Cam Tùng Lộc - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc
- Nhà thuốc
- Phòng khám
- Bệnh viện
- Công ty
- Trang chủ
- Thuốc mới
- Cập nhật thuốc
- Hỏi đáp
thuốc Cam Tùng Lộc là gì
thành phần thuốc Cam Tùng Lộc
công dụng của thuốc Cam Tùng Lộc
chỉ định của thuốc Cam Tùng Lộc
chống chỉ định của thuốc Cam Tùng Lộc
liều dùng của thuốc Cam Tùng Lộc
Nhóm sản phẩm: Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vậtDạng bào chế:SiroĐóng gói:Hộp 1 chai 120 ml; hộp 1 chai 180 mlThành phần:
Mỗi 120 ml chứa dịch chiết từ các dược liệu: Liên nhục 14,4g; Đảng sâm 12g; Bạch linh 8,4g; Bạch truật 7,2g; Hoài sơn 6,6g; Cát lân sâm 6g; Mạch nha 6g; Sơn tra 6g; Ý dĩ 6g; Cam thảo 5,4g; Sử quân tử 4,8g; Khiếm thực 3,6g; Bạch biển đậu 3,72g; Thần khúc 2 SĐK:VD-28532-17Nhà sản xuất: | Công ty TNHH Dược Tùng Lộc II - VIỆT NAM | Estore> |
Nhà đăng ký: | Công ty TNHH Dược Tùng Lộc II | Estore> |
Nhà phân phối: | Estore> |
Chỉ định:
Thuốc dùng để phòng và điều trị còi xương, suy dinh dưỡng, mồ hôi trộm, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, kém ngủ, giun kim, giun đũa…Liều lượng - Cách dùng
Cách sử dụngThuốc sử dụng qua đường uốngUống trước bữa ăn, có thể uống nguyên chất, hòa tan vào nước, trộn với thức ăn,hoặc sữa.Đối tượng sử dụngThuốc có thể dùng cho người lớn và trẻ emLiều dùngTrẻ em:Dưới 1 tuổi: mỗi lần 5 ml – 10 ml (1-2 thìa cà phê).Từ 1 – 2 tuổi: mỗi lần 10 ml – 15 ml (2-3 thìa cà phê).Từ 2 – 6 tuổi: mỗi lần 15 ml – 20 ml (3-4 thìa cà phê).Trên 6 tuổi: mỗi lần 20 ml – 25 ml (4-5 thìa cà phê).Người lớn: mỗi lần 30ml (2 thìa canh).Mỗi đợt dùng từ 3 đến 4 tuần.Chống chỉ định:
Chống chỉ định với người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Người tiểu đườngTác dụng phụ:
Hiện chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ của thuốc. Thông báo ngay cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.Thông tin thành phần Đảng sâm
Mô tả:Đảng sâm là cây cỏ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn.Thân mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây khác, thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông. Lá mọc cách hình trứng hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, mép nguyên, màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông nhung, mặt dưới mầu trắng xám nhẵn hoặc có lông rải rác, dài 3-8cm, rộng 2-4cm. Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nghụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc. Quả bổ đôi, hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra. Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng. Thu hái, sơ chế: Vào mùa đông, lúc cây đã úa vàng, rụng lá. Hoặc tới đầu xuân năm sau, lúc cây chưa đâm chồi nảy lộ. Đào rễ phải dài sâu trên 0,7m, vì rễ rất dài, không làm trầy xát. Rửa sạch đất cát, phân loại rễ to nhỏ, phơi riêng trên gìan từng loại. Đến lúc nào rễ bẻ không gãy là đạt, bó từng bó đem phơi. Cũng có thể lấy lạt hoặc chỉ xâu rễ thành chuỗi ở đầu củ đem treo ở nơi thoáng gió, phơi khô rồi cuộn lại thành bó. + Theo Trung quốc: Thu hái xong, phơi âm can, lăn se cho vỏ dính vào thịt, khi dùng, sao với đất hoàng thổ hay với cám cho thuốc hơi vàng xong bỏ đất hoặc cám chỉ lấy Đảng sâm (Trung Dược Đại Từ Điển). + Theo Việt Nam: Rửa sạch bụi bặm, ủ nước một đêm, hoặc đồ thấy bốc hơi là được, khi mềm, bào mỏng 1-2 ly, tẩm nước gừng để khỏi nê Tỳ và bớt hàn, thường có người sao qua để dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Mô tả Dược liệu: Vị thuốc Đảng sâm là phần rễ, hình trụ tròn hơi uốn cong, dài 10 - 35 cm, đường kính 0,4 - 2 cm. Bề ngoài có màu vàng nhạt đến vàng xám nâu, phía trên của rễ có vết thân lõm xuống hình tròn, đoạn dưới có nhiều nếp vân ngang. Toàn rễ có nhiều nếp nhăn dọc và rải rác có bì khổng. Rễ dẻo, mặt cắt ít bằng phẳng, phần vỏ có màu vàng nhạt, phần lõi màu trắng ngà. Mùi thơm dịu, vị ngọt. 1. Tây đảng sâm: Khô, nhiều chất đường, đầu và đuôi đều tròn, màu vàng hay màu xám, thịt màu xám vàng, có vân tròn dạng phóng xạ, đường kính 13mm trở lên không bị mọt, không bị móc, không lẫn rễ con. 2. Đông đảng sâm: Khô, chất đường tương đối ít, đầu và đuôi tròn ít nếp nhăn, vỏ màu vàng xám hay màu nâu xám, thịt màu trắng vàng, thoáng có vân tròn dạng phóng xạ, đường 10mm trở lên không có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất. 3. Lộ đảng sâm: Khô, nhiều đường mềm rễ dài, vỏ màu vàng hay màu vàng xám, thịt màu vàng nâu hay màu vàng, đường kính trên 10mm không có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất. 4. Điều đảng sâm: Khô, có chất đường, hình trụ tròn, vỏ khô màu vàng, thịt màu trắng hay màu vàng trắng, đường kính 12mm trở lên, không có dầu tiết ra, không mọt và bị biến chất. 5. Bạch đảng sâm: Khô, tương đối cứng, ít đường, hình dạng rễ không thống nhất, vỏ màu vàng xám hay màu trắng vàng, thô mập, đường kính 10mm trở lên, không bị sâu mọt. Vị thuốc Đảng sâm Tính vị: Vị ngọt, tính bình Quy kinh: Vào kinh tỳ, phế Thành phần hoá học: Saponin, đường, tinh bột. Tác dụng :+ Thanh Phế (Bản Thảo Phùng Nguyên). + Bổ trung, ích khí, hòa Tỳ Vị, trừ phiền khát ( Bản Thảo Tùng Tân). + Bổ trung, ích khi, sinh tân (Trung Dược Đại Từ Điển). + Bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).Thông tin thành phần Bạch Linh
Mô tả:
Dược liệu Bạch linh là thể quả nấm Phục linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm phục linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng - Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi - Phục linh khối: sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt. - Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt. - Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng. - Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong. Dược liệu Bạch linh >>> Những tác dụng nổi bật của Dược Liệu Thục Địa Phân bố, thu hái và chế biến: Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát của nước ta cũng có loại nấm này nhưng chưa được nuôi trồng và khai thác, vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Thu hái: Từ tháng 7 đến tháng 9, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và xuất hiện nhăn nheo bề mặt, phơi âm can đến khô. Hoặc Phục linh tươi thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió. Tuỳ theo các phần thái và màu sắc của Phục linh mà có tên gọi khác nhau: Bạch phục linh, Phục linh bì, Xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến. Bào chế: Ngâm Phục linh vào nước, rửa sạch, đồ thêm cho mềm, gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm và phơi hoặc sấy khô.Tác dụng :- Lợi tiểu - Tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của phagocyte ở chuột. - Kháng ung thư (do thành phần polysacharide của thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể. - An thần, có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống loét bao tử. - Nước sắc Phục linh có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng. Cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng giết chết xoắn khuẩn. Thuốc lợi thuỷ và cường tráng, nhuận táo, bổ tỳ, sinh tân, chỉ khát.Chỉ định :+ Phục linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng.+ Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt).+ Bạch phục linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy chướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa chảy.+ Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, mất ngủ.Liều lượng - cách dùng:Ngày 6-12g. Dạng thuốc sắc, hoàn, tán. Phối hợp trong nhiều phương thuốc khác nhau.Chống chỉ định :Âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ Edit by thuocbietduoc. |
Thuốc bổ kiện tỳ
SĐK:V176-H02-19
Bổ tỳ Bông sen vàng
SĐK:V182-H02-19
Thập toàn đại bổ B/P
SĐK:V188-H02-19
Hoàn quy tỷ
SĐK:V195-H06-19
Thập toàn đại bổBSV
SĐK:V197-H06-19
Bổ tỳ trẻ em
SĐK:VD-31652-19
Khung phong hoàn
SĐK:VD-31657-19
Thuốc gốcOseltamivir
Oseltamivir
Dequalinium
Dequalinium chloride
Semaglutide
Semaglutide
Apixaban
Apixaban
Sotalol
Sotalol hydrochloride
Tolvaptan
Tolvaptan
Palbociclib
Palbociclib
Axitinib
Axitinib
Fluticasone
Fluticasone propionate
Cefdinir
Cefdinir
Mua thuốc: 0868552633Trang chủ | Tra cứu Thuốc biệt dược | Thuốc | Liên hệ ... BMI trẻ em |
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn |
Thông tin Thuốc và Biệt Dược - Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn - Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com |
Từ khóa » Cam Tùng Lộc
-
Siro Cam Tùng Lộc điều Trị Rối Loạn Tiêu Hoá, Kích Thích Ngon Miệng
-
Thuốc Cam Hàng Bạc Tùng Lộc: Tác Dụng, Cách Dùng, Giá Bán
-
Siro Cam Tùng Lộc - Chống Còi Xương - Central Pharmacy
-
Cam Tùng Lộc 10 Gói - Central Pharmacy
-
[CHÍNH HÃNG] Thuốc Cam Hàng Bạc Tùng Lộc? Giá Bán? Mua ở ...
-
Siro Cam Hàng Bạc Gia Truyền Tùng Lộc 180ml, Bổ Tỳ Vị, Tăng Cường ...
-
{TPCN} Siro Cam Tùng Lộc - Bổ Dưỡng Cơ Thể - Vinacel
-
Thuốc Cam Gia Truyền Tùng Lộc Hàng Bạc - Vinacel
-
[GIÁ GỐC] Siro Cam Tùng Lộc Giúp Trẻ ăn Ngon Miệng Chai 120ml
-
Siro Cam Tùng Lộc – Điều Rối Loạn Tiêu Hóa, Biếng ăn ở Trẻ Hiệu Quả
-
Thuốc Cam Tùng Lộc: Liều Dùng & Lưu ý, Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác ...
-
Thuốc Cam Hàng Bạc Tùng Lộc Có Tác Dụng An Toàn, Hiệu Quả Ra Sao?
-
Có Mẹ Nào Biết Về Thuốc Cam Tùng Lộc Không ạ? - Webtretho