Cần Biết Các Triệu Chứng Covid-19 Nhẹ Và Trung Bình
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay COVID-19 đã và đang bùng phát mạnh, thành đại dịch toàn cầu với nhiều người mắc và tử vong ở nhiều quốc gia. Vì vậy, cần biết các triệu chứng nhẹ và trung bình của bệnh để chẩn đoán phát hiện sớm, nhằm xử trí, can thiệp kịp thời, tránh nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng.
Các triệu chứng và thể bệnh của COVID-19
COVID-19 là bệnh do Coronavirus chủng mới SARS-CoV-2 gây ra. Chúng có thể tạo nên một loạt các triệu chứng như sốt, ho, mất khứu giác và vị giác... Thực tế, có một số người bị bệnh nhẹ với ít triệu chứng trong khi đó một số người khác mắc bệnh nặng hơn. Các triệu chứng điển hình là sốt, ho và mệt mỏi. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm: hụt hơi, mất mùi hoặc vị, đau nhức cơ thể, đau đầu, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Hiện tượng của các triệu chứng bệnh có thể khác nhau ở từng người. Ở Mỹ, một nghiên cứu vào tháng 8/2020 sử dụng mô hình toán học để dự đoán thứ tự xảy ra triệu chứng với 55.924 người mắc bệnh COVID-19 được khảo sát. Kết quả ghi nhận thứ tự xuất hiện triệu chứng ở bệnh nhân là sốt, ho, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy. Sau đó có 1.099 người bệnh mắc COVID-19 trong số bệnh nhân trên được lọc ra, chia thành hai loại là bệnh nặng và không nặng, thì thứ tự xuất hiện triệu chứng cũng giống nhau như khi khảo sát trên số lớn người bệnh đã nêu trên. Nó cũng giống nhau giữa những người bệnh nặng và không nghiêm trọng. Theo đó, các trường hợp mắc COVID-19 được phân loại mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Theo hướng dẫn điều trị bệnh của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), quy định các mức độ như sau:
Bệnh nhẹ khi có bất kỳ một triệu chứng nào đó của COVID-19, ngoại trừ triệu chứng thở gấp và khó thở.
Bệnh trung bình khi có triệu chứng bệnh ở đường hô hấp dưới như viêm phổi, nhưng nồng độ oxy trong máu vẫn ở mức 94% hoặc cao hơn.
Bệnh nặng khi có biểu hiện nhịp thở cao, có dấu hiệu bệnh phổi nặng, nồng độ oxy trong máu thấp hơn 94%.
Nghiên cứu ghi nhận có khoảng 81% người mắc COVID-19 bị bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình, hầu hết các trường hợp này có thể tự phục hồi ở tại nhà. Điều quan trọng là mặc dù bị bệnh nhẹ và trung bình nhưng phải tiếp tục theo dõi các triệu chứng cho đến khi được phục hồi. Lưu ý rằng lúc đầu có thể có các triệu chứng nhẹ, nhưng sau đó có thể sẽ trở nên nặng hơn, dẫn đến bệnh nghiêm trọng.
Mất khứu giác và vị giác..
Nhiễm trùng không triệu chứng
Trên thực tế, có một số người bị nhiễm Coronavirus chủng mới của COVID-19, nhưng không có biểu hiện bất kỳ một triệu chứng nào. Trường hợp này được gọi là bệnh nhiễm trùng không triệu chứng. Những người mắc COVID-19 không có triệu chứng thì không phải lúc nào cũng được kiểm tra, nên không biết thực trạng người bệnh nhiễm trùng không triệu chứng chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong cộng đồng.
Ở Mỹ, theo một đánh giá được thực hiện từ tháng 9/2020 trong số 79 nghiên cứu, kết quả ước tính có khoảng 20% những người mắc COVID-19 do nhiễm SARS-CoV-2 không bao giờ có biểu hiện triệu chứng bệnh lý. Nhiều người không có triệu chứng bệnh nên không biết rằng mình đã bị nhiễm vi rút, tuy vậy họ vẫn có khả năng lây nhiễm vi rút sang cho người khác. Đó là lý do tại sao phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa như mang khẩu trang khi tiếp xúc với những người ở bên ngoài gia đình của mình, rửa tay thường xuyên, giãn cách mức độ cần thiết, thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc ở trong nhà...
Triệu chứng mất khứu giác và vị giác
Một triệu chứng tiềm ẩn của COVID-19 là mất khứu giác và vị giác. Ở Mỹ, một kết quả khảo sát đánh giá vào tháng 8/2020 của 24 nghiên cứu ghi nhận bệnh nhân mất khứu giác chiếm tỷ lệ khoảng 41%, mất vị giác chiếm tỷ lệ khoảng 38,2%. Triệu chứng mất mùi và mất vị cũng có liên quan đến các trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ. Một nghiên cứu đánh giá vào tháng 01/2021 ở 1.363 người mắc COVID-19 ghi nhận có 85,9% người bị bệnh nhẹ có triệu chứng mất khứu giác và vị giác so với tỷ lệ 4,5 đến 6,9% người bị bệnh mức độ trung bình và nặng. Triệu chứng này thường biến mất ở 95% các trường hợp mắc bệnh trong vòng 6 tháng. Có một người bệnh báo cáo với bác sĩ chỉ có triệu chứng nghẹt mũi, không có dấu hiệu gì khác ngoài biểu hiện dị ứng. Sau đó đã đi khám kiểm tra và thử nghiệm nhanh đã cho kết quả dương tính với COVID-19.
Triệu chứng mất khứu giác và vị giác thường xảy ra ở phụ nữ và trẻ em nhiều hơn ở những người lớn. Triệu chứng này có thể xảy ra mà không bị sổ mũi, nghẹt mũi. Một nghiên cứu vào tháng 8/2020 cũng ghi nhận triệu chứng mất khứu giác và vị giác có thể xuất hiện trước các triệu chứng khác của COVID-19.
Mắc bệnh nhưng không sốt
Sốt là một trong những triệu chứng phổ biến khi mắc COVID-19. Nhưng cũng có các trường hợp bị mắc bệnh nhưng khộng bị sốt. Ở Mỹ, một nghiên cứu thực hiện từ tháng 5/2020 để đánh giá các triệu chứng COVID-19 của thể bệnh nhẹ ở 172 bệnh nhân, chỉ có 20 trường hợp chiếm tỷ lệ 11,6% được ghi nhận là có triệu chứng sốt. Một nghiên cứu khác vào tháng 7/2020 cũng đánh giá 147 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc ở những người cần hỗ trợ dịch vụ y tế khẩn cấp do mắc COVID-19 phát hiện các triệu chứng như sốt và ho không xuất hiện trong 43 cuộc gặp gỡ này, chiếm tỷ lệ khoảng gần 30%. Các nhà khoa học lưu ý những người lớn tuổi có nhiệt độ cơ thể bình thường thấp hơn so với những người trẻ tuổi, do đó nhiệt độ sốt cũng có thể thấp hơn. Điều này là làm cho việc xác định triệu chứng sốt ở nhóm tuổi này cũng gặp khó khăn. Một người bệnh đã nói với bác sĩ là chưa bao giờ bị sốt và ho. Triệu chứng bệnh chỉ bắt đầu với dấu hiệu đau vòm miệng, chảy nước mũi sau và hắt hơi kéo dài một ngày. Sau đó khứu giác suy giảm nhanh chóng, thậm chí không thể ngủi thấy mùi hôi thối của chất cặn bã thải ra.
Mắc bệnh nhưng không ho
Giống như triệu chứng sốt, ho cũng là một triệu chứng thường gặp khi mắc COVID-19. Các nhà khoa học ghi nhận phần lớn những người mắc bệnh có triệu chứng ho khan khá phổ biến, triệu chứng ho ướt hay ho có đàm cũng có thể xảy ra. Tuy vậy cũng có trường hợp không bị ho. Ở Mỹ, một nghiên cứu được khảo sát vào tháng 5/2020 ở 172 bệnh nhân nhẹ ghi nhận chỉ có 69 trường hợp, chiếm tỷ lệ 40,1% có triệu chứng ho. Số còn lại mặc dù mắc bệnh nhưng không có triệu chứng ho.
Tiến triển bệnh lý của COVID-19
Khi mắc COVID-19, các triệu chứng bệnh có thể tiến triển với khả năng chuyển từ thể bệnh nhẹ hoặc thể bệnh trung bình sang thể bệnh nặng. Tình trạng này thường xảy ra khoảng một tuần sau khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện lần đầu tiên và có thể sớm hơn hay muộn hơn. Các nhà khoa học đã phân tích sự tiến triển của những người mắc COVID-19 ghi nhận khung thời gian từ khi bắt đầu có triệu chứng thông thường đến khi có triệu chứng khó thở khoảng 5 đến 8 ngày. Ở những người bị bệnh nặng, thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cho đến khi nhập viện để được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt ICU (Intensive Care Unit ) khoảng 9,5 đến 12 ngày.
Thời gian phục hồi sau khi bị mắc COVID-19 thể nặng và nghiêm trọng là bao lâu, hiện chưa được xác định rõ, vì thời gian này có thể khác nhau ở từng người. Kết quả phục hổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác và sự hiện diện của các vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn khác. Đối với trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc trung bình kéo dài bao lâu cũng tương tự, vì phần lớn các nghiên cứu về bệnh chỉ tập trung vào những bệnh nặng, do đó ít có thông tin về thời gian tiến triển chính xác ở các bệnh thể bênh này. Một nghiên cứu vào tháng 7/2020 tập trung khảo sát ở những bệnh nhân mắc COVID-19 thể bệnh nhẹ và trung bình ghi nhận các đối tượng này có ít nhất một triệu chứng trong thời gian trung bình 9,82 ngày.
Trường hợp dai dẳng kéo dài
Trên thực tế, một số người mắc COVID-19 bất kể ở mức độ bệnh nặng và nghiêm trọng hay không vẫn có thể gặp các triệu chứng dai dẳng kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi các triệu chứng cấp tính qua đi. Các dấu hiệu biểu hiện được ghi nhận trong những trường hợp này là mệt mỏi, hụt hơi, đau khớp xương, đau ngực hoặc đánh trống ngực, bị nhầm lẫn hoặc có dấu chứng sương mù não... Hiện nay rất ít thông tin về những nguyên nhân hay lý do giải thích tạo sao các triệu chứng của COVID-19 kéo dài dai dẳng xuất hiện ở một số bệnh nhân. Vấn đề này đang được các nhà khoa học nghiên cứu để tìm ra lý giải.
Khi nào thì nên đi xét nghiệm phát hiện bệnh?
Các nhà khoa học khuyến cáo bất cứ những ai có bất kỳ một triệu chứng nào của COVID-19 đều phải nên đi xét nghiệm phát hiện bệnh, ngay cả khi có các triệu chứng nhẹ. Một số các trường hợp khác cũng phải được xét nghiệm phát hiện bệnh theo khuyến cáo gồm:
Người có quan hệ tiếp xúc gần với người đã chẩn đoán xác định mắc COVID-19. Điều này có nghĩa là người đã tiếp xúc gần với những người mang mầm bệnh trong khoảng cách 6 feet (tương ứng 2 mét) trong vòng 15 phút hoặc lâu hơn với khoảng thời gian 24 giờ.
Người có rủi ro cao khi có các hoạt động, sinh hoạt có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 hoặc mầm bệnh SARS-CoV-2 qua sự tiếp xúc. Những trường hợp người đi du lịch hoặc đi đến nơi tụ tập đông người... cần phải kiểm tra và thực hiện xét nghiệm phát hiện bệnh.
Người cần phải xét nghiệm theo yêu cầu của các sơ sở y tế hay cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, như những trường hợp trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật để phát hiện bệnh.
Một vấn đề cần lưu ý là sau thực hiện xét nghiệm để phát hiện bệnh, người chờ nhận kết quả xét nghiệm cần phải cách ly tại nhà cho đến khi có kết quả được thông báo. Bởi người xét nghiệm bị nhiễm vi rút gây bệnh thì có khả năng lây lan cho người khác trong khi chờ kết quả.
Thời gian lây nhiễm bệnh
Một khảo sát đánh giá vào tháng 12/2020 ở Mỹ để kiểm tra sự lây lan của vi rút gây bệnh trong 79 nghiên cứu khác nhau về SARS-CoV-2, các nhà khoa học đã ghi nhận lượng vi rút được phát hiện ở đường hô hấp trên bao gồm mũi và họng đạt đỉnh điểm từ rất sớm, thường trong 3 đến 5 ngày đầu tiên của bệnh. Trong một số nghiên cứu ghi nhận, vi rút sống dễ dàng được phân lập ở các mẫu bệnh phẩm lấy tại đường hô hấp cũng từ rất sớm, điều này không như các nghiên cứu trước là vi rút được phát hiện vào ngày 8 hoặc 9 của bệnh. Trên thực tế, một số nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt về vấn đề này giữa thể bệnh nhẹ, trung bình hoặc nặng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu gặp phải khó khăn trong việc phân lập vi rút sống vào ngày thứ 9 của bệnh. Điều này phù hợp với quy định hiện tại là phải cách ly tại nhà trong 10 ngày nếu bị mắc hoặc nghi ngờ bị mắc COVID-19. Các nhà khoa học cho rằng thời gian vi rút gây bệnh dễ lây lan nhất khi các triệu chứng lâm sàng bắt đầu xuất hiện. Tuy vậy, một số người bệnh có thể thải ra vi rút trong thời gian dài hơn sau đó.
Khi bị mắc COVID-19, thời điểm mà người bệnh có thể tiếp xúc gần với các người khác phải bảo đảm các yêu cầu gồm: Phải có ít nhất 10 ngày giãn cách kể từ khi có các triệu chứng thông thường xuất hiện đầu tiên. Đã có khoảng thời gian 24 giờ không bị sốt và không sử dụng thuốc hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen. Các triệu chứng bệnh lý khác đang được cải thiện dần. Trường hợp ngoại lệ, triệu chứng mất khứu giác và vị giác có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng sau khi bệnh được phục hồi. Nếu xét nghiệm có kết quả dương tính mà không có triệu chứng lâm sàng thì có thể tiếp xúc gần với những người khác khi đã quá 10 ngày, kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính.Dấu hiệu cần phải được chăm sóc y tếĐối với một số trường hợp, COVID-19 có thể tiến triển thành bệnh nặng và khá nghiêm trọng. Các dấu hiệu cần cảnh báo và lưu ý gồm: khó thở, triệu chứng đau và tăng áp lực trong ngực không biến mất, da mặt và niêm mạc môi xanh tái, bị hoang mang, lú lẫn...Theo Hiệp hội Phổi (Mỹ), mức độ bão hòa oxy bình thường từ 95 đến 97%. Nếu dưới mức độ này có thể là dấu hiệu hệ hô hấp đang gặp sự khó khăn trong việc cung cấp khí oxy cho các cơ quan và mô tế bào trong cơ thể. Thiết bị đo và đọc oxy xung ở tại nhà có thể giúp theo dõi nồng độ oxy trong máu khi mắc COVID-19, đặc biệt trong trường hợp có nguy cơ bệnh nặng. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi mua máy đo oxy xung cho mục đích theo dõi này. Bên cạnh đó cần phải theo dõi kỹ càng các triệu chứng khác như tình trạng ho, khó thở và đau ngực.
Từ khóa » Nôn Khi Bị Covid
-
Thực Phẩm Giúp Làm Dịu Cơn Buồn Nôn Khi Mắc COVID-19
-
Buồn Nôn Hậu COVID-19, Chữa Thế Nào?
-
Triệu Chứng Của COVID-19 | CDC
-
Trẻ Chóng Mặt Kèm Nôn Khi Nhiễm Covid Có Sao Không? | Vinmec
-
Thành F0 Rồi, Tôi Phải Làm Gì Khi Có Các Triệu Chứng? - Tin Tổng Hợp
-
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM COVID-19 QUA TỪNG NGÀY
-
Trẻ đau đầu, Nôn ói, đau Bụng Khi "dính" Omicron, Phải Làm Sao?
-
Trẻ Mắc Covid-19 Bị đau đầu, Nôn ói... Có Nguy Hiểm Không?
-
F0 điều Trị Tại Nhà Tự Bổ Sung Nhiều Vitamin C Bị đau Bụng, Buồn Nôn
-
Hậu COVID-19 ở Trẻ Em - Biểu Hiện Và Những điều Cần Lưu ý
-
Bạn Cần Làm Gì Khi Bạn Hoặc Nhà Có Trẻ Mắc COVID-19 - UNICEF
-
Buồn Nôn, đau Bụng, Chán ăn Và Tiêu Chảy: Đề Phòng Biến Chủng ...
-
Đau đầu Khi Bị Covid Và Những điều Bạn Nên Biết! | Medlatec
-
LÀM THẾ NÀO BẠN BIẾT MÌNH LÀ TRƯỜNG HỢP COVID-19 NHẸ?