Cùng tham gia CLB Judo Quận 12 |
Tìm kiếm |
---|
Display results as : Số bài Chủ đề | Advanced Search |
|
[b]Bài gửi | Người gửi | Thời gian |
---|
Tsuri Goshi (Koshi Waza, đòn hông) | Sat Feb 27, 2010 2:57 pm | Các Kỹ Thuật Judo | Sat Feb 27, 2010 2:15 pm | O Goshi (Koshi Waza, đòn hông) | Sat Feb 27, 2010 2:08 pm | The Best of koga | Sat Feb 27, 2010 1:55 pm | Căn bản Judo | Sat Feb 27, 2010 1:26 pm | Lịch sử Judo | Fri Feb 12, 2010 11:57 am |
| Judo :: CLB Judo Q12 :: Hướng dẫn chung |
Căn bản Judo | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
CháuLýThôngAdminTổng số bài gửi : 7Join date : 12/02/2010Age : 31Đến từ : Lòng Đất | Tiêu đề: Căn bản Judo Sat Feb 27, 2010 1:26 pm | "Từ vựng" tiếng Nhật trong Judo- Judo: Ju nghĩa là nhu hòa, uyển chuyển; do nghĩa là con đường (đạo trong tiếng Hán Việt); vì thế Judo trong tiếng Việt còn được gọi là nhu đạo.- Judoka: là tiếng chỉ chung cho các võ sinh Judo.- Sensei: nghĩa là sư phụ - Kodokan: nghĩa là "trường học đạo", là thánh địa của Judo, nơi đầu tiên tổ sư bắt đầu giảng dạy Judo.- Dojo: nghĩa là võ đường, trang trọng hơn có thể dịch là đạo đường.- Tatami: là thảm tập.- Judogi: là võ phục của môn judo.- Tori: người thực hiện đòn đánh- Uke: người cảm nhận đòn dùm Tori (trong đa số trường hợp là... té : )- Hajime: bắt đầu.- Matte: dừng lại.- Sore Made: dừng lại, hết giờ.- Waza: nghĩa là nghệ thuật / kỹ thuật, các nhóm đòn của Judo thường sẽ có chữ waza kèm theo.- Ukemi: nghĩa là té. Ukemi Waza là kỹ thuật té.- Nage: nghĩa là quật. Nage Waza nghĩa là các kỹ thuật quật ngã đối phương.- Katame: nghĩa là khống chế. Katame Waza nghĩa là các kỹ thuật khống chế đối phương.- Koshi: hông. Koshi Waza nghĩa là nhóm kỹ thuật đánh té đối phương bằng/với hông.- Te: tay. Te Waza là nhóm kỹ thuật đánh té đối phương bằng/với tay (hoặc các phần khác... liên quan tới tay như vai chẳng hạn).- Ashi: chân. Ashi Waza là nhóm kỹ thuật đánh té đối phương bằng/với chân.- Sutemi: hy sinh. Sutemi Waza là nhóm kỹ thuật đánh té đối phương bằng cách... hy sinh (nghĩa là mình sẽ phải té trước để có thể làm người ta... té theo).- Osae Komi: khóa. Osae Komi Waza là nhóm kỹ thuật đè khóa đối phương, làm đối phương hết... nhúc nhích.- Kansetsu: bẻ khớp. Kansetsu Waza là nhóm kỹ thuật bẻ/vặn khớp của đối phương (trong thi đấu Judo chỉ được phép bẻ duy nhất khớp khuỷu tay của đối phương. Nếu "lỡ dại" bẻ các khớp khác như đầu gối, cổ tay, cổ chân... thì bạn sẽ bị truất quyền thi đấu và xử thua, giống như thẻ đỏ trong bóng đá í).- Shime: siết cổ. Shime Waza là nhóm kỹ thuật siết cổ đối phương.- Randori: song đấu tự do.- Uchi Komi: bài tập vô đòn.- Nage Komi: bài tập đánh té.- Kuzushi: kỹ thuật làm mất thăng bằng.- Migi: bên phải.- Hidari: bên trái.Các kỹ thuật trong JudoCác kỹ thuật trong Judo chia làm 2 nhóm chính: Nage Waza(kỹ thuật quật) và Katame Waza (kỹ thuật đè, khoá, siết).