Cẩm Tiên (NSUT) (Nghệ Sĩ Cải Lương) - Lời Vọng Cổ

Nghệ sĩ cải lương Cẩm Tiên tên đầy đủ là Võ Thị Cẩm Tiên. Nghệ sĩ Cẩm Tiên sinh năm 1970 tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Cẩm Tiên được biết đến qua vọng cổ hơi dài cùng với Linh Huệ, Phượng Hằng, Châu Thanh, Vương Linh...

Cô một nghệ sĩ được đông đảo khán thính giả yêu thích và biết đến trong lĩnh vực cải lương với nhiều vở cải lương hay như Trên đỉnh yêu thương, Hãy gọi nhau là cố nhân, Ánh sáng tình yêu, Lệnh truy nã.

Mê vọng cổ từ tuổi lên sáu, từng trốn học để chui vô sân vận động Gò Dầu (Tây Ninh) xem ké cải lương…, tình yêu ban đầu rất bản năng đó cũng đủ sức mạnh khiến cô gái 20 tuổi bỏ ngang ước mơ trở thành cô giáo để về đầu quân cho đoàn cải lương Trung Hiếu.

Song thân của cô Cẩm Tiên thích cổ nhạc, đệ tử của nhạc sĩ Sáu Khoẻ, Năm Vinh, hai ông bà thường tham gia đờn ca tài tử với các bạn.

Sau năm 1975, cha mẹ của Cẩm Tiên về quê nhà ở huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh để sinh sồng. Cẩm Tiên được vào học ở trường phổ thông trung học Gò Dầu. Từ nhỏ, Cẩm Tiên đã được cha mẹ dạy ca vọng cổ và các bài bản nhỏ nên mỗi lần ông đi đờn ca tài tử chơi, ông thường cho Cẩm Tiên theo, ca cho chú bác nghe.

Khi cô được 7 tuổi (năm 1977), đoàn cải lương Tây Ninh về hát ở Gò Dầu Hạ, cha cô dẫn cô đến đoàn hát thăm hai bạn của ông là nghệ sĩ Thanh Hiền và Hữu Lộc, Cẩm Tiên đã ca hai bài vọng cổ Rẽ Mạ Đầu Mùa và Hoa Tím Bằng Lăng trên sân khấu, khán giả nhiệt liệt tán thưởng. Nghệ sĩ Thanh Hiền muốn xin cho Cẩm Tiên theo đoàn hát nhưng cô không chịu. Cô tiếp tục học văn hóa đến hết lớp 12. Thời gian đi học, Cẩm Tiên rất thích lối ca vọng cổ của thần tượng Châu Thanh, Linh Huệ, Linh Vương nên cô tự luyện giọng học ca theo cách ca đó, Cẩm Tiên được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn nghệ ở trường và ở địa phương.

Năm 1999, cô rời đoàn Văn Công Nhà hát Trần Hữu Trang và trở thành nghệ sĩ tự do. Đầu năm 2007, nhờ sự đề cử của Nhà hát Trần Hữu Trang, cô đã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Từ khóa » Ca Cổ Cải Lương Châu Thanh Phượng Hằng Cẩm Tiên