Cần Bảo Tồn, Phát Huy Nghệ Thuật Múa Bóng Rỗi
Có thể bạn quan tâm
Ông Huỳnh Văn Nguyệt, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nam Bộ cho biết, nghệ thuật múa bóng rỗi (người Nam Bộ quen gọi là múa bóng) đã có cách nay đã hơn 300 năm, chủ yếu phục vụ cho các nghi lễ đình, đền ở Nam Bộ.
Nghệ nhân múa bóng Nguyễn Thị Sang, 76 tuổi ngụ tại tỉnh Kiên Giang cho biết, bà được cha mẹ truyền nghề từ lúc lên 10 tuổi và đã đi biểu diễn khắp miền Tây. Một thời gian khá dài, múa bóng rỗi bị đánh đồng với các hủ tục đồng bóng như: bóng cốt, bóng xá… nên bị chính quyền dịa phương ngăn cấm. Bà Sang cũng như một số “đồng môn” khác tạm thời phải “gác nghề”. Mãi sau này, khi nghệ thuật múa bóng được các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian phân tích, chỉ ra cái hay, cái đẹp của loại hình diễn xướng dân gian độc đáo này, bà Sang và các “đồng môn” mới “tái xuất” trở lại. Hiện nay, bà và lớp đệ tử thường biểu diễn tại các lễ hội tâm linh như lễ hội Giàn Gừa (TP. Cần Thơ); Lễ vía bà chúa Xứ các tỉnh An Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu… và không nhận bất kỳ khoản thù lao nào, kể cả chi phí ăn ở, đi lại cũng hoàn toàn tự túc.
Em Nguyễn Thị Tuyết, 15 tuổi, cháu ngoại của bà Sang cho biết thêm: “Múa bóng khó lắm, đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo, đam mê mới theo nghề được lâu dài. Nhiều tiết mục múa giống như xiếc, đòi hỏi sự luyện tập rất kỳ công”.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nam Bộ thì bóng rỗi là một loại hình nghệ thuật múa hát nghi lễ, thường được tổ chức vào các dịp lễ hội tại các đền miếu Nam Bộ. Các tiết mục biểu diễn thường chia thành những phần riêng lẻ, nối tiếp nhau như: Khai tràng, Chầu mời - thỉnh tổ, mời tiên ra tuồng, phước lộc, hát chặp… Người múa phải có vũ đạo đẹp, hóa trang bắt mắt; vừa múa vừa đọc những bài vè thường nói về gốc tích đền, thờ mình đang biểu diễn hay những bài vè nói về tổ tiên, đất nước, tục lệ người xưa, tình yêu thương con người, sự hiếu thảo trong gia đình… Bên cạnh đó người múa phải có một năng khiếu đặc biệt tổng hợp về ca, diễn và múa, phải có sức khỏe, khéo léo, dẻo dai, nhạy bén trong cảm âm và có chất giọng tốt. Trang phục của người múa bóng rỗi rất sặc sỡ, màu sắc.
Tuy nghi thức và tiết mục mỗi nơi một khác nhưng tựu trung vẫn là dâng mâm, dâng bông, múa ghế, múa khạp da bò, múa bông huệ, múa xe đạp, múa xoay đĩa, rót rượu bằng đầu… luôn thu hút người dự khán.
Nhiều nghệ nhân múa bóng rỗi cho biết, khi múa phải có lễ vật là con heo trắng luộc đặt ở mâm cúng và đĩa “tam sên” (thịt heo, hột vịt, tôm) thì người múa mới hứng thú, hoàn tâm nhập tâm vào vai diễn và múa hết mình. Ngoài ra, khi biểu diễn phải có dàn “nhạc sống” (không sử dụng băng đĩa thu sẵn)…
Hiện nay, có 2 hình thức múa bóng rỗi khá phổ biến là múa đơn (1 người) và múa đôi (2 người) tùy thuộc vào cách tổ chức từng nơi. Dù là múa đơn hay múa đôi cũng rất thu hút người xem, nhất là trẻ em bởi những động thái rất lạ, lời đọc vè có vần, có điệu rất hay.
Bà Tiêu Thị Hoa, ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho rằng, múa bóng rỗi là loại hình nghệ thuật múa cổ xưa quý hiếm, cần được phát huy không để mai một theo dòng thời gian. Tuy nhiên, cũng cần có những quy định để loại hình nghệ thuật này không bị biến tướng sang hình thức mê tín, dị đoan.
Múa bóng rỗi-Mai này còn không?Từ khóa » Bài Rỗi
-
Châu Mời Bà | Cô Bóng Hoài Thương | Bóng Rỗi | Miếu Bà Tây A
-
Nghệ Thuật Múa Bóng Rỗi - YouTube
-
Hát Bóng Rỗi ở Thành Phố Hồ Chí Minh - Viện Âm Nhạc
-
Múa Bóng Rỗi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đôi Nét Về Múa Bóng Rỗi - Báo Cần Thơ Online
-
Người Giữ Hồn Cho Hát Bóng Rỗi Nam Bộ - Travellive
-
Múa Bóng Rỗi - Nghệ Thuật Dân Gian - Posts | Facebook
-
Mưa Hạt Cứu Rỗi - Phan Đinh Tùng - Zing MP3
-
Đời Múa Bóng Rỗi - Báo Cà Mau
-
Lòng Trắc Ẩn Vĩnh Cửu Của Đấng Cứu Rỗi - Church Of Jesus Christ
-
Một Bước Gần Hơn Với Đấng Cứu Rỗi - Church Of Jesus Christ
-
Ngày Phán Xét Và Ngày Cứu Rỗi - WATV
-
7 Top 4 Bài Viết Về Thời Gian Rảnh Rỗi Bằng Tiếng Anh Chọn Lọc Mới Nhất