* Nage Waza: gồm 5 nhóm, thuộc 2 nhánh là Tachi Waza (đòn đánh đứng) và Sutemi Waza (đòn đánh hy sinh) - Tachi Waza: + Koshi Waza (đòn hông): O Goshi, Uki Goshi, Tsuri Goshi... + Te Waza (đòn tay): Ippon Seoi Nage, Morote Seoi Nage, Tai Otoshi... + Ashi Waza (đòn chân): De Ashi Barai, Ko Uchi Gari, O Uchi Gari... - Sutemi Waza: + Masutemi Waza (đòn hy sinh đánh thẳng về phía sau): Tomoe Nage, Sumi Gaeshi... + Yokosutemi Waza (đòn hy sinh đánh nghiêng): Tani Otoshi, Yoko Guruma...* Katame Waza: gồm 3 nhóm - Osaekomi Waza (đòn đè): Kesa Gatame, Yoko Shiho Gatame... Các đòn đè luôn có cái đuôi là Gatame (mặt khác, ngoài Kata Gatame ra thì có 2 dạng chính: 1 dạng luôn có chữ Kesa, gồm các đòn đè đối phương bằng phần sườn của mình, và dạng còn lại luôn có chữ Shiho, nghĩa là 4 điểm, khi đè đối phương, Tori sẽ có 4 phần chạm đất), nên nếu nắm được nguyên tắc này thì để nhớ tên các đòn đè chỉ cần nhớ phần đầu tiên thôi. - Shime Waza (siết cổ): Okuri Eri Jime, Hadaka Jime... Các đòn siết cổ luôn có cái đuôi là Jime (cũng có nghĩa là siết cổ như Shime), bao gồm 2 dạng: chặn 2 động mạch chủ ở cổ không cho máu lên não (hậu quả nếu không đập tay chịu thua kịp là bị ngất xỉu) và chặn khí quản (làm nghẹt thở). - Kansetsu Waza (bẻ, vặn khớp): Juji Gatame, Ude Garami... Các đòn Kansetsu Waza cũng có 2 dạng: bẻ căng khớp hoặc vặn xoắn khớp, chú ý trong Judo chỉ được bẻ duy nhất khớp khuỷu tay thôi!Các tư thế căn bản* Các tư thế chào (tiếng Nhật là Rei)Đối với người Nhật, lễ độ với người lớn hơn mình (về tuổi tác, vai vế, chức vụ), lịch sự, tôn trọng người xung quanh là một trong những đức tính thiết yếu. Judo phát xuất từ Nhật Bản nên cũng mang đầy đủ những nghi lễ "made in Japan" ấy : (đặc biệt là trong các bài thi Kata). Các bạn lính mới tò te ngày đầu tiên bước vào Dojo sẽ được học cách... chào, không phải giơ tay vẫy vẫy "hello" như ở ngoài đường :d: , mà là chào kiểu Nhật, gồm nhiều bước khác nhau. Nhiều bạn sẽ thắc mắc: "Chào gì mà chào lắm thế, đầu giờ chào thầy cô, trước khi tập, trước khi đấu cũng chào, tập xong, đấu xong cũng... chào tiếp tục, đến cái sân tập cũng phải chào!!! :i: ". Nguyên nhân thì nhiều, trước tiên, có thể nói chào là một nét của văn hoá Nhật nên Judo thể hiện đầy đủ nét văn hoá ấy. Khi bạn chào nhau trước khi tập hay đấu là một cách ngầm thể hiện rằng: "Tôi với bạn tôn trọng lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, không có chuyện "nóng máu" ăn thua đủ ở đây!". Còn việc chào sân thì phải xem lại lịch sử: ngày xưa người Nhật thường tập võ thuật trong các ngôi đền nên nơi tập còn là một nơi thiêng liêng mang tính tôn giáo, thói quen chào sân tập xuất phát từ ấy. Bản thân Kodokan (bây giờ là một toà nhà hoành tráng) thuở ban đầu khi tổ sư Kano mới lập phái cũng là một ngôi đền nhỏ, đền Eisho-ji, chỉ gồm 12 tấm tatami.Kodokan ngày ấy...... và bây giờTổng quát về các kiểu chào trong Judo:Ritsu Rei: chào đứngZa Rei: chào quỳ* Các tư thế trong Judo- Thế đứng bình thườngShizen Hon Tai (2 chân bằng nhau)Hidari Shizen Tai (chân trái bước lên trước chân phải)Migi Shizen Tai (chân phải bước lên trước chân trái)- Jigotai: đứng tấn- Kumikata: Cách nắm áo trong Judo. Kumi Kata cơ bản là một tay nắm vạt áo, một tay nắm tay áo của đối phương. Khi áp dụng trong chiến đấu có thể có một số biến thể như nắm cổ áo, nắm lưng áo...