Cận Cảnh Núi Cấm "nổi Giận", Lũ Bùn Phủ Kín Khu Dân Cư
Có thể bạn quan tâm
Ngày 17/11, hàng trăm hộ dân sống ở khu vực núi Cấm (thuộc thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) gấp rút trở về dọn dẹp nhà cửa, đẩy bùn đất ra đường sau khi trời ngớt mưa.
Dẫn chúng tôi đi đến hiện trường khu vực sạt lở núi Cấm, anh Mai Công Trị (29 tuổi, thôn Chánh Thắng) kể lại: Lúc đó khoảng 23h tối 14/11, đất đá trên núi Cấm bắt đầu sạt lở mạnh xuống, đá lớn lăn xuống khiến nhà rung chuyển, người dân hốt hoảng chạy toán loạn ra ngoài xem sạt lở hướng nào để chạy.
Đến khoảng 1h sáng 15/11, lực lượng công an, dân quân mới đến yêu cầu người dân di dời đến nơi an toàn.
Tại hiện trường, hàng ngàn khối đất đá từ trên núi cao hàng trăm mét sạt lở trút xuống, trong đó có 2 khối đá to hơn cả ngôi nhà lăn xuống cách nhà dân gần nhất khoảng 300m. Hàng chục nhà dân khu vực gần núi Cấm bị bùn đất vùi lấp sâu 0,5-1 m, lòng suối thoát nước cho khu dân cư cũng bồi lấp hoàn toàn.
Chị Nguyễn Thị Tràn (43 tuổi, thôn Chánh Thắng) tất tả trở về nhà dọn dẹp ngay khi trời ngớt mưa. Bùn đất phủ kín ngang bậc tam cấp dẫn vào nhà.
"Từ nhỏ tới lớn tới giờ mới chứng kiến cảnh kinh hoàng vậy. Cả nhà đang nằm ngủ nghe tiếng nổ lớn vang trời, hoảng loạn tháo chạy ra ngoài mới biết sạt lở núi. Ông trời mà còn mưa lớn thì còn sạt lở, người dân chắc chẳng còn ai dám sống ở khu này nữa vì lo sạt lở sập nhà cửa, nguy hiểm chết người lúc nào không hay", chị Tràn lo lắng.
Ngôi nhà của ông Lê Văn Sạn, Bí thư Chi bộ thôn Chánh Thắng, bùn vào nhà 40 cm, làm hư hỏng nhiều vật dụng trong nhà như 2 tủ lạnh, hàng tấn lúa trong nhà kho bị bùn phủ kín, gà vịt bị cuốn trôi…
Ông Sạn cho rằng, nguyên nhân có thể do bà con trồng rừng, nhưng ngày xưa vận chuyển thủ công. Bây giờ dùng phương tiện cơ giới, máy múc mở đường để vận chuyển keo. Xuất phát từ đó, kết hợp mưa lớn nhiều ngày qua, đất thấm nước nên đất sạt xuống.
Ông Nguyễn Trung Kiên - Chủ tịch UBND huyện Phù Cát - cho biết, trước mắt UBND huyện đã chỉ đạo địa phương huy động phương tiện dọn bùn đất tại con đường trong khu dân cư, khơi thông hệ thống thoát nước. Về lâu dài, huyện sẽ họp bàn đánh giá, tính toán phương án có thể phải di dời các hộ dân xóm này.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin rạng sáng 15/11, khu vực núi Cấm xảy ra sạt lở nghiêm trọng khiến trên 40 hộ dân phải sơ tán khẩn cấp. Qua kiểm tra, điểm sạt lở ở độ cao 300m, rộng 120m với lượng đất đá sạt lở hơn 6.000 m3. Cách điểm sạt lở này chừng 300 m, ngày 16/11, một khu vực khác thuộc núi Cấm cũng sạt lở nặng khiến gần 4.000 m3 đất đá trút ồ ạt xuống sát vách nhà, buộc 20 hộ dân phải sơ tán.
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại ngày 17/11 tại thôn Chánh Thắng:
Từ khóa » Hình ảnh Lũ Bùn đá
-
Nhận Diện Lũ Quét, Lũ Bùn đá Và Các Biện Pháp Giảm Thiểu Tác Hại
-
Quan Trắc Lũ Bùn đá
-
Nhận Diện Lũ Bùn để Giảm Thiểu Thiệt Hại
-
(PDF) Công Trình Phòng Trị Lũ Bùn đá - ResearchGate
-
[PDF] 5. Lũ đá, Bùn đá Và Giải Pháp Hạn Chế Thiệt Hại
-
Bài Thuyết Trình Hiện Tượng Lũ Bùn đá - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] CÔNG TRÌNH PHÒNG TRỊ LŨ BÙN ĐÁ
-
Tin Tức, Hình ảnh, Video Clip Mới Nhất Về Lũ Bùn đá
-
Công Trình Phòng Trị Lũ Bùn đá
-
Lũ Quét
-
Các Loại Hình Thiên Tai
-
Luận Văn: Nghiên Cứu Nguy Cơ Tai Biến Lũ Bùn đá Tại Hà Giang, 9đ
-
Lại Nói Về Việc đề Phòng Lũ Quét, Lũ Bùn đá Trong Mùa Mưa Bão