Căn Bệnh “trung Bình Chủ Nghĩa”: Mối Nguy Hại Không Của Riêng Ai
Có thể bạn quan tâm
QPTĐ-Nguyên nhân sâu xa cấu thành căn bệnh “trung bình chủ nghĩa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) hiện nay, chính là tư tưởng phấn đấu cầm chừng. Nguy hiểm hơn, nội dung và hình thức của biểu hiện này tinh vi, khó nhận biết nên dễ dàng che đậy cái bản chất thật bên trong, khiến người ta lầm tưởng đó là tính khiêm tốn, giản dị của người CB, ĐV chân chính.
Cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu, không sa vào căn bệnh “trung bình chủ nghĩa”.
Nguy hại từ tư tưởng “cầm chừng”
Biểu hiện rõ nhất của bộ phận CB, ĐV này là sa sút ý chí, nên dù trong vai trò thực thi công vụ hay thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên, họ đều không có động lực cống hiến phấn đấu làm việc hết mình để hoàn thành tốt hơn công việc mình đảm nhiệm, chưa thể hiện được tính tiền phong, tinh thần nhiệt huyết cách mạng trong công việc. Chỉ thích làm việc dễ, nhàn hạ mang lại nhiều quyền lợi cho bản thân, lảng tránh việc khó, né tránh những nơi khó khăn, gian khổ, không quan tâm đến lợi ích của tập thể, không chịu học tập, nghiên cứu tìm tòi sáng tạo để thúc đẩy công việc bứt phá đi lên, an phận thủ thường hoặc “thỏa mãn” dừng lại. Đối với tổ chức Đảng mà có nhiều đảng viên như thế, thì năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng bị suy giảm. Có thể tạm thời phân đối tượng CB, ĐV này thành hai bộ phận.
Bộ phận “an phận” với những gì mình đang có, thường rơi vào những CB, ĐV khi đề ra quyết tâm phấn đấu nhưng không đạt được mục đích, do nhiều nguyên nhân, ví như năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức chưa đủ tiêu chí để điều động, bổ nhiệm hoặc bình xét khen thưởng, nâng lương... Ban đầu thì nảy sinh tư tưởng không còn gì để “phấn đấu”, vì lầm tưởng bản thân mình là người có tài đức mà không được tổ chức nhìn nhận, nên hay có những lời nói, hành động theo kiểu “trà dư, tửu hậu”, phát ngôn thiếu tính xây dựng, trái chiều, coi thường tổ chức. Sau dần chấp nhận xuôi chiều, ngại va chạm, né tránh việc khó, làm việc cầm chừng được chăng hay chớ, thiếu nhiệt huyết, an phận thủ thường, ai nói gì cũng mặc kệ. Khi cơ quan, đơn vị có công việc hệ trọng hoặc đột xuất phải xử lý thì không dám nghĩ, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, ngại đưa ra quyết đoán, cái gì cũng đưa ra tập thể bàn bạc rồi dựa theo tâm lý số đông mà quyết, có gì cả tập thể chịu trách nhiệm, bản thân vô can là được.
Hai là bộ phận “tự mãn” hay nói cách khác là thỏa mãn, bằng lòng với chính mình. Đối với CB, ĐV này thường là khi mới được “biên chế” vào cơ quan Nhà nước hoặc bầu vào cấp ủy, hay mới được bổ nhiệm chức vụ cao hơn vị trí hiện tại thì luôn tỏ ra hăng hái, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc chung, làm việc vì lợi ích chung đề cao tính tập thể. Nhưng thời gian về sau, khi đã có kinh nghiệm trong công việc, hay có được một chút thành tựu đáng kể được mọi người tung hô, lăng xê, là bắt đầu hả hê tự mãn, không có tinh thần cầu tiến. Lúc nào cũng luôn cảm thấy hài lòng về những gì mình đã làm được và bắt đầu suy diễn, nảy sinh tư tưởng phấn đấu “cầm chừng”, không cố gắng học tập và rèn luyện, không tự giác khép mình vào khuôn khổ tổ chức, không kiểm soát được bản thân, nảy sinh độc đoán chuyên quyền, tự quyết, đánh mất nguyên tắc tập trung dân chủ. Từ đó sẽ bị gục ngã trước sự quyến rũ của tiền tài, vật chất, quyền lực dẫn tới hậu quả là tha hóa, biến chất.
Thực tiễn cho thấy, tổ chức Đảng nào mà tồn tại bộ phận CB, ĐV “an phận” hay “tự mãn” nêu trên đều tác động tiêu cực đến kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Còn đảng viên thì rơi vào tình trạng vi phạm kỷ luật Đảng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân đảng viên.
Khiếm tốn, cầu thị, không ngừng phấn đấu là liệu thuốc đặc trị
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Bác Hồ luôn kiên quyết đấu tranh, phê phán tư tưởng “trung bình chủ nghĩa”, “làm việc cầm chừng” của CB, ĐV. “Tự mãn thì không tiến bộ được nữa; không tiến bộ tức là thoái bộ, mà thoái bộ thì không làm tròn nhiệm vụ”. Đây là lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt II ngày 8-2-1955, trong giai đoạn miền Bắc nước ta mới được giải phóng và bước vào cải cách ruộng đất. Trong cải cách ruộng đất có nhiều CB, ĐV hăng hái làm đúng đường lối của Đảng, nhưng ngược lại, cũng có nhiều người mắc khuyết điểm cho mình là thạo rồi, việc gì cũng biết, tự kiêu, tự mãn, chủ quan, thiếu cảnh giác, bị giai cấp địa chủ lừa gạt.
Nhìn quá khứ để soi chiếu vào tương lai, 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cũng là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, đặt nền móng cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Vậy nên, đòi hỏi mỗi CB, ĐV cần phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của mình, tận tâm, tận lực phục sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng. Để góp phần loại bỏ căn bệnh “trung bình chủ nghĩa”, phấn đấu cầm chừng, mỗi CB, ĐV phải không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng với tư tưởng “tiến công không ngừng”, phải thể hiện được động cơ, thái độ, trách nhiệm của mình, sống có hoài bão, lý tưởng, nuôi dưỡng khát vọng, từng bước hoàn thiện bản thân ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ. Có tính quyết đoán, dũng cảm, gương mẫu, không bao giờ chần chừ, chậm chạp trong giải quyết công việc với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của tập thể.
Đối với cấp ủy, tổ chức Đảng, cần chú trọng đổi mới nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, kịp thời động viên, khuyến khích những CB, ĐV nỗ lực học tập, công tác hiệu quả, có nhiều đóng góp, cống hiến cho tập thể. Đồng thời phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn phát triển CB, ĐV phù hợp, đánh giá đúng trình độ, năng lực của CB, ĐV, thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, mạnh dạn thay thế những cán bộ yếu kém, “trung bình chủ nghĩa” bằng những cán bộ có đủ đức và tài, có năng lực quản lý, lãnh đạo, chuyên môn tốt, giàu tinh thần nhiệt huyết vì sự phát triển của cơ quan, đơn vị mới đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
NGUYỄN VĂN TUÂN
Từ khóa » Tính Bình Quân Chủ Nghĩa Là Gì
-
Chủ Nghĩa Quân Bình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chủ Nghĩa Quân Bình Là Gì? Các Loại Chủ Nghĩa Quân Bình
-
Tư Tưởng Trung Bình Chủ Nghĩa - Cái Bẫy Của Sự Trì Trệ, Suy Thoái, Tụt ...
-
Về Tư Tưởng Trung Bình Chủ Nghĩa - Tạp Chí Cộng Sản
-
Chủ Nghĩa Quân Bình (Egalitarianism) Là Gì? Các Loại ... - VietnamBiz
-
Chủ Nghĩa Bình Quân Tạo Ra Sự Bất Công - Báo Người Lao động
-
Đẩy Lùi Căn Bệnh Bình Quân Chủ Nghĩa, “dàn Hàng Ngang Cùng Tiến ...
-
Một Số Vấn đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con ...
-
Nhận Diện, Xử Lý Những “con Rắn Nước” Trong Tập Thể
-
Nhận Diện, Xử Lý Những “con Rắn Nước” Trong Tập Thể - Hànộimới
-
Tính ưu Việt Của Chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Nhân Dân Ta đang Xây Dựng
-
[PDF] Quan điểm Của C. Mác Về Phân Phối Theo Lao động Và Vấn đề Phân
-
“MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ ...