Căn Cô Bơ đừng Mơ Hạnh Phúc - Tổng Hợp Sự Tích Và Mâm Lễ Dâng Cô

Cô Bơ hay còn gọi là Cô Bơ Thoải Phủ hay Cô Ba Thoải Phủ, là một trong những vị Thánh Cô anh linh bậc nhất hệ thống Tứ Phủ Thánh cô tại Việt Nam. Cô được nhân dân kính trọng và thờ cúng tại đền Ba Bông thuộc Hà Trung, Thanh Hóa.

 

NỘI DUNG

Sự tích Cô Bơ Bông

Có rất nhiều câu chuyện được lưu truyền về việc cô Bơ là ai. Tương truyền, cô Bơ là con gái Vua Thủy Tề dưới Thủy Cung. Cũng có tài liệu ghi chép rằng, cô là con gái của Long Vương, hầu cận cho Đức Vương Mẫu. Cô được giáng sinh xuống trần thế vào thời Lê Trung Hưng. Thần tích về sự giáng sinh của cô được lưu truyền rằng, Đức Thái Bà nằm mộng thấy một thiếu nữ xinh đẹp, thướt tha bội phần, diện xiêm y trắng tới dâng Đức Bà một viên ngọc quý rồi nói rằng mình vốn là Thủy Cung Tiên Nữ giáng hạ đầu thai giúp vua cứu nước. Sau đó, vào ngày 8/2, Đức Thái Bà thụ thai và sinh ra một cô con gái nhan sắc hơn người, mười phân vẹn mười như khi chiêm bao. Khi sanh cô, trời mây trên cao bỗng uốn lượn không ngừng, Thủy cung nhã nhạc cũng vang lên khiến Đức Thái Bà tin về lời báo mộng khi xưa và chắc hẳn con mình là tiên nữ hạ phàm, sau này sẽ có thể ra tay phù đời.

Xem thêm: Cô Chín là ai – Sự tích Đền Cô Chín và 9 miệng giếng khoan

Quả là như vậy, cô lớn lên xinh đẹp khác người, lại giỏi văn thơ đàn hát, được Đức Thái Bà hết mực yêu thương bảo ban. Khi nhà nước bị giặc Minh đô hộ, cô cùng thân mẫu tạm lánh vào xứ Hà Trung, Thanh Hóa, gần ngã Ba sông Thác Hàn. Sử sách khi lại, cô đã có công giúp vua Lê Lợi trong việc kháng quân Minh trong những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, sau này còn linh ứng giúp vua Lê trong công cuộc Phù Lê dẹp Mạc.

cô bơ
Cô Bơ – một trong những Tứ Phủ Thánh Cô tại Việt Nam

Một điển tích khác viết về Cô Bơ như sau: trong những ngày đầu kháng chiến, lực lượng quân ta vẫn rất yếu và thường xuyên bị địch truy đuổi. Một lần khi vua Lê bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Bờ, vua đã gặp cô Bơ đang tỉa ngô liền xin cô giúp đỡ. Cô Bơ lập tức đóng giả vua Lê thành anh trai mình, đưa quần áo thường cho nhà vua, chôn hoàng bào dưới ruộng ngô và giả vờ đang tỉa ngô. Nhờ vậy, nhà vua thoát khỏi sự truy đuổi của quân địch. Vua rất cảm kích tấm lòng của cô, hẹn ngày sau khi đại thắng khải hoàn sẽ rước cô về triều đình phong công cho cô đồng thời phong cô làm phi tử.

Sau đó, cô vẫn tận tâm hết lòng giúp đỡ quân vua Lê bằng cách bí mật chở quân sĩ, lương thực phẩm qua sông, … Đến ngày đại thắng khải hoàn, nhà vua nhớ về cô gái năm xưa đã từng giúp đỡ mình và lời hứa với cô, liền sai quân đến đón. Nhưng cô Bơ đã thác tự từ bao giờ. Có người kể rằng, cô đến lúc thác tự vẫn kiên trinh một lòng chờ đợi mà không kết duyên với ai. Cũng có bô lão nói rằng, cô đã trở về Thủy Cung sau khi giúp vua dẹp giặc. Sau này, cô vẫn thường hiển linh giúp đỡ người dân ở cùng ngã ba sông, độ thuyền bè qua sông thuận buồm xuôi gió. Nhân sinh ai gặp điều trắc trở đến van cửa Cô Bơ đều được Cô phù hộ như ý. Cô được dân chúng phong danh Cô Bơ Bông hoặc Cô Bơ Thác Hàn.

Căn Cô Bơ là gì?

Theo tâm linh, khi chào đời ai ai cũng đều có linh hồn nhập xác. Mỗi linh hồn có những đặc điểm, tính cách hay nhiệm vụ khác nhau. Người Việt luôn quan niệm mọi việc trên thế gian đều tuân theo số mệnh và quy luật nhân quả. Những người sát căn cô Bơ có số mệnh được định sẵn là hầu thánh để làm lính, làm đồng. Nhìn chung, những người này sẽ có tính cách giống cô Bơ, được thể hiện qua một số nhận định:

  • Ngoại hình nhẹ nhàng thanh thoát
  • Tâm tính và phong thái nữ tính bất kể là nam hay nữ
  • Tâm tình giàu lòng trắc ẩn, nhiều cảm xúc, hay hờn tủi nhưng sắc diện lại vui tươi
  • Diện trang phục màu trắng rất đẹp
  • Tình duyên lận đận và trắc trở
  • Khi dự lễ Thánh cô thì bắt đầu rưng rưng, sau đó có khi khóc tùm lum

Xem thêm: Cô Bé Thoải Phủ là ai – Căn Cô Bé Thoải Phủ có tốt không? 

Sắm lễ Cô Bơ cần những gì?

Ngày 12/6 hằng năm được lựa chọn làm ngày tiệc Tứ Phủ của cô Bơ Bông. Với danh tiếng anh linh của cô, rất nhiều du khách thập phương đã hành hương tới đền Cô Bơ để tham quan, chiêm bái, cầu xin nhân duyên. Thuyền bè qua lại trên sông phải đốt vàng mã và kêu tên cô. 

Xem thêm: Sự tích Cô Tám Đồi Chè – Cô Tám thuộc Địa Phủ hay Thoải Phủ?

Màu trắng được coi là màu sắc gắn liền với cô Bơ. Vì vậy, những người đến kêu cầu cô phù hộ đều dâng lên cô những mâm đồ lễ mang sắc trắng để tỏ lòng thành kính. Khi sắm lễ đền Cô Bơ, bạn có thể sắm những thức lễ như một đĩa hoa, đĩa quả, giấy tiền, thẻ hương, trầu cau, xôi thịt, cánh sớ.

Nếu tốt hơn, bạn có thể sắm mã trắng, thuyền hoa để dâng lên cô hoặc sắm dâng cô một quanh oản ngọc thành tâm. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Xưa kia, oản lễ đơn thuần là những quanh oản nhỏ xinh đơn giản, được bọc trong giấy bóng kính nhiều màu. Còn hiện nay, rất nhiều con hương đã lựa chọn đặt mua những quanh Oản nghệ thuật cô Tâm để làm vật phẩm dâng cô Bơ. Những mẫu oản Tứ Phủ tại đây đều được tạo hình chi tiết, bắt mắt và mang trọn vẹn ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với mỗi vị thánh thần, như mẫu Oản thích hợp để sắm lễ Cô Bơ sau:

Mẫu Oản Mã dâng Cô Bơ:

Đây là dòng sản phẩm đặc biệt được Oản Cô Tâm đầu tư chăm chút đến từng chi tiết nhỏ dưới sự nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống tâm linh Tam Tứ Phủ. Với oản lễ Cô Bơ, thiết kế mẫu Oản tạo hình Lầu Cô tại Oản Cô Tâm là thiết kế đặc biệt chắc chắn sẽ giúp con hương đẹp bóng sang đồng khi về cửa Cô. Bên cạnh đó, các mẫu sản phẩm Oản nón hài dâng Cô Bơ cũng được nhiều khách hàng lựa chọn bởi sự đa dạng size, mẫu. Phẩm lễ Oản mã là lựa chọn của nhiều con hương đệ tử khi dâng tiến, bày tỏ tấm lòng thành kính chiêm bái nhà đền. 

Oản Tài Lộc 98
Oản Tài Lộc Lầu Cô màu trắng sẽ là vật phẩm phù hợp nhất để dâng cô Bơ
oản tài lộc 103
Oản Tài Lộc kết hợp bộ mã là phẩm lễ thành tâm dâng Cô Bơ
Oản Tài Lộc 09
Oản Tài Lộc màu trắng là phẩm lễ thành tâm dâng Cô Bơ

Giỏ Oản dâng Cô Bơ:

Mẫu giỏ Oản là sự kết hợp của Oản Tài Lộc truyền thống với hoa lụa cao cấp và các loại bánh kẹo hảo hạng. Với mẫu Oản này, con hương đệ tử sẽ có phẩm lễ thành tâm dâng Cô Bơ mà không mất quá nhiều thời gian lựa chọn đồ lễ khác. Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu khác về các loại bánh kẹo, hoa quả cùng phụ kiện trang trí, vui lòng liên hệ Oản Cô Tâm để nhận tư vấn hỗ trợ chi tiết.

Oản Tài Lộc 115
Oản Tài Lộc màu trắng là phẩm lễ thành tâm dâng Cô Bơ

Mẫu Oản Lụa dâng Cô Bơ:

Dòng Oản Lụa là mẫu sản phẩm cơ bản tại Oản cô Tâm. Oản Lụa bao gồm 3 size Tiểu, Trung, Đại đáp ứng đa dạng nhu cầu của con hương khi chọn đồ dâng lễ phù hợp. Với thiết kế độc đáo, đa dạng, nhiều mẫu mã, những mẫu Oản Lụa dâng Cô Bơ tại Oản Cô Tâm chắc chắn sẽ làm quý khách hài lòng.

oản tài lộc 27
Oản Tài Lộc màu trắng là phẩm lễ thành tâm dâng Cô Bơ
Oản Tài Lộc 32
Oản Tài Lộc dâng Cô Bơ

Xem thêm: Các mẫu oản Tài Lộc dâng lễ cô Bơ và các vị thần linh Tứ Phủ

Những chú ý khi dâng lễ đền Thánh Cô

Đối với trình tự dâng lễ, trước khi bước vào đền, bạn nên bái lạy trước ban thờ ở phía bên ngoài của đền như một lời xin phép các quan cai quản tại đền tiếp độ cho gia tiên được phép vào đền. Sau đó, bạn dâng lễ tại một trong các cung trong đền và đọc văn khấn. Sau đó, chờ khoảng 1 tuần hương thì hạ lễ.

Khu vực trước cổng đền có bán các đồ lễ cũng như cung cấp dịch vụ viết sớ. Bạn có thể sắm lễ ngay tại đây nếu như chưa kịp chuẩn bị ở nhà.

Ban quản lý đền Cô Bơ cũng sắp xếp riêng một khu vực sắp lễ chọn bạn ở sân đền. Bạn có thể thoải mái sử dụng mâm lễ tại đây nhưng lưu ý hãy nhớ trả lại đúng chỗ khi lễ xong.

Sau khi lễ xong, bạn hóa sớ tại khu vực quy định của đền. Khu vực hóa sớ nằm ngay ở đằng sau phía bên phải của đền.

Kiến trúc đền Cô Bơ Bông

Lại theo quê quán của cô, đền cô Ba Bông ngự tại xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, gần ngã ba bến Đò Lèn. Trước kia, vào những năm 1940, giặc Nhật đã tàn phá đền cô Bơ. Sau này, ngôi đền đã được tôn tạo lại và được cấp chứng nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Nơi đây được coi là cõi “trên bến dưới thuyền”, đông đúc nhộn nhịp người dân sinh sống và khách đến kêu cầu. Đền thờ Cô Bông nay đã tu sửa nên du khách thập phương có thể hành hương tới đền Ba Bông một cách thuận tiện.

Do nổi tiếng là cõi “trên bến dưới thuyền” nên ngay trước cổng đền Bơ Bông người ta đã cho xây dựng một bến thuyền rất rộng rãi và sạch đẹp. Bến thuyền này được tôn tạo từ bến thuyền xưa, vừa để phục vụ du khách chiêm bái cũng là để phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân 2 bên bờ. 

Tại bến thuyền này bạn có thể kết hợp đi tới đền Mẫu Hàn Sơn đền Cô Tám Đồi Chè. Giá vé cho cả lượt đi và lượt về được tính theo giá thuê thuyền chỉ 200.000đ/thuyền.

