Cảm Thụ Hạt Gạo Làng Ta Có Vị Phù Sa Của Sông Kinh Thầy Có Hương ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • iamblink308logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      0

    • Điểm

      688

    • Cảm ơn

      0

    • Ngữ văn
    • Lớp 6
    • 40 điểm
    • iamblink308 - 19:58:00 21/01/2020
    Cảm thụ Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông kinh thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    iamblink308 rất mong câu trả lời từ bạn. Viết trả lời

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • nguyenngocmai03
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      3192

    • Điểm

      62804

    • Cảm ơn

      4444

    • nguyenngocmai03
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 22/01/2020

    Đây là câu trả lời đã được xác thực

    Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

    icon

    Hạt gạo làng ta là một bài thơ hay và cảm xúc của tác giả Trần Đăng Khoa. Tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm, đồng thời là sự trân quý những hạt gạo trắng ngần được làm ra từ biết bao mồ hôi, công sức của người dân lao động. Đặc biệt đoạn thơ nói về nguồn gốc dân dã của hạt gạo là một đoạn thơ hay, để lại nhiều cảm xúc cho người đọc .

    Hạt gạo làng ta

    Có vị phù sa

    Của sông Kinh Thầy

    Có hương sen thơm

    Trong hồ nước đầy

    Có lời mẹ hát

    Ngọt bùi đắng cay.”

    Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã thể hiện giá trị của gạo để thể hiện giá trị của hạt gạo. Hạt gạo bắt nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của người việt Nam mà nảy sinh ra .Việt Nam ta vốn là đất nước nông nghiệp với hình ảnh quen thuộc của ruộng đồng, thôn xóm, hạt gạo … Hạt gạo trắng sữa đã được xem như là hạt ngọc quý giá trời cho với vị phù sa nồng nàn của con sông Kinh Thầy thân thuộc, hương thơm thanh mát của hồ sen và xuất hiện trong cả những lời mẹ hát ru con với sự “ngọt bùi đắng cay” da diết.

    Chính những hạt lúa nhỏ bé, trắng tinh khôi ấy chính là thứ mang lại nguồn lương thực và cả giá trị tinh thần vô cùng lớn lao dành cho mọi người. Dường như, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả vẻ đẹp của những hạt gạo bằng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó với nhân dân nhưng lại là những gì đẹp đẽ nhất và tinh túy nhất.

    Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con." Hạt gạo làng ta.Có vị phù sa,Của sông Kinh Thầy.Có hương sen thơm,Trong hồ nước đầy…"

    Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được " vị phù sa". " hương sen thơm" trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ:"Có lời mẹ hát,Ngọt ngào hôm nay. "Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:" Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này, Trần Đăng khoa để thực tế nói lên: Để làm ra hạt gạo thơm ngon, trắng ngần, người nông dân của ta đã phải vất vả quá nhiều. Chính vì vậy, những người thưởng thức và tiêu thụ sản phẩm từ gạo cần phải biết trân quý hạt gạo quê hương. Nâng niu hạt gạo hay đó cũng là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng và biết ơn của mình đối với những công sức của người nông dân đã bỏ ra.

    Có thể nói, bài thơ " Hạt gạo làng ta" với đoạn thơ đầu tiên nói về nguồn gốc của hạt gạo đã cho chúng ta thấy rất rõ tình cảm nâng niu, yêu mến và trân trọng hạt hạo của tác giả. Qua đó, tác giả cũng muốn nhắc nhở mọi nguoeif hãy trân trọng hạt gạo tinh khôi và bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước từ những hạt gạo trắng ngần.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4.3starstarstarstarstar15 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 9
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Cách Cảm Thụ Văn Học Bài Hạt Gạo Làng Ta