Cần Chuẩn Bị Gì Khi Là F0, F1 đi Cách Ly Tập Trung

Nội dung bài viết

  • Chuẩn bị trước những thứ thiết yếu:
  • Những thông tin cần biết khi vào khu cách ly
  • Những lưu ý khi sinh hoạt tại khu cách ly

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, với tâm thế sẵn sàng rằng rất có thể sẽ có người trong nhà đi cách ly. YouMed thông tin đến bạn một số đồ thiết yếu, thông tin cần biết và những lưu ý khi đi cách ly tập trung.

Chuẩn bị trước những thứ thiết yếu:

Đồ dùng chống dịch, khử khuẩn:

  • Khẩu trang y tế;
  • Kính bảo hộ/ kính chống giọt bắn.

  • Túi ni lông to bọc hành lý khi khử trùng.
  • Nước rửa tay với nồng độ cồn 60-70 hoặc xà phòng rửa tay.
  • Nước súc họng.
  • Nhiệt kế.
  • Máy theo dõi SpO2.

Thực phẩm và dụng cụ ăn uống:

  • Thực phẩm cần thiết: sữa, mì tôm, đồ ăn vặt,…
  • Bình nước hoặc ly nước cá nhân.
  • Bộ bát đũa thìa phục vụ ăn uống cá nhân.

Một số dụng cụ khác

  • Các loại thuốc cá nhân: dị ứng, hen suyễn, đau bụng, dầu gió,…
  • Bộ chăn gối gọn nhẹ.
  • Móc phơi quần áo.
  • Bọc ni lông.

Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng những vật dụng thiết yếu trên:

1. Nước rửa tay:

Nước rửa tay dạng dung dịch sát khuẩn có cồn hoặc xà phòng/xà bông rửa tay (sử dụng với nước).

Nếu xà phòng và nước không có sẵn, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) khuyến cáo nên sử dụng nước rửa tay có cồn chứa ít nhất 60 % ethanol (còn được gọi là cồn etylic). FDA quy định nước rửa tay như một loại thuốc không cần kê đơn, có sẵn mà không cần toa bác sĩ.

Các bước rửa tay đúng cách

Rửa tay kịp thời là một trong những cách dễ nhất để tránh bệnh tật và lây lan vi khuẩn. Chỉ cần 6 bước đơn giản để làm chủ đôi bàn tay của chúng ta một cách chính xác:

  • Làm ướt tay dưới vòi nước.
  • Cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều.
  • Dùng lòng bàn tay xoa giữa mu bàn tay và các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
  • Xoa hai lòng bàn tay vào nhau, siết chặt các ngón tay và giữa các ngón tay và móng tay trong ít nhất 20 giây.
  • Xoa lòng bàn tay kia bằng mặt ngoài các ngón tay của một bàn tay.
  • Dùng một tay để xoay ngón cái của tay kia và ngược lại.
  • Rửa tay dưới vòi nước.
  • Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn dùng một lần.

2. Nước súc họng

  • Nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc họng chuyên dụng được cấp phép và bán rộng rãi tại các nhà thuốc
  • Không nên súc họng với nước muối tự pha quá mặn vì có thể gây tổn thương niêm mạc họng, làm cửa ngõ cho vi sinh vật gây bệnh…

Những lưu ý để súc họng đúng cách:

Bạn phải để dung dịch đi xuống phần sâu nhất của cổ họng mà bạn có thể chịu đựng được.

Khoảng 5ml dung dịch súc miệng là đủ, quá nhiều sẽ khiến dung dịch khó thấm sâu vào vùng hầu họng.

Mỗi lần súc họng khoảng 2 phút, gồm 3 lần vào họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi rửa sạch để nguyên và không rửa lại bằng nước.

Súc miệng ngay lập tức trước khi đi ra ngoài và sau khi từ bên ngoài trở về nhà (hoặc ngay sau khi tiếp xúc gần gũi với người khác).

3. Nhiệt kế

Nhiệt kế thủy ngân/ nhiệt kế điện tử/ nhiệt kế hồng ngoại:

Cách dùng nhiệt kế thủy ngân / nhiệt kế điện tử:

  • Cầm đuôi nhiệt kế, vẩy nhiệt kế cho xuống dưới mức 35 độ C.
  • Cho nhiệt kế vào vị trí đo và giữ nguyên ở vị trí đó từ 5-7 phút.
  • Rút và xem kết quả hiển thị.

Cách dùng nhiệt kế hồng ngoại:

Nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại

Nhiệt kế hồng ngoại đo trán thường được đặt ở động mạch thái dương tương ứng, cách đo đúng nhất là đi theo đường đi của động mạch thái dương ở 2 bên trán. Tuy nhiên người dùng nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của từng loại nhiệt kế hồng ngoại để có cách dùng chính xác nhất theo nhà sản xuất.

4. Máy theo dõi SpO2

Chỉ số SpO2 là gì?

SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) là độ bão hòa oxy mao mạch trong máu ngoại vi. Chỉ số này được đo rất dễ dàng qua da, thông qua một đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai.

Kiểm tra thông số Oxy trong máu bằng cách đo SpO2 theo hướng dẫn y tế

  • Nếu chỉ số từ 93% trở lên:

Người bệnh tiếp tục theo dõi 3-4 lần mỗi ngày để theo dõi chỉ số có ổn định hay không.

  • Nếu chỉ số cao hơn 90% (thấp hơn 93%):

Cần liên hệ y tế để được tư vấn, cần nhập viện thở 02 theo phác đồ Bộ y tế.

Lưu ý:  Đối với F0 điều trị tại nhà đã có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) từ trước nếu đang dùng thuốc và điều trị ổn định thì mức Sp02 cần liên hệ y tế là 92%.

  • Nếu chỉ số thấp hơn 90%:

Đây có thể là biểu hiện bệnh Covid-19 trở nặng, cần gọi y tế hoặc nhanh chóng vào bệnh viện.

Những thông tin cần biết khi vào khu cách ly

Thông tin cơ bản về địa điểm đang cách ly/ điều trị

  • Tên khu cách ly/ tên bệnh viện điều trị.
  • Địa chỉ cụ thể, khu nhà bao nhiêu (trường hợp khu cách ly lớn), số tầng/ dãy, số phòng trong khu cách ly, bệnh viện.
  • Cách thức liên hệ Nhân viên y tế khi có triệu chứng (như số điện thoại, chuông báo động,..)
  • Nên chuẩn bị điện thoại di dộng để liên lạc với người thân.

Cách tra cứu thông tin người thân đang điều trị COVID-19

  • Truy cập vào đường dẫn: http://tracuuf0.medinet.org.vn:8083/tracuu.html
  • Điền thông tin của người bệnh COVID-19 như họ và tên, năm sinh, địa chỉ, số CMND/CCCD.
  • Chọn nút “Xem”.
  • Ghi lại tên bệnh viện điều trị F0.
  • Kiểm tra thông tin chi tiết bệnh viện thuộc danh sách bệnh viện tiếp nhận điều trị COVID-19.

Những lưu ý khi sinh hoạt tại khu cách ly

Để phòng tránh lây nhiễm chéo, người đi cách ly được khuyến khích:

  • Dùng đồ riêng biệt.
  • Không ăn chung 1 không gian hoặc 1 thời điểm tránh tạo/dính giọt bắn khi ăn uống.
  • Xử lý rác thải sinh hoạt đúng quy định.
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ngủ nghỉ, khu ăn uống, nhà vệ sinh thật tốt.

Đặc biệt tinh thần là quan trọng nhất trong mùa giãn cách này, mọi người hãy tham khảo bài viết sau từ YouMed để chăm chút cho sức khỏe tinh thần mùa giãn cách này nhé!

Bên cạnh các vấn đề được nhắc bên trên thì các F0/F1 đi cách ly tập trung nên nhớ tinh thần là quan trọng nhất trong quá trình cách ly/điều trị Covid-19. Hãy luôn giữ mình trong trạng thái vui vẻ, tránh tiếp xúc nhiều những nguồn thông tin tiêu cực, tránh lo lắng, hoảng loạn ảnh hưởng không tốt đến quá trình cách ly/điều trị bệnh Covid-19. YouMed chúc các F0/F1 mau chóng khỏe mạnh và trở về với cuộc sống bình thường nhé!

Từ khóa » đồ Dùng Khi Cách Ly