đền Bơ Bông
Bến thuyền trước cổng Tam Quan đền Bơ Bông

 

đền cô bơ
Bến Tàu tại đền Cô Bơ

 

đền cô Bơ
Đền cô Ba Bông Thanh Hóa – nơi thờ cúng cô Bơ tại Hà Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa

Về mặt kiến trúc, đền thờ Thánh Cô được xây dựng trên một khoảng đất rộng lớn nhìn ra ngã ba giao cắt giữa sông Mã và sông Lèn mà người dân nơi đây gọi là ngã Ba Bông. Mặc dù trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng những nét kiến trúc cổ xưa tại đền Cô Bơ vẫn được người dân lưu giữ. Mái đình cong cong lợp ngói vảy cá rực hồng. Hệ thống cột kèo cùng những câu đối treo trong đền được khắc họa tỉ mỉ với nhiều chi tiết long phụng độc đáo. Toàn bộ chúng đều được mạ ánh vàng kim khiến không gian nơi đền thờ Thánh Cô thêm phần uy nghiêm và tráng lệ.

Cũng giống như nhiều ngôi đền khác, đền Bơ Bông được chia làm 3 cung thờ. Đầu tiên là cung đệ tam thờ hội đồng các quan, bên phải là ban Sơn Trang.

đền cô bơ
Hội Đồng Thánh Quan

 

đền cô bơ
Ban Sơn Trang

Bên trong là cung đệ nhị thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng các quan thần.

Oản Tài Lộc 98
Ban thờ Vua Cha Ngọc Hoàng

Bên trong là ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.

đền cô bơ thoải phủ

Cung cấm có ban thờ Cô Bơ Bông.

cô bơ

Vị trí đền Ba Bông thờ Cô Bơ – Cách di chuyển đến đền Ba Bông

Vị trí: xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, gần ngã ba bến Đò Lèn.

Phương tiện di chuyển: ô tô, xe máy, xe khách; tuy nhiên khoảng cách từ điểm xuống xe khách đến đền Cô Bơ khá xa bạn nên cân nhắc khi lựa chọn phương tiện này.

Phí gửi xe: (gửi xe ở khuôn viên trước cổng đền)

  • Xe máy: 5.000đ – 10.000đ
  • Ô tô: 30.000đ

Dịch vụ: Sắm lễ, gửi xe; tại đền Cô Bơ Bông không phục vụ ăn uống theo nhà hàng.

Lộ trình di chuyển đến đền Ba Bông bằng phương tiện công cộng – xe khách, tàu hỏa

Tại bến xe Nước Ngầm hay bến xe Giáp Bát, bạn bắt xe khách về Hà Trung, Thanh Hóa. Đến bến xe tại Hà Trung, bạn bắt xe tới Đền Cô Bơ cách đó khoảng 5km. Thời gian di chuyển dự kiến là 3h.

Hoặc bạn có thể đi tàu hỏa chặng Ga Hà Nội – Ga Đỏ Lèn. Khi xuống tại Ga Đỏ Lèn, bạn bắt xe đến đền Ba Bông cách đó khoảng 10km. Thời gian di chuyển dự kiến là 4h.

Lộ trình di chuyển đến đền Ba Bông bằng phương tiện cá nhân

Lộ trình di chuyển đến đền Ba Bông bằng ô tô – thời gian di chuyển dự kiến là 2h30’: 

ĐCT20 tại Hạ Đình từ Nguyễn Trãi/QL6 – Nhập vào ĐCT20 – ĐCT Hà Nội – Ninh Bình/ ĐCT01(Phí cầu đường) – cao tốc Ninh Bình – Hà Nội (Phí cầu đường) – rẽ vào quốc lộ 1A(Phí cầu đường) – QL217 – Đền tả sông Lèn – Đền cô Bơ 

cô bơLộ trình di chuyển đến đền Ba Bông bằng xe máy – thời gian di chuyển dự kiến là 3h20’: Nguyễn Trãi/QL6 – đường Ngọc Hồi/ QL1A – ĐT 491 – QL12B/QL1A )– QL217 – Đền tả sông Lèn – Đền cô Bơ

đường đi đền cô bơ

Hầu giá Cô Bơ

Khi cô Bơ ngự về đồng, cô thường diện áo trắng, đầu đội khăn đóng có thắt lét màu trắng (có khi là dải lưng hồng) rồi dạo trên sông, hồ bằng đôi mái chèo. Lúc này, có khi cô mặc thêm áo khoác trắng, trên khăn cài 3 nén hương,bên hông thắt tiền đi đò. Sau khi kết thúc cuộc dạo chơi, cô sẽ dùng dải lụa để đo gió đo mây. Khi cô ngự về thường làm phép ban thuốc trị bệnh. Vì vậy, khi cô an tọa, người ta lại đến xin cô thuốc để chữa bệnh.

Chàng quân tử mà Cô Bơ Thoải chờ đợi cả đời là ai?

“Hoa đào còn đợi gió đông,Biết đâu quân tử mà trao duyên nồng?”Chuyện rằng năm ấy, khi Lê Lợi bị giặc đuổi đến ngã ba sông, cùng đường thì gặp cô Bơ đang bẻ ngô ở đó. Trước tình thế nguy nan, nghìn cân treo sợi tóc ý của một vị tướng quân cô Bơ đã nhanh trí bảo người nhà đưa quần áo và mũ của họ cho ông mặc vào. giả làm dân bản địa đang lượm bắp. Khi quân giặc đến nơi, chúng đã bị bà con chỉ đi nơi khác để tìm kiếm. Lê Lợi nhờ thế đã thoát hiểm.Thấy Cô Bơ là người đoan trang hiền thục, tài trí nhanh nhẹn nên vua rất cảm mến và hứa hẹn rằng: “Khi nào đánh tan giặc Minh , ta sẽ quay lại đón nàng về cung.” Năm tháng qua đi, cô Bơ chờ đợi mỏi mòn nhưng người xưa vẫn biệt vô âm tín. Vì nặng lòng với người đã từng thề non hẹn biển nên cô Bơ đã từ chối tất cả những chàng trai được mai mối đến cưới hỏi mình. Và cho đến khi thác hóa vẫn một lòng kiên trinh…Sau khi ca khúc khải hoàn, vua Lê Lợi đã trở lại ngã ba sông tìm gặp lại tri kỉ để đón nàng về cung, nhưng tiếc thay đã muộn mất rồi vì trước đó ít lâu, cô Bơ đã quy tiên. Có lẽ vì ôm trọn mối tương tư với người xưa và nặng tình với phàm trần nên cô Bơ luôn vương vấn trần gian. Dân gian hay truyền tai nhau câu nói: căn cô Bơ – đừng mơ hạnh phúc.

Văn khấn Cô Bơ

Con Nam Mô A Di Đà Phật…

Con Nam Mô A Di Đà Phật…

Con Nam Mô A Di Đà Phật…

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Chư Phật

Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh. A Di Đà Phật 

Con lạy Cô bé bản đền cô Bơ linh từ… 

Ngày hôm, hương tử con… ngụ tại… nhất tâm tưởng, vạn tâm thành về bản cảnh đây, tờ tiền giọt dầu nén nhang (lễ mọn lòng thành) dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô. Con xin Thánh Cô Bơ anh linh hiển hiện ngự về bản cảnh đây chấp lễ, chấp bái, chấp kêu, chấp cầu cho hương tử con nơi cõi thế được thỏa lòng ước mong… Là để xin Thánh Cô……………………………………………………………………………………. 

A Di Đà Phật

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu… 

Con lạy Năm dinh quan lớn, Mười dinh các quan… 

Con lạy Thanh Xà Đại Tướng – Bạch Xà Đại Quan… 

Con lạy Chư vị Chúa cai bản đền, Quan cai bản điện… 

Con lạy Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ ngự tại dải đất này… 

Hương tử con nhất tâm 1 lòng, tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực cung thỉnh kính mời chư vị tiên thánh giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Đệ tử con mang miệng về tâu, mang đầu về bái, để cúi xin…………………………………………………………………………. 

Tâm con các Ngài hay, lòng con các Ngài thấy…

Kính xin Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh anh linh chứng giám… 

Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật…

Bản văn Cô Bơ Thoải Phủ

Bản 1

Nhang thơm một triện, trống điểm ba hồi

Đệ tử con, dâng bản văn mời

Dẫn sự tích thoải cung công chúa

Tiền duyên sinh ở: thượng giới tiên cung

Biến hóa lên về Động Đình trung

Thác sinh xuống, con vua thoải tộc

Điềm trời giáng phúc, thoang thoảng đưa hương

Mãn nguyệt liền, hoa nở phi phương

Da tựa tuyết ánh hường tươi tốt

Hoa cười ngọc thốt, nét ngọc đoan trang

Áo trắng hoa, chỉnh triện dung nhan

Tươi vẻ ngọc diện càng tươi sáng

Tóc mây hương thoảng, da trắng lạ lùng

Điểm yên chi, má đỏ hồng hồng

Đôi mắt phượng lóng la lóng lánh

Tai đeo vàng cánh chân dận hài hoa

Điệu lưng ong dáng ngọc thướt tha

Chuỗi tràng mạng