* Kuzushi: nguyên tắc làm mất thăng bằngKuzushi có thể nói là kỹ thuật căn bản quan trọng hàng đầu trong Judo: làm mất thăng bằng đối phương. Bất cứ kỹ thuật nào của Judo, tuỳ theo hướng đánh về phía trước hay phía sau mà sẽ kéo hoặc đẩy để Uke bị mất thăng bằng. Uke càng mất thăng bằng theo đúng chiều của đòn đánh thì sẽ càng dễ đánh, ngược lại, nếu Uke đứng vững vàng thì người có nguy cơ té chính là... Tori. Có 8 hướng chính làm mất thăng bằng Uke: phía trước, phía sau, bên trái, bên phải, phía trước bên trái, phía trước bên phải, phía sau bên trái và phía sau bên phải.Hiệu lệnh trọng tài và luật thi đấuMột trận đấu của Judo sẽ gồm 3 trọng tài: 1 trọng tài chính và 2 trọng tài biên. Sau đây Mi' sẽ khái quát một số nét chính về luật thi đấu cũng như những động tác và hiệu lệnh của trọng tài : .* Thời gian của một trận đấuTại các giải thi đấu cá nhân, một trận đấu kéo dài 5 phút (các giải trẻ, thiếu niên, nhi đồng, đấu lên đai, giao hữu... tuỳ nơi mà thời gian sẽ ngắn hơn). Trận đấu bắt đầu khi trọng tài hô "Hajime" và kết thúc khi hết thời gian hoặc có 1 trong 2 đối thủ ghi được điểm Ippon hay 2 điểm Waza Ari, trọng tài sẽ hô "Sore Made".Khi hết thời gian, nếu xác định được người thắng (có điểm trội hơn) thì trọng tài sẽ tuyên bố người thắng trận: KachiKhi 2 người có điểm bằng nhau, nếu là giải cá nhân thì trọng tài sẽ cho đánh hiệp phụ. Theo luật mới, thời gian hiệp phụ sẽ là 3 phút. Với luật Golden Score (điểm vàng), nghĩa là người nào ghi được điểm trước (bất kể là Ippon hay Yuko) người đó sẽ thắng. Nếu vẫn không có người ghi điểm sau 3 phút hiệp phụ thì 3 trọng tài sẽ phất cờ ưu thế, người nào được tính ưu thế nhiều hơn thì người đó thắng.Còn ở các giải đồng đội nếu hết trận mà 2 bên bằng điểm nhau thì tính là hoà, trọng tài sẽ hô:Hiki Wake* Các điểm thắng- Ippon: thắng tuyệt đối, dừng ngay trận đấu. Vđv được chấm Ippon khi quật ngã đối phương lưng chạm thảm bằng một đòn đánh đảm bảo các yếu tố về sức mạnh và tốc độ; khi đè được đối phương không lật sấp lại được trong vòng 25 giây; khi siết cổ hoặc khoá tay mà đối phương đập tay chịu thua; khi đối phương bỏ cuộc (không thi đấu, bị chấn thương...).-Waza Ari: là điểm lớn thứ 2 sau Ippon. 2 Waza Ari trong một trận đấu sẽ được tính là một Ippon, trận đấu cũng dừng lại ngay (Waza Ari Awasete Ippon). Waza Ari được chấm cho một đòn đánh khá nét, đối phương cũng té gần như lưng chạm thảm nhưng thiếu tốc độ hoặc sức mạnh hoặc cho một đòn đè từ 20 đến 24 giây.+ Waza Ari Awasete Ippon- Yuko: điểm nhỏ thứ 3, nhưng có... 100 Yuko cũng không tính bằng 1 Waza Ari. Yuko được chấm cho 1 đòn đánh khi đối phương té nghiêng qua một bên hoặc đè được từ 15 đến 19 giây.Ngày xưa còn có điểm Koka, nhưng kể từ giải trẻ thế giới ở Thái Lan (tháng 10/2008), Liên đoàn Judo thế giới đã chính thức áp dụng luật mới, chỉ còn tính các điểm Ippon, Waza Ari và Yuko, bỏ hẳn Koka. Lý do là ưu tiên cho những đòn đánh đẹp, nét, không khuyến khích những chiến thắng chỉ bằng những cú ăn may làm đối thủ... té ngồi. :- Osae Komi: có đòn đè (nghe cái này đừng dại dột mà đứng lên nghen!)+ Ippon: đè được đối phương không lật sấp lại hoặc không khống chế ngược lại mình trong vòng 25 giây.+ Waza Ari: đè được đối phương từ 20 đến 24 giây.+ Yuko: đè được đối phương từ 15 đến 20 giây.- Toketa: đòn đè vô hiệu (khi đối phương lật sấp lại được hoặc kẹp được chân của Tori)* Các điểm phạt:Điểm phạt trong thi đấu Judo gọi là Shido. Vđv bị phạt vì tấn công không đúng luật, gây nguy hiểm cho chính bản thân hay cho đối phương (như nắm các ngón tay vào bên trong tay áo của người ta, có nguy cơ làm trật ngón tay chính... mình), khi nắm áo không đúng cách (như cả 2 tay nắm 1 vạt áo của đối phương quá 5 giây mà không tấn công), vì cứ thủ mãi mà không tấn công... Cũng theo luật mới, điểm phạt Shido đầu tiên sẽ là cảnh cáo (giống như là thẻ vàng trong bóng đá vậy), từ điểm phạt Shido thứ 2 mới bắt đầu tính điểm thắng cho đối phương, và tính thẳng Yuko. Cứ thế 3 Shido tương đương Waza Ari và cuối cùng, 4 Shido là Hansoku Make, bị xử thua Ippon, trận đấu dừng lại. Có một số lỗi nặng sẽ bị xử Hansoku Make ngay lập tức như: bẻ các khớp khác ngoài khớp khuỷu tay, sử dụng các đòn cấm (như Kani Basami) hoặc đấu Judo mà xài đòn... Karate ...- Shido- Không chịu tấn công- Tấn công phạm qui* Một số hiệu lệnh trọng tài trong trận đấu- Matte: tạm dừng- Nhắc nhở sửa lại áo đai:Huỷ bỏ điểm vừa quyết định: trong trường hợp trọng tài chính cho điểm khác cả 2 trọng tài biên thì trọng tài chính sẽ thay đổi quyết định của mình cho phù hợp.* Qui định về JudogiHệ thống đaiỞ VN có hệ thống đai màu giống như Pháp, theo thứ tự từ thấp lên cao: trắng, vàng, cam, xanh lá cây, xanh dương, nâu. Hệ thống này tương đương với hệ thống Kyu của Nhật (từ Kyu thấp nhất là Kyu thứ 6 đến Kyu cao nhất là Kyu thứ nhất), nhưng tại Nhật, thường chỉ có 2 màu đai: đai trắng dành cho tất cả các Kyu rồi tới đai đen, một số nơi có đai nâu cho Kyu thứ 1 và đai màu dành cho... thiếu nhi.Kyu Sau đai màu là đai đen : , từ 1 dan (đẳng) đến 5 dan mang đai đen, từ 6 dan đến 8 dan mang đai trắng sọc đỏ và 9, 10 dan mang đai đỏ.Dan 10 dan là cấp bậc cao nhất trong Judo, duy nhất có tổ sư được dành riêng mức đai 12 dan.Nguồn judo minhkhai | LikeDislike |
| | | Căn bản Judo | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang |
Similar topics | |
|
Similar topics | |
| » Các Kỹ Thuật Judo» Lịch sử Judo |
Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết | Judo :: CLB Judo Q12 :: Hướng dẫn chung | |
|
| Judo :: CLB Judo Q12 :: Hướng dẫn chung | |
|
|
Chuyển đến: Chọn Diễn Đàn||--CLB Judo Q12| |--Hướng dẫn chung| |--Thảo Luận chung| |--Clip Judo| |--Chuyên mục phụ |--Game Zone | |--War3 - Dota | |--Góc thư giãn |--Âm nhạc |
| Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất |