Cán Bộ, đảng Viên Phải Là “công Bộc” Của Nhân Dân…
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sống mãi cùng non sông, đất nước và dân tộc Việt Nam. Người đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá: Tư tưởng Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh và những giá trị cao đẹp về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh. “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trở thành việc làm thường xuyên, hàng ngày để mỗi người trong chúng ta; nhất là cán bộ, đảng viên ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp hơn để thật sự là người “công bộc của nhân dân”…
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ. Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy, Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ”.
“Cán bộ là gốc của mọi việc”
Trong những ngày tháng 5 lịch sử này, nhân kỷ niệm 132 năm sinh nhật Bác, chúng ta nhớ lại hình ảnh Chủ tịch kính yêu của dân tộc Việt Nam, một con người suốt đời chỉ lo cho dân, cho nước. Người luôn tâm niệm: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Nhớ về Bác, ta nhớ những lời dạy của Bác về trung thực, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm, về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về tinh thần tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; về phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân…
Với Người: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong ảnh: Các cán bộ, đảng viên của TX.Tân Uyên được nhận bằng khen của UBND tỉnh vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Tuy Bác đã đi xa nhưng những tư tưởng, phong cách, đạo đức của Người vẫn tỏa sáng đến mai sau. Hiện nay, Đảng ta đã xác định tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - chuyên đề năm 2022 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nhấn mạnh: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ” là nội dung tư tưởng, chính trị và giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng Đảng nhằm phát huy sức mạnh nội lực, tạo động lực cho công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, của dân tộc như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định: “Công tác cán bộ qua thực tiễn ngày càng thấy quan trọng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là gốc của mọi công việc, then chốt của then chốt”.
Theo Hồ Chí Minh, phong cách người cán bộ có quan hệ mật thiết với tư tưởng, đường lối và phương pháp cách mạng. Phong cách của người cán bộ quan hệ chặt chẽ với đạo đức. Phong cách của cán bộ là một chỉnh thể bắt đầu từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến hoạt động thực tiễn (phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử), và cuối cùng là phong cách trong sinh hoạt đời thường. |
Theo ông Dũng: “Chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, đặc biệt là việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nhằm tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và của mỗi tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, của mỗi người dân chúng ta”.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng phân tích, theo Người vấn đề cán bộ là rất trọng yếu, quyết định mọi việc. Người coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc. “Gốc” là từ đó sinh ra. Cây thì phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Gốc có vững thì cây mới bền. Như vậy, cây vừa phải có gốc vừa phải gốc vững. Công việc cách mạng phải có cán bộ và cán bộ phải tốt. Người khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Ở một cách nhìn khác, Người cho rằng: “Cán bộ quyết định mọi việc. Các đồng chí đều là cán bộ cao cấp, đều giữ những trách nhiệm quan trọng. “Công việc thành hay là bại một phần lớn là do nơi tư tưởng, đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của các đồng chí”. Vì vậy, Đảng ta đã xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đạo đức, phẩm chất trong sáng, có bản lĩnh kiên cường, có trình độ, năng lực không ngừng được nâng cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các thời kỳ cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên; đào tạo họ toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Những phẩm chất ấy được Người khái quát ngắn gọn trong hai chữ “đức” và “tài”. Đây là chuẩn mực để mỗi cán bộ tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu, đồng thời là tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá, sử dụng cán bộ của Đảng.
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, người cán bộ phải vừa có tài, vừa có đức, “vừa hồng, vừa chuyên”. Phân tích mối quan hệ giữa tài và đức, Người viết: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” .
Vai trò nêu gương
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên là sự “kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”; “Mọi công việc Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp hành. Mọi chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện”.
Tính tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên phải được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng... Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo”. Người yêu cầu, cán bộ, đảng viên “phải làm gương mẫu trong lao động sản xuất và trong học tập”; “phải xung phong gương mẫu trong mọi công việc, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”; “phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói tay làm để làm gương cho nhân dân”. Trong bài nói chuyện tại buổi bế mạc hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ 6 (ngày 18-1- 1949), Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến... Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” .
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đặc biệt quan tâm tới đạo đức cách mạng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Trên nền tảng đạo đức là gốc, người cán bộ phải có năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, muốn hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, đầu tiên phải là người cán bộ có tài. (còn tiếp)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là sự kết tinh giá trị truyền thống của cha ông ta trong việc dùng người để trị quốc, là đỉnh cao của “thuật dùng người”. Thực tiễn trong lịch sử từ khi có Đảng, do làm tốt công tác cán bộ, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được đội ngũ đông đảo những cán bộ, đảng viên, nhân tài ngoài Đảng có đủ đức, đủ tài, “vừa hồng, vừa chuyên”, lãnh đạo toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn từng bước giành thắng lợi to lớn trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành và bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền.THU THẢO
Từ khóa » Công Bộc Của Nhân Dân Là Gì
-
Công Bộc Của Dân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Bộc Là Gì ? Khái Niệm Công Bộc Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh.
-
Công Bộc Là Gì? Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Công Bộc Của Dân?
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Người “công Bộc Của Dân”
-
Cán Bộ, đảng Viên Phải Là Công Bộc Của Dân - Tin Tức, đọc Báo, Sự Kiện
-
Bài Học “Cán Bộ Là Công Bộc Của Nhân Dân” - Thành ủy TPHCM
-
Chính Phủ Là Công Bộc Của Dân - - Phường Cam Phú
-
Khi Cán Bộ Là Công Bộc Của Dân - Hồ Chí Minh
-
Văn Hóa Công Bộc - Hànộimới
-
Cán Bộ Là Công Bộc Của Dân - Báo Kinh Tế đô Thị
-
“Cán Bộ Là đầy Tớ Của Nhân Dân”
-
Chính Quyền Công Bộc Của Dân - Báo Điện Tử Đại Biểu Nhân Dân
-
Để Mỗi Cán Bộ, đảng Viên Thực Sự Là Công Bộc Của Dân Theo Tư ...
-
“Chính Phủ Là Công Bộc Của Dân” - Bộ Tư Pháp