Cam Xe Máy - Những điều Chưa Hiểu
Có thể bạn quan tâm
Cam xe máy là gì?
Cam xe máy là chi tiết khá quan trọng bởi nó sẽ quyết định khả năng làm việc của động cơ. Cam xe máy sẽ gồm sên cam và trục cam. Trong đó, sên cam là hệ thống dây xích truyền động trục cam.
Trục cam là hệ thống phân phối khí cho động cơ đốt trong. Với sự phát triển của động cơ đốt trong, trục cam cũng vì thế mà được nghiên cứu phát triển hơn nhằm tối ưu hoá hiệu suất động cơ.
Theo đó, trục cam xe máy sẽ được gắn với xupap để nạp và xả khí động cơ mỗi khi động cơ hoạt động. Với cấu tạo đặc biệt, trục cam có thể hoạt động ở cường độ cao và điều kiện khắc nghiệt. Nhờ có trục cam, các xupap sẽ đóng mở hoàn hảo hơn và theo một quy luật nhất định.
Cấu tạo của cam xe máy
Cam xe máy gồm sên cam và trục cam. Mỗi bộ phận sẽ có nhiệm vụ và được lắp ở các vị trí khác nhau.
Sên cam
Sên cam gồm 2 bộ phận là xích cam kép và xích cam đơn. Xích cam đơn thường được dùng trên xe số còn xích cam đôi sẽ dùng cho xe ga. Tuỳ thuộc vào loại xe mà thông số xích cam sẽ khác nhau.
Trục cam
Vấu cam
Vấu cam là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất của trục cam. Trong trường hợp vấu cam bị mài mòn thì khi động cơ hoạt động sẽ phát ra những tiếng kêu khó chịu. Thêm nữa, lúc này, trục cam sẽ không hoạt động được hết công suất.
Bộ phận này thường được nối liền với trục cam đồng thời được bố trí theo thứ tự mà các xi-lanh làm việc. Tuy nhiên, có một loại khác khi sản xuất, vấu cam sẽ được chế tạo rời sau đó nối với trục cam chứ không phải chế tạo nguyên khối.
Cổ trục
Cổ trục sẽ lắp ráp ở ổ trượt, ổ đỡ. Bộ phận này được làm từ hợp kim babit hoặc hợp kim đồng thanh để chống mòn.
Vật liệu chế tạo
Đối với trục cam và vấu cam thiết kế rời, trục cam được luyện từ thép đặc biệt hoặc được dập bằng thép. Đối với trục liền khối, trục cam sẽ được làm từ gang chuyên dụng hoặc dập bằng thép nhằm đảm bảo độ bền cho trục.
Các loại dẫn động của trục cam
Dẫn động bằng bộ truyền bánh răng
- Ưu điểm: Hiệu suất cao, kết cấu đơn giản, tuổi thọ cao
- Hạn chế: Khi khoảng cách trục lớn, khó bố trí dẫn động. Ngoài ra, hệ thống dẫn động này còn phát ra tiếng ồn khá lớn.
Dẫn động bằng bộ truyền đai (dây curoa)
- Ưu điểm: Không cần bôi trơn, làm việc êm, không cần điều chỉnh độ căng. Ngoài ra, dây curoa có giá khá thấp nên chi phi sản xuất cũng rẻ hơn.
- Nhược điểm: Tuổi thọ và độ bền kém. Chính vì vậy, sau một thời gian sử dụng cần thay mới.
Cam thường và cam độ có gì khác nhau?
Nhìn bề ngoài cam độ và cam thường không khác nhau quá nhiều. Vậy làm thế nào để phân biệt?
Cam thường | Cam độ | |
Giống nhau | – Đều có 1 khoảng bằng và 1 khoảng tròn – Khoảng cam không đội con cò ở 2 bên lên gọi là khoảng nén hơi sinh công – Có 1 khoảng cam đội con cò ở 2 bên lên nhằm hút và xả khí | |
Đo cam | Dùng thước đo khoảng bằng. Cam thường sẽ có kích thước 5.5mm | Dùng thước đo khoảng bằng. Cam độ có kích thước 7.5 mm |
Cấu tạo | – Gối cam thấp hơn – Đầu piston cũng thấp hơn – Ly hợp 2 chiều | – Gối cam cao hơn – Đầu piston lòi lên, chảo buồng đốt cũng được móc lên để tạo ra nhiều hơi hơn – Lỗ cam không đồng nhất – Ly hợp 1 chiều |
Như vậy, trên đây là một số thông tin về trục cam xe máy cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó. Hy vọng, những thông tin này đã giúp bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề này và có những bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Từ khóa » Trục Cam đơn Là Gì
-
Sự Khác Biệt Giữa động Cơ DOHC Và SOHC - Báo Thanh Niên
-
Những điều Bạn Muốn Biết Về Cấu Hình Cam đôi DOHC Và Cam đơn ...
-
So Sánh Sự Khác Nhau Giữa động Cơ Cam đơn Và Cam Kép
-
Trục Cam Là Gì? Cấu Tạo, Dẫn động Và Nguyên Lý Làm Việc - VinFast
-
Tìm Hiểu Về Cách Bố Trí Trục Cam SOHC Và DOHC - OTO-HUI
-
Trục Cam Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Trục Cam
-
Trục Cam – Wikipedia Tiếng Việt
-
So Sánh DOHC Và SOHC - Mèo Nào Cắn Mỉu Nào? - OKXE
-
Trục Cam Có Cấu Tạo Và Dẫn động Như Thế Nào?
-
Trục Cam đôi/kép: Cuộc Chiến Ngang Tài, Ngang Sức - Autopress
-
Động Cơ DOHC Là Gì Và Những ưu Nhược điểm Của Trục Cam Kép
-
Cơ Cấu Trục Cam Là Gì? Nguyên Lý Làm Việc Của Trục Cam | UNIDUC
-
Trục Cam Là Gì? Cấu Tạo, Dẫn động Và Nguyên Lý Làm Việc
-
Tìm Hiểu Về Cách Bố Trí Trục Cam SOHC Và DOHC