Cầm Vô Lăng Và đánh Lái đúng Cách Trong Kỹ Thuật Học Lái Xe ô Tô

Cầm vô lăng đúng cách giúp cho người lái xe vừa thoải mái, vừa an toàn. Vì vậy, kỹ thuật cầm vô lăng và đánh lái đúng cách là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng khi học lái xe ô tô. Có lẽ đây là một trong những bài học lái xe đầu tiên mà bạn được dạy ở trường. 

Buổi học số nguội sẽ làm quen với vô lăng, cần số, côn, phanh, ga. Trong bài viết này, Trung tâm đào tạo lái xe 83 Group xin hướng dẫn một số kỹ năng cơ bản trong cách cầm vô lăng và đánh lái.

VỊ TRÍ ĐẶT TAY CẦM VÔ LĂNG

Khi lên xe, việc đầu tiên là chỉnh tư thế ngồi thoải mái, phù hợp nhất. Việc chỉnh tư thế ngồi dựa trên việc căn chỉnh vị trí đặt tay lái, chân côn phanh sao cho vai và tay thả lỏng tự nhiên giúp cho người lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác.

Thực tế, tài xe có các cách cầm vô lăng khác nhau. Tuy nhiên, nếu theo trường lớp cơ bản, bạn sẽ được đào tạo một số cách cơ bản, khoa học. Có hai vị trí đặt tay cầm vô lăng được trường đào tạo lái xe áp dụng trong giảng dạy là 10:10 và 9:15. Tuy nhiên, dù bạn đặt ở vị trí nào thì phải chú ý đến cách đặt ngón tay cái trên vô lăng. Ngón tay cái không nên cọp vào trong vô lăng mà để thẳng tự nhiên như hình bên dưới:

  • Ở vị trí 10:10, người lái xe đặt tay ở nửa trên của vô lăng. Vị trí này giúp tư thế ngồi thoải mái, vững chãi và cả chân và tay đều có lực. Bạn không nên đặt ở vị trí cao quá, dễ mỏi tay và lỡ chẳng may có va chạm mạnh mà túi khí bung ra sẽ rất dễ hất tay văng vào mặt. Cũng không nên để tay thấp quá ở nửa dưới vô lăng, vì như vậy sẽ khó đánh lái do lực của tay yếu.
Vị trí cầm vô lăng 10h10
Vị trí cầm vô lăng 10h10
  • Ở vị trí 9:15, vị trí này khá thoải mái và thuận tiện cho việc sử dụng số tay.

Vị trí cầm vô lăng 9h15

Sau này khi đã có kinh nghiệm hơn, thì tùy trường hợp cụ thể có thể dùng một số vị trí khác phù hợp. Chẳng hạn khi lái xe đường trường, nếu điều kiện đường đẹp, an toàn, thì bạn có thể đặt ở vị trí 8:20 giúp tay đỡ bị mỏi do phải cầm lái trong thời gian dài. Hoặc bạn cũng có thể lái bằng một tay khi cần ngoảnh người lại nhìn phía sau.

Một số điểm bạn nên lưu ý khi cầm lái:

  • Cầm vô lăng chắc chắn, nhưng thoải mái. Cầm chặt quá sẽ không thoải mái, chóng mỏi tay, và dễ làm bạn căng thẳng.
  • Nên cầm vô lăng bằng cả hai tay, trừ trường hợp một tay phải cần đặt sẵn cần số khi đường đông phải lên xuống số liên tục, hoặc khi đi đường dài có thể tạm nghỉ thư giãn một tay (khi thấy có đủ an toàn).
  • Không cầm lái ở tư thế bắt chéo tay vì sẽ gây vướng, và không an toàn (trường hợp đánh lái bắt chéo tay có thể xem là ngoại lệ).

KỸ THUẬT ĐÁNH LÁI

Kỹ thuật lấy lái phải

  • Nới lỏng tay trái
  • Sử dụng lòng bàn tay phải, tạo lực quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.

Kỹ thuật lấy lái trái

  • Nới lỏng tay phải
  • Sử dụng lòng bàn tay trái, tạo lực quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.

Kỹ thuật trả lái

Trả vô-lăng sau khi cua được thực hiện nhẹ nhàng hơn so với lấy lái. Kỹ thuật trả lái sẽ ngược lại với lấy lái ở chỗ lấy phải thì trả trái, lấy trái trả phải. Sau khi lấy lái, nếu hai tay nới lỏng không giữa chặt vô lăng, thì theo quán tính vô lăng sẽ tự trả lái. Vì vậy, lực của tay về kỹ thuật trả lái sẽ nhẹ nhàng.

Như vậy, Trung tâm đã giới thiệu những nội dung cơ bản về cầm vô lăng và đánh lái đúng cách trong kỹ thuật học lái xe ô tô.

>>>THAM KHẢO NGAY: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ

Chúc các bạn thành công!

Bài viết cùng chủ đề

  • bài thi ghép xe Kinh nghiệm khi thi sát hạch bằng b2 -thi sa hình
  • bài 2 sa hình bằng lái xe Bài thi sa hình số 11- Bài thi phụ
  • bài 7 thi sa hình Cách hoàn thành bài thi sa hình số 7 tốt nhất
  • bài thi sa hình số 3 Cách thực hiện bài thi sa hình số 3
  • bài 8 sa hình bằng lái xe Bài 8 sa hình:Dừng xe tại điểm giao với đường sắt
  • bài thi ghép xe Bài 7 thi sa hình: Ghép xe vào nơi đỗ

Từ khóa » Cằm Lái Xe