Cần Bình Bĩnh Khi Test Nhanh Vạch T đậm, Nhạt | Thời Sự
Có thể bạn quan tâm
Nếu thấy vạch test mờ mà sức khỏe không ổn thì không được. Và ngược lại, nếu vạch đậm, sức khỏe ổn thì vẫn bình thường.
>>Thay đổi nhận thức để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) chia sẻ về những thắc mắc của người dân khi test nhanh COVID-19 nghĩ rằng vạch đậm lên nghĩa là bệnh nặng và vạch mờ là bệnh nhẹ.
Vạch test mờ hay đậm không quan trọng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyên người dân chỉ nên test nhanh khi thực sự nghi ngờ. Ví dụ, trong nhà có F0, bản thân thấy triệu chứng mới làm test nhanh. Nhưng bản thân vừa tiếp xúc với F0 ở ngoài đường hoặc đi ngang qua đâu đó, nghe đồn nhà người ta có F0… thì không cần thực hiện test nhanh.
Cũng theo BS Khanh, vạch test mờ hay đậm không quan trọng, không có giá trị tiên lượng bệnh. Vì thế, mọi người không nên dựa vào đó để nói nếu vạch đậm nghĩa là bệnh còn nặng, vạch mờ là bệnh nhẹ. Điều quan trọng là sức khỏe của chúng ta ổn.
"Nếu thấy vạch test mờ mà sức khỏe không ổn thì không được. Và ngược lại, nếu vạch đậm, sức khỏe ổn thì vẫn bình thường", BS Khanh nói.
Còn theo TS - BS Phạm Lê Duy, Phòng khám dị ứng - Miễn dịch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm virus và có tiếp xúc với người đã nhiễm, có thể mua kit test nhanh COVID-19. Ý nghĩa là để biết sớm tình trạng bệnh và liên lạc với cơ sở y tế.
Kết quả test cho một vạch ở chữ C, nghĩa là âm tính. Nếu hiện hai vạch cả chữ C và T chứng tỏ mẫu dương tính. Trường hợp không hiện vạch nào hoặc chỉ có 1 vạch ở chữ T thì kit có vấn đề, cần phải xét nghiệm lại.
Kết quả test nhanh COVID-19 lên hai vạch màu đậm nhạt không quan trọng, không thể hiện được mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Quan trọng là một vạch hay hai vạch, nếu hai vạch dù đậm hay nhạt đều là dương tính. Test nhanh dương tính có thể đã nhiễm nCoV.
“Nếu chưa có triệu chứng, chúng ta cứ bình tĩnh, không cần hoảng loạn, có thể báo cho y tế địa phương. Dù test dương tính, nhiều ca nhiễm nCoV có bệnh lý nhẹ, không cần nhập viện, có thể hoàn toàn điều trị tại nhà”, bác sĩ Phạm Lê Duy nói.
Các chuyên gia cho rằng, bất cứ vạch T cho màu đậm hay nhạt, khả năng lớn người đó đang mang virus trong người. "Có rất nhiều lý do khiến vạch T bị mờ. Một trong số đó có thể là tải lượng virus của bạn thấp, độ nhạy của que test không cao hoặc mẫu bệnh phẩm không chuẩn", Tiến sĩ Amesh Adalja, Học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết.
>>Test nhanh vạch T đậm, nhạt có liên quan đến bệnh nặng hay nhẹ?
Nếu vạch đậm nhưng sức khỏe ổn thì vẫn bình thường.
Trong khi đó, theo hướng dẫn về phòng tránh dịch bệnh của chính phủ Anh đăng tải trên trang web gov.uk, "vạch chữ T dù mờ cũng cho thấy kết quả xét nghiệm là dương tính". "Vạch này có thể nhòe hoặc mờ, nhưng đó vẫn là kết quả hợp lệ và phải báo cáo trước khi thực hiện thêm xét nghiệm PCR để xác nhận kết quả", hướng dẫn cho biết.
Tiến sĩ Connor Bamford, nhà virus học của Đại học Queen nhận định, dù có mờ đến mức nào nhưng nếu vạch T xuất hiện, nhiều khả năng là người đó đang mang virus. “Vạch T đậm hơn có nghĩa là nhiều virus hơn. Nếu nhạt tức là ít virus hơn", ông Bamford giải thích.
Tiến sĩ Nathan Hudson-Peacock, bác sĩ cấp cứu tại London cho rằng vạch chữ T có thể không nhất thiết đồng nghĩa với kết quả dương tính nếu nó xuất hiện sau khung thời gian quy định.
"Nếu vạch dương tính mờ xuất hiện sau khung thời gian quy định, nguyên nhân có thể là do ô nhiễm về thực phẩm hoặc do một số chất gây ô nhiễm khác. Cũng có thể nồng độ virus trong bạn rất thấp. Nếu không xuất hiện triệu chứng ở thời điểm xét nghiệm, nguy cơ lây nhiễm cho người khác thấp hơn", ông này cho hay.
Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe (MHRA) của Anh khẳng định “không có xét nghiệm nào đáng tin cậy 100%" và khuyến cáo các bệnh nhân test nhanh dương tính nên làm thêm xét nghiệm PCR để tránh tình trạng dương tính giả.
Theo cơ quan này, các xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác nhất trong tuần đầu tiên sau khi bệnh nhân phát triển các triệu chứng.
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ giải thích lý do test nhanh COVID vạch mờ vạch đậm
01:00, 14/01/2022
Test nhanh vạch T đậm, nhạt có liên quan đến bệnh nặng hay nhẹ?
09:35, 10/03/2022
Bất chấp COVID-19, tăng trưởng thương mại và đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp tục duy trì
17:41, 08/03/2022
Nhu cầu ở thực gia tăng hậu Covid-19, BĐS TP Tân An sôi động đầu năm
08:00, 08/03/2022
Vì sao người mắc COVID-19 nên uống nước chanh?
01:28, 08/03/2022
Thay đổi nhận thức để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu
05:05, 07/03/2022
Long An tiếp nhận hơn 3 tỉ đồng hỗ trợ trẻ em mồ côi do COVID-19
17:09, 06/03/2022
LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Bình thường hóa COVID-19
12:00, 06/03/2022
Mẹo giảm ho nhanh khi nhiễm COVID-19
01:23, 06/03/2022
F0 và F1 có thể làm việc, dừng công bố ca mắc COVID-19 hàng ngày
00:38, 06/03/2022
COVID-19, bệnh đặc hữu và xu hướng ứng xử mới
05:00, 05/03/2022
Phân biệt dị ứng, cảm lạnh và COVID-19
01:02, 05/03/2022
Mua thuốc điều trị COVID-19: Đừng để việc “dễ” thành “khó”!
04:00, 04/03/2022
Thứ trưởng Bộ Y tế: "Còn quá sớm để coi COVID-19 là cúm mùa"
02:00, 04/03/2022
Phục hồi kinh tế xanh hậu COVID-19 là cấp bách
15:00, 03/03/2022
Khi nào trẻ từ 5-11 tuổi được tiêm vaccine COVID-19?
10:00, 03/03/2022
Vượt qua di chứng hậu COVID-19 cách nào?
01:00, 03/03/2022
Từ khóa » Fo Test Nhanh Vạch Mờ
-
Làm Thế Nào Hạn Chế “dương Tính Giả” Khi Test Nhanh Covid-19?
-
Test Nhanh COVID-19: Vạch đậm - Nhạt Có Thể Hiện Bệnh Nặng - Nhẹ?
-
Giá Trị C Và T Trong Test Covid-19 Là Gì? Cách đọc Kết Quả
-
Test Nhanh Vạch Mờ Có Phải COVID-19 Nhẹ? - YouTube
-
Cách Phân Biệt 'dương Tính Giả' Khi Tự Làm Test Nhanh COVID-19 Tại ...
-
Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Test Nhanh, Dùng Thuốc điều Trị COVID-19 ...
-
Test Nhanh Vạch Mờ Có Phải Covid Nhẹ?
-
Test Nhanh COVID-19 Tại Nhà, Vạch đậm Có Phải Bệnh Nặng? (11/03 ...
-
Test Nhanh COVID-19: Vạch đậm - Nhạt Có Thể Hiện Bệnh Nặng - Nhẹ?
-
Test Nhanh COVID-19 Tại Nhà, Vạch đậm Có Phải Bệnh Nặng?
-
Test Nhanh Vạch Mờ Có Phải Covid Nhẹ? - VnExpress
-
Test Covid Có Vạch Mờ Vạch đậm? Có Dương Tính Không?
-
Sai Lầm Khi đánh Giá Bệnh Qua độ đậm Nhạt Trên Que Test Nhanh ...