chấp nhận đau khổ, hy sinh, mất mát. Nhưng ngời sáng ở những con người Tây Tiến oai hùng là cách tiếp nhận hiên thực bình thản đến lạ kỳ. Họ biết tự biến gian khổ, khốc liệt thành niềm kiêu hãnh tự tôn cho chính mình:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùm

Ta đã từng thấy một "Tiểu đội xe không kính" dí dỏm trong thơ Phạm Tiến Duật thì nay lại thấy một "đoàn binh không mọc tóc" trong thơ Quang Dũng. Người lính Tây Tiên tự gọi tên đoàn binh của mình khá thú vị. Trong câu thơ người ta thấy chút ngang tàng của người lính trẻ tuổi. Tóc không mọc không phải vì bị bệnh mà vì “không thèm mọc”. Cộng hưởng vào đó là nét kiêu hùng ‘‘Quân xanh màu lá dữ oai hùm” . Hoàn cảnh thiếu thốn gian khổ chỉ là điều kiện tôi luyện thêm khí phách anh hùng cho người lính Tây Tiến. Đọc câu thơ người ta thấy phơi phới một niềm tin tưởng, lạc quan vào cuộc đời và in đậm một tráng chí hùng dũng.

Mục đích của Quang Dũng khi sáng tác Tây Tiến không phải để dựng lên hình tượng người chiến sĩ tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ chỉ là tấm chân tình mà nhà thơ gửi đến đồng đội cho vợi đi nỗi nhớ đơn vị cũ. Nhưng chính tính chân thực trong cảm xúc đã cho người đọc một tấm chân dung sống động về người lính Tây Tiến. Họ không hiện lên với khuôn mẫu của tráng trí, anh hùng mà cũng rất đỗi lắm mộng, nhiều mơ:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Nếu câu thơ thứ nhất nhấn mạnh chữ MỘNG thì câu thơ thứ hai nhấn mạnh chữ "Mơ". Câu thơ mang vẹn nguyên cả ước vọng và điểm đến cuối cùng của đời lính Tây Tiến. Chữ "trừng" được sử dụng khá độc đáo. Người đọc có cảm tưởng như mọi ước mơ khao khát tận đáy lòng đã trào dâng và đong đầy trong ánh mắt người lính. “Trừng" là động từ mạnh lại được đặt cạnh "mơ" – lúc đầu ngỡ như một sự khập khiễng. Nhưng thực ra câu thơ rất giàu giá trị biểu cảm. Từ "trừng" không có nghĩa trừng trị, dọa nạt mà thể hiện cái nhìn đau đáu, khôn nguôi, những nhung nhớ, khát khao đến khắc khoải. Câu thơ như trùng xuống trong xúc cảm bâng khuâng dâng tràn. Từ thơ ấy gợi nhắc đến hình ảnh thơ quen thuộc:

Những đèm dài hành quân nung nấuBỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.{Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

Thì ra bao giờ cũng vậy, đích đến cuối cùng của những người lính luôn là hạnh phúc. Nồi nhớ của họ hướng cả về "dáng kiều thơm" nào đó ngoài cuộc đời. Họ ra đi chiến đấu vì tự do, độc lập, nhưng trước hết là vì cuộc sống tương lai hanh phúc mà họ khao khát. Chính vì vậy mà "dáng kiều thơm" trở thành điểm tựa, niềm hy vọng để tiếp thêm cho họ sức mạnh chiến đấu và chiến thắng.

Những người lính Tây Tiến sống anh hùng mà chết cũng anh hùng. Nhưng không lúc nào trong bài thơ ta thấy hiện lên nét sầu thương, ai oán, bị lụy, não nùng. Ngay cả khi viết về cái chết, Quang Dũng vẫn nhấn mạnh cái dũng khí hùng tráng của đoàn binh Tây Tiến:

Anh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời;Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanh;Áo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lèn khúc độc hành.

Ba lần Quang Dũng nhắc tới sự hy sinh, nhưng lần nào cũng là hình ảnh ẩn dụ để tránh đi từ "chết". Dường như khi người lính Tây Tiến ngã xuống chỉ là khi anh tạm nghỉ chân trước cuộc đời. Cái chết không đồng nghĩa vói ngừng chiến đấu vì tâm hồn, vì ước nguyện của anh sè mãi trường tồn với thời gian. Anh ngã xuống nhưng vẫn kịp trao ngọn lửa tuổi trẻ cho những đồng đội tiếp tục con đường cách mạng vinh quang. Sự hy sinh của các anh làm người đọc không khỏi nghẹn ngào: "Rải rác biên cương mồ viền xứ”. Chữ "rải rác" được đảo lên đầu câu, nhấn mạnh cho sự quạnh quẽ, lạnh lẽo, hoang vắng. Người đọc thấy xót xa thay cho những người con chiến đấu vi Tổ quốc mà phải gửi xác nơi xứ người.

Nhưng đối với người trong cuộc họ không cảm thấy xót xa đau đớn “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".

Câu thơ gợi nhắc người đọc về ý thơ Nguyễn Đình Thi: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại". Câu thơ giống như một cái hất đầu ngạo nghễ, bất chấp khó khăn, bỏ mặc sự chết chóc cận kề, những người lính Tây Tiến vẫn kiên định trong ý chí, ngạo nghễ trong phí phách. Đó là tư chất người anh hùng.Nói về sự hy sinh của người lính, tác giả mượn hình ảnh áo bào. Câu thơ vừa mang sắc thái trang trọng, vừa giảm bớt sắc thái bi lụy buồn thương. Đằng sau câu chữ là cả sự sẻ chia, đồng cảm cũng như trân trọng, yêu thương chân thành mà tác giả dành cho người lính Tây Tiến.

Cuối khổ thơ hình ảnh sông Mã một lần nữa trở lại: Sông Mã được nhân hóa như một chứng nhân lịch sử theo suốt dọc cuộc đời binh đoàn Tây Tiến. Mở đầu bài thơ hình ảnh Tây Tiến được đi liền với đoàn binh thì đến cuối bài, chỉ còn "sông Mã gầm lên khúc độc hành" khúc nhạc cô đơn, buồn thương khiến ta cảm động. Nỗi nhớ thương của lòng người đã hóa thân vào dòng sông hay chính dòng sông ấy chở đi khúc ca đau đớn của con người? Câu thơ gợi lên sự hy sinh trong tráng chí, tư thế người anh hùng.

Có lẽ hình tượng người lính Tây Tiến đã trở thành bất tử với muôn đời. Dòng lịch sử có thể đổi thay nhưng mọi thế hệ sau vẫn gợi nhắc đến các anh như hình tượng đẹp đẽ nhất. Qua dòng hồi tưởng của Quang Dũng, những chiến sĩ Tây Tiến hiện lên trong sự đối mặt với khó khăn, gian khổ nhưng lúc nào cũng lạc quan phơi phới yêu đời. Họ ra đi mang theo vẹn nguyên sự lãng mạn, mộng mơ của con người Hà Nội. Họ sống anh hùng, hy sinh cũng anh hùng. Vói âm hưởng thơ lúc dữ dội, khi sôi nổi, lúc lại vang vọng, trầm lắng, bài thơ đã dẫn hồn người đọc trở về một thời quá khứ xưa, để cùng lắng cảm trong nỗi nhớ thương da diết của Quang Dũng về những đồng đội anh hùng.

Tày Tiến đã trở thành một kỷ niệm đẹp trong lòng người đọc. Hình ảnh đoàn binh Tây Tiến cứ mãi gợi nhắc trong lòng ta về một thế hệ tuổi trẻ. Hình ảnh thơ luôn quấn lấy ta, khiến ta xúc động nghẹn ngào bởi:

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấyHồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi104 Nguyễn Đình Thái24/12/2017 20:24:46Không biết bao mùa thu đã trôi qua kể từ mùa thu Tháng Tám của dân tộc. Chiến tranh đã đi qua trên mảnh đất Việt thân yêu, để lại với đời mùa thu nay tươi đẹp của hòa bình, hạnh phúc và để lại với lòng người bao chiến công của những chiến sĩ mùa thu xưa – những mùa thu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những con người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Họ đã dựng nên tượng đài bất hủ trong thơ ca về người chiến sĩ Cách mạng. Không biết bao mùa thu đã trôi qua kể từ mùa thu Tháng Tám của dân tộc. Chiến tranh đã đi qua trên mảnh đất Việt thân yêu, để lại với đời mùa thu nay tươi đẹp của hòa bình, hạnh phúc và để lại với lòng người bao chiến công của những chiến sĩ mùa thu xưa – những mùa thu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những con người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Họ đã dựng nên tượng đài bất hủ trong thơ ca về người chiến sĩ Cách mạng.Kháng chiến bùng nổ, người trai lên đường ra chiến trận theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ chủ tịch kính yêu – lời kêu gọi của non sông. Lòng người không khỏi luyến tiếc cảnh thanh bình cũ khi bước chân lên đường vào mặt trận. Đó là mùa thu Hà Nội đầy lưu luyến :Sáng mát trong như sáng năm xưaGió thổi mùa thu hương cốm mớiTôi nhớ những ngày thu đã xaSáng chớm lạnh trong lòng Hà NộiNhững phố dài xao xác heo mayNgười ra đi đầu không ngoảnh lạiSau lưng thềm nắng lá rơi đầy. ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi ) Hay một làng quê Kinh Bắc trù phú, tươi đẹp, nay đã chìm trong máu lửa của quân thù :Quê hương ta lúa nếp thơm nồngTranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trongMàu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. ( Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm )Quê hương càng tươi đẹp thì lòng người càng xót xa nhớ tiếc và quyết ra đi để dẹp tan kẻ thù giày xéo quê hương. Cảm hứng lãng mạn với khí khái “tráng sĩ” là cảm hứng chủ đạo về hình tượng người lính những ngày đầu cách mạng. Người chiến sĩ mang dáng dấp của chàng Kinh Kha năm xưa khi bước chân vào mặt trận :Thôi hãy lên đường tráng sĩ ơi ?Quê hương mong đợi đã bao đờiBiên thùy nghe dậy niềm ai oánGươm hận mài chưa ? Khát máu rồi. ( Biết gửi đưa ai – báo Vệ Quốc )Đó là tâm trạng của những ngày đầu xung trận còn vương lại chút mơ mộng của thời thanh bình đã mấtNhững chàng trai chưa trắng nợ anh hùngHồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắmRách tả tơi rồi đôi giày vạn dặmBụi trường chinh phai bạc áo hào hoaMái đầu xanh thề mãi đến khi giàPhơi nắng gió hoa ngàn cỏ dại. ( Ngày về – Chính Hữu )Họ đi vào chiến trường với những hình ảnh đẹp nhất, anh dũng nhất và cũng đầy chất lãng mạn nhất :Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. ( Tây Tiến – Quang Dũng )Đó là hình ảnh người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân đầy gian khổ : ăn đói, mặc rét, sốt rét đến xanh da trụi tóc. Người chiến sĩ vô danh ấy vẫn tiếp bước trên đường với lòng yêu nước khôn nguôi, cho dù có phải nằm lại nơi chiến trường :Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhAùo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành. ( Tây Tiến – Quang Dũng )Nhưng rồi bom đạn, chết chóc, chiến tranh ngày càng ác liệt hơn. Hiện thực cuộc sống đã khiến cho họ không còn những mơ mộng của ngày đầu nhập ngũ. Hình tượng thơ có sự vận động đi từ lãng mạn đến hiện thực. Điều đó cũng là điều phù hợp với những vận động biến đổi trong tâm hồn người chiến sĩ. Như chính Chính Hữu tâm sự : “ Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, là chính trị viên, hằng ngày tôi phải chăm nom chôn cất những đồng đội của tôi đã hy sinh và tôi có nhận xét : bạn tôi, không có người nào chết trong động tác nằm ngủ, trong tư thế nghỉ ngơi. Họ đều hy sinh trong khi đang bắn, hoặc ôm bộc phá xông lên. Nhận xét này đã trở thành sự day dứt, âm ỉ, nó trở thành một vấn đề trách nhiệm. Và một lúc nào đó, từ trong kỷ niệm, một cách bất ngờ nhất, nó đã hiện lên thành những câu trọn vẹn :Bạn ta đóChết trên dây thép ba từngMột bàn tay chưa rời báng súngChân lưng chừng nửa bước xung phongOâi những con người mỗi khi nằm xuốngVẫn nằm trong tư thế tiến côngĐó là hình ảnh đeo đuổi suốt đời tôi về những cái chết, chỉ có tác dụng thôi thúc chúng ta đứng lên”. Có lẽ vì vậy mà hình ảnh người chiến sĩ không còn gắn với “bụi trường chinh” và “áo hào hoa” nữa, mà đã trở thành người Vệ quốc quân trong tình đồng chí, đồng đội, cùng chiến đấu vì lòng yêu tổ quốc :Anh với tôi, đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng, đầu gác bên đầu,Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỷĐồng chí ! ( Đồng chí – Chính Hữu )Từ khắp mọi miền đất nước, những con người yêu nước tụ hội với nhau trong cuộc kháng chiến gian khổ. Họ là những thanh niên trí thức Hà thành, lên đường theo tiếng gọi nhập ngũ :Kháng chiến bùng lên biệt thủ đôLên đường dẻo bước khoác ba lô ( Tự thuật – Tú Mỡ )Hay những người nông dân chân chất, “chưa biết chữ”, “súng bắn chưa quen”, “quân sự mươi bài”. Tất cả người con đất Việt đã đến và chiến đấu vì đất mẹ yêu thương :Lũ chúng tôiBọn người tứ xứGặp nhau hồi chưa biết chữQuen nhau từ buổi “một hai”Súng bắn chưa quen,Quân sự mươi bài,Lòng vẫn cười vui kháng chiến. ( Nhớ – Hồng Nguyên )Phần lớn họ ra đi từ những làng quê nghèo khó :Quê hương anh đất mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá ( Đồng chí – Chính Hữu )Họ bỏ lại đó là cả quãng đời chìm trong đói khổ, là cuộc sống nông thôn đầu tắt mặt tối mà không đủ no :Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không mặc kệ gió lung lay ( Đồng chí – Chính Hữu )Hay :Mái lều gianh,Tiếng mõ đêm trường,Luống cày đất đỏÍt nhiều người vợ trẻMòn chân bên cối gạo canh khuya ( Nhớ – Hồng Nguyên )Bản thân họ thì thiếu thốn, cực khổ trăm bề, bệnh tật khổ sở :Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vừng trán đẫm mồ hôiÁo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giàChân không giày ( Đồng chí – Chính Hữu )Ngay cả đến trang bị họ cũng phải “ Lột sắt đường tàu, Rèn thêm đao kiếm”. Từ chỗ nghèo khó họ trở thành những người tri kỷ, cùng chung chí hướng “cùng nhau chung sống căm thù giết Tây”. Họ chia nhau từng hơi ấm đôi bàn tay ( Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ) rồi lại :Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắngQuờ chân tìm hơi ấm đêm mưa ( Nhớ – Hồng Nguyên )Những mất mát của họ thật là to lớn. Không biết bao nhiêu đồng đội của họ đã lần lượt hy sinh, vĩnh viễn nằm lại chiến trường :Hôm qua còn theo anhĐi ra đường quốc lộHôm nay đã chặt cànhĐắp cho người dưới mộ ( Viếng bạn – Hoàng Lộc )Kể sao cho hết nỗi đau của người chiến sĩ khi hay tin những người thân yêu của mình đã mất dưới bom đạn của kẻ thù. Tuy có bi thảm, đau thương, nhưng chính điều đó lại càng tố cáo mạnh mẽ hơn tội ác của kẻ thù, càng nung nấu mãnh liệt hơn ý chí “căm thù giặc” nơi người Vệ quốc quân. Hình ảnh của những người em gái, những người yêu mãi mãi nằm xuống đi vào thơ ca như những hình ảnh xúc động nhất. Đó là người vợ trẻ nơi hậu phương ngã xuống :Nhưng không chết người trai khói lửaMà chết người em nhỏ hậu phươngTôi về không gặp nàngMá tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tốiChiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương…tàn lạnh vây quanh. ( Màu tím hoa sim – Hữu Loan )Hay người em gái chết anh dũng nơi quê nhà :Mới đến đầu ao, tin sét đánhGiặt giết em rồi, dưới gốc thôngGiữa đêm bộ đội vây đồn ThứaEm sống trung thành, chết thủy chung. ( Núi đôi – Vũ Cao )Đó là nỗi căm hận họ đành chôn kín vào lòng :Ai biến tên em thành liệt sĩBên những hàng bia trắng giữa đồngNhớ nhau anh gọi : em, đồng chíMột tấm lòng trong vạn tấm lòng. ( Núi đôi – Vũ Cao )Những đau thương mất mát đó như tiếp thêm sức mạnh cho họ nơi chiến tuyến để tìm câu trả lời cho những đau thương của họ và cả dân tộc. Họ lao vào chiến dịch với thế tiến công như nước vỡ bờ như Nguyễn Đình Thi kể lại : “Hình ảnh những đoàn dân công tới tấp đến chiến trường, bộ đội ào ào đi vào chiến dịch gợi lên một cái gì rất mạnh mẽ của không khí tức nước tràn bờSúng nổ rung trời giận dữNgười lên như nước vỡ bờ ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi )Tôi viết : “Người lên như nước vỡ bờ!” chính là nói đến sức mạnh ấy của quân đội ta, của quần chúng cách mạng”. Đó là khí thế hừng hực đấu tranh của những ngày khói lửa :Những đồng chí, thân chôn làm giá súngĐầu bịt lỗ châu maiBăng mình qua núi thép gaiÀo ào vũ bão,Những đồng chí chè lưng cứu pháoNát chân nhắm mắt còn ômNhững bàn tay xẻ núi, lăn bomNhất định, mở đường, cho xe ta lên chiến trường tiếp viện. ( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu )Những ngày chiến đấu anh dũng đã bộc lộ một cách rực rỡ hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ cụ Hồ: kiên trì vượt qua mọi nguy hiểm, anh dũng quên mình vì nhiệm vụ. Càng gian khổ, đau thương càng thắp sáng trong họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng, họ vẫn tiếp tục chiến đấu với tâm thế lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi trước mắt của dân tộc. Hình tượng người lính càng về giai đoạn sau càng tỏa sáng vẻ đẹp của một quân đội trưởng thành về việc quân cũng như càng thể hiện tinh thần “vì nước quên thân” của anh bộ đội. Đó là cuộc sống người lính chịu cực khổ nơi chốn rừng sâu vẫn bám trụ với làng bản, với dân, giữ vững tinh thần của người dân sau khi sự tàn phá của giặc đã đi qua :Có đêm gió bấc lạnh lùngÁo quần rách nát lá dùng che thânKhó khăn đau ốm muôn phầnLấy đâu đủ thuốc mặc dần bệnh nguôiCó phen giặc chạy tơi bờiRừng sâu đói rét không người hỏi hanĐến nay họ về đâyGiữ vừng miền núi CấmThổ phỉ quét xong rồiĐồn Tây xa chục dặmKiến thiết lại bản xómBị giặc đốt tan tành. ( Lên Cấm Sơn – Thôi Hữu )Sống kham khổ, bệnh tật nhưng họ vẫn vui, vẫn đem lại nhịp sống mới cho làng bản. Và họ vẫn lạc quan trên đường hành quân :Một tiếng chim kêu sáng cả rừngLên đường chân lại nối theo chânĐêm qua đầu chụm, run bên đáNay lại cùng mây sưởi nắng hừng. ( Từ đêm 19 – Khương Hữu Dụng )Họ vẫn cùng nhau vui cười rộn rã khi kể chuyện riêng tư. Sự lạc quan trở thành bản lĩnh Cách mạng giúp người chiến sĩ vượt lên trên tất cả để chiến thắng :Đằng nớ vợ chưa !Đằng nớ ?Tớ còn chờ độc lậpCả lũ cười vang bên ruộng bắpNhìn o thôn nữ cuối nương dâu. ( Nhớ – Hồng Nguyên )Bên cạnh tình đồng chí, đồng đội thì tình quân dân chính là nguồn nghị lực khiến họ thêm vững bước chiến đấu với quân thù. Hình ảnh người lính trở nên gần gũi với đời sống qua tình quân dân, hoàn thành chiến lược của quân đội ta trong công tác dân vận “đi dân nhớ, ở dân thương”. Người dân đón tiếp Vệ quốc quân như những người thân đi xa trở vềBóng tre che mát đường làngMột hàng quân bước hai hàng người vui ( Quân về – Nguyễn Ngọc Tấn )Dân làng đón tiếp họ với tấm lòng của người dân nghèo, với “bát nước chè xanh”, đạm bạc, đơn sơ mà thắm đượm nghĩa tình :Các anh vềXôn xao làng tôi bé nhỏNhà lá đơn sơ,Tấm lòng rộng mởNồi cơm nấu dởBát nước chè xanhNgồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau. ( Bao giờ trở lại – Hoàng Trung Thông )Từ tấm lòng bà mẹ chở che cho bộ đội :Bầm yêu con, bầm yêu đồng chíBầm quý con, bầm quý anh em. ( Bầm ơi – Tố Hữu )Đến sự yêu quý của cô gái :Nếu không nhận hết bánh nàyCác anh cũng nhận một hai cái dùm. ( Xếp bánh phồng – Nguyễn Hiêm )Tất cả tình cảm máu thịt gắn bó đó đã theo các anh trong suốt đường ra mặt trận. Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến thể hiện được vẻ đẹp của cuộc sống Cách mạng đang chuyển biến đi lên.Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến chống Pháp là một hình tượng đẹp trong văn học Việt Nam, đó là bước tiếp nối với hình tượng sĩ phu yêu nước trong quá khứ, và là hình tượng mở đầu cho hình tượng chiến sĩ giải phóng quân kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này. Đó là những tượng đài bất hủ của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta. Cũng xin mượn hình tượng người lính màNguyễn Đình Thi miêu tả làm lời kết cho hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy hào hùng của dân tộc : “Những người lính trẻ với gương mặt rất tươi sáng nhiều khi cũng lấm lem bùn đất. Họ đi lại với tinh thần xông pha hăng hái, thỉnh thoảng trên gương mặt lại nhoẻn ra một nụ cười. Tôi liên tưởng hình ảnh đẹp đó với hình ảnh đất nước. Đất nước đang trải qua những cơn thử thách và hình ảnh của đất nước vượt lên từ than bụi lấy bùn và rạng rỡ ánh sáng mới :Nước Việt Nam từ trong máu lửaRũ bùn đứng dậy sáng lòa. “ ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi ) Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi Trả lời nhanh trong 10 phútnhận thưởng Đấu trường tri thức +500K Cảm nhận về hình tương người lính trong mắt emhình tương người línhNgữ văn - Lớp 9Ngữ vănLớp 9

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội
Fanpage: https://www.fb.com/lazi.vn
Group: https://www.fb.com/groups/lazi.vn
Kênh FB: https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB
LaziGo: https://go.lazi.vn/join/lazigo
Discord: https://discord.gg/4vkBe6wJuU
Youtube: https://www.youtube.com/@lazi-vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lazi.vn
Bài tập liên quan

Viết một đoạn văn nói về nhà văn Nguyễn Thành Long (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Viết một đoạn văn nói về nhà văn Kim Lân (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Đóng vai bé Thu kể lại lần đầu gặp ba mình (Ngữ văn - Lớp 9)

4 trả lời

Hãy hóa thân vào nhân vật anh thanh niên chuyện Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long (Ngữ văn - Lớp 9)

5 trả lời

Hãy hoá thân thành ông Sáu (bé Thu) kể lại chuyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Viết đoạn văn (5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về môi trường biển hiện nay (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Kể về kỉ niệm sâu sắc nhất giữa mình và người thân (Ngữ văn - Lớp 9)

3 trả lời

Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Theo em có thể thay thế từ "hờn" trong câu thứ 2 thành từ "buồn" không? Vì sao? (Ngữ văn - Lớp 9)

4 trả lời

Lời dẫn sau đây được dẫn bằng cách nào? Nhưng chớ hiểu lầm rằng: Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Cơ sở nào để tác giả đưa ra nhận định trên? Chuyển câu văn trên sang hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp? (Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà) (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lờiBài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Viết bài văn phân tích bài thơ sau (Ngữ văn - Lớp 9)

0 trả lời

Viết bài văn nghị luận, phân tích bài thơ Quê mình của tác giả Nguyễn Thế Kỳ (Ngữ văn - Lớp 9)

0 trả lời

Hãy nêu luận điểm và lí lẽ, bằng chứng trong bài "Người cha" của Nguyễn Quang Thiều (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Tìm một câu văn sử dụng trích dẫn trực tiếp trong đoạn trích (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Xác định luận đề của văn bản. Trong câu văn "Đồng tiền mà trước đây Nguyễn Bỉnh Khiêm đã í nói cao tác dụng phá hoại đạo đức phong kiến. "Con bạc còn tiền còn để tử, Hết công hết rượu hết điong tôi". người viết đã sử dụng cách trích dẫn tài liệu nào? (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Phân tích truyện chia ra 1 luận điểm thành 1 đoạn văn (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Đề bài : Thơ là tình, nhưng không phải là những cảm xúc hời hợt, mà là lí trí đã chín muồi nhuần nhuyễn. Bài thơ hay bao giờ cũng gói ghém bên trong một chiều sâu suy nghĩ, chứa đựng ít nhiều chân lí tinh tế của cuộc đời." (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Phân tích bài thơ "Đạo hiếu chưa tròn" của tác giả Hoàng Mai (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Viết bài văn nghị luận (600 chữ) bàn về giá trị của các hoạt động văn hoá cộng đồng nơi làng quê (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời Xem thêm Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Nhân dân coi sự khôi phục ấy là gì?

Trong truyện cổ tích thần kì, điều gì là động lực tự thân đã giúp nhân vật có sự khôi phục ấy?

Những nhân vật nào không bao giờ có sự khôi phục sự tương ứng về bản chất và ngoại hình?

Theo tác giả, những nhân vật đội lốt xấu xí có bản chất như thế nào?

Ya. Prốp gọi sự thay đổi của các nhân vật đội lốt xấu xí là?

Đối với những nhân vật mang lốt xấu xí, ở phần kết thúc truyện sẽ như thế nào?

Theo tác giả, truyện cổ tích đưa các nhân vật lí tưởng vào lâu đài, triều đình, nhưng trong cách ứng xử, trong lời ăn tiếng nói và thói quen sinh hoạt, nó vẫn thuộc về ai?

Theo tác giả, dù là ông vua, là hoàng hậu, nó vẫn thuộc về ai?

Theo tác giả, hầu hết các tác phẩm đều kết thúc bằng mô-típ gì?

Đâu là nội dung chính của Phần 3 (phần còn lại)?

Xem thêm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

Bảng xếp hạng thành viên12-2024 11-2024 Yêu thích1Quang Cường1.068 điểm 2Đặng Mỹ Duyên1.062 điểm 3Chou847 điểm 4ngân trần826 điểm 5Kim Mai567 điểm1Ngọc10.573 điểm 2ღ_Hoàng _ღ9.661 điểm 3Vũ Hưng8.029 điểm 4Quang Cường7.707 điểm 5Đặng Mỹ Duyên7.659 điểm1Cindyyy623 sao 2BF_Zebzebb531 sao 3ღ_Dâu _ღ516 sao 4ngockhanh455 sao 5Jully431 sao
Thưởng th.10.2024
Bảng xếp hạng
Trang chủ Giải đáp bài tập Đố vui Ca dao tục ngữ Liên hệ Tải ứng dụng Lazi
Giới thiệu Hỏi đáp tổng hợp Đuổi hình bắt chữ Thi trắc nghiệm Ý tưởng phát triển Lazi
Chính sách bảo mật Trắc nghiệm tri thức Điều ước và lời chúc Kết bạn 4 phương Xem lịch
Điều khoản sử dụng Khảo sát ý kiến Xem ảnh Hội nhóm Bảng xếp hạng
Tuyển dụng Flashcard DOL IELTS Đình Lực Mua ô tô Bảng Huy hiệu
Đấu trường tri thức Thơ văn danh ngôn Từ điển Việt - Anh Đề thi, kiểm tra Xem thêm
Đơn vị chủ quản: Công ty CP Công nghệ LaziMã số doanh nghiệp: 0108765276Địa chỉ: Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà NộiEmail: lazijsc@gmail.com - ĐT: 0387 360 610Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Văn Cao© Copyright 2015 - 2024 Lazi. All rights reserved.×Trợ lý ảo Trợ lý ảo× Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k

Từ khóa » Thuyết Trình Về Người Lính Trong Mắt Em