Cận Cảnh Những Cây Cầu Bắc Qua Sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội

Chia sẻ (Tổ Quốc) - Thủ đô Hà Nội có tổng cộng 6 cây cầu nối trung tâm thành phố với các quận, huyện ngoại thành. Có cây cầu "chứng nhân lịch sử" hơn trăm tuổi như cầu Long Biên, có cây cầu hiện đại, bề thế biểu tượng cho tình hữu nghị quốc tế như cầu Nhật Tân...
Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 1.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng khu vực Hà Nội, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, do Pháp xây dựng năm 1898-1902.

Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 2.

Đoạn nguyên bản dài còn lại ở đầu cầu phía trung tâm Hà Nội cho thấy vẻ đẹp đặc biệt của công trình. Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn gồm 19 nhịp dầm thép.

Không chỉ là "nhân chứng" lịch sử, cầu Long Biên còn là chứng tích chiến tranh khốc liệt. Đoạn cầu bắc qua mặt nước sông Hồng đã bị bom Mỹ đánh sập chỉ còn lại một nhịp nguyên bản duy nhất, các đoạn còn lại do quân và dân ta xây dựng lại.

Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 4.

Cây cầu này cũng là nguồn sáng tạo bất tận của những người yêu nhiếp ảnh.

Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 5.

Hiện nay, cầu chủ yếu phục vụ xe máy, xe đạp, người đi bộ.Cầu Long Biên còn là một điểm đến du lịch không thể bỏ qua khi đến Hà Nội.

Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 6.

Năm 1985 - 1986, cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng, trở thành nút giao thông quan trọng và hiệu quả của Thủ đô. Thiết kế ban đầu ước tính đáp ứng được 7.000 phương tiện mỗi ngày nhưng sau đó lượng xe cộ tăng gấp 3 - 4 lần. Cuối những năm 90, cầu Chương Dương liên tục quá tải, Hà Nội liền cho xây dựng hệ thống vòng xoay ở phía Nam của cầu góp phần giải quyết phần nào tình trạng tắc nghẽn ở lối lên xuống (hướng đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật).

Cầu ở vị trí km 170+200 quốc lộ 1A, dài 1230 m, gồm 21 nhịp, chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, mỗi bên rộng 5 m. Kiến trúc cầu Chương Dương không có gì nổi bật nhưng điểm đặc biệt của nó là cây cầu lớn lần đầu tiên do người Việt Nam tự thiết kế, thi công

Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 8.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, là đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với nội thành Hà Nội, Công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt - Xô được khởi công xây dựng năm 1974 và khánh thành năm 1985. Đây là cây cầu có thời gian thi công lâu nhất của Hà Nội.

Cầu giàn thép dài 3250 m, gồm 2 tầng với 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ. 2 làn cầu riêng biệt, rộng 3,5m (1 làn) dùng cho phương tiện thô sơ. Phần giữa tầng 1 là đường dành cho tàu hỏa chạy tuyến Văn Điển - Bắc Hồng rộng 11 m, và xe máy, xe đạp. Tầng 2 dành cho các loại xe cơ giới có chiều rộng 21m, mặt cầu bê tông, 2 làn dành cho người đi bộ thăm quan. Trước khi cầu Nhật Tân khánh thành, cầu Thăng Long vẫn là nút giao thông trọng điểm của Thủ đô nối các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên... và là trục chính đi và về giữa sân bay Nội Bài.

Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 10.

Hiện nay, cầu Thăng Long đang được nâng cấp, sửa chữa mặt cầu.

Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 11.

Cầu Nhật Tân là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, cũng là cây cầu hiện đại nhất trong các cây cầu của Hà Nội. Cầu có kết cấu dây văng, dài 3.900 m nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, xây dựng từ năm 2009 đến năm 2015.

Cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 9,17 km, trong đó phần cầu chính là 3,9 km (đoạn cầu vượt sông Hồng chiếm 1,5 km) và phần cầu dẫn dài 5,27 km.

Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 13.

Cầu nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ, có điểm đầu từ phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.

Hệ thống chiếu sáng cầu Nhật Tân sử dụng 1.100 bộ đèn Led chất lượng cao để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành, bảo trì; ứng dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay với 16 triệu gam màu, được thiết kế với hiệu ứng thay đổi linh hoạt. Hệ thống chiếu sáng mỹ thuật cầu Nhật Tân có thể đổi màu theo từng ngày hoặc cảm ứng với mùa, giúp thể hiện vẻ đẹp huyền ảo của cây cầu dưới các sắc thái khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thống còn được thiết kế để chiếu sáng theo chủ đề để trình diễn ánh sáng vào những dịp đặc biệt trong năm.

Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 15.

Cầu Vĩnh Tuy được xây dựng từ năm 2005 đến năm 2010, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên.

Cầu Vĩnh Tuy là một trong những cây cầu rộng nhất Việt Nam thời điểm đó. Cầu bắt đầu từ điểm giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai, kết thúc tại điểm giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, mặt cầu rộng 19,25 m.

Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 17.

Phần cầu chính vượt sông dài 955 m, phần cầu dẫn trên bãi sông phía Bắc dài gần 1,76 km, cầu vượt đê tả sông Hồng dài 220 m, cầu dẫn phía Long Biên dài 210 m. Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỷ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam.

Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 18.

Cầu Thanh Trì khánh thành và thông xe vào tháng 2-2007. Đây là cây cầu lớn nhất trong dự án các cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Cầu bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân, huyện Thanh Trì, điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng, huyện Gia Lâm.

Cầu dài 3.084 m, tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với sáu làn xe chạy (bốn làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 80 km/giờ.

Cận cảnh những cây cầu bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội - Ảnh 20.

Nam Nguyễn

Chia sẻ

Từ khóa » Cầu Sắt Hà Nội ở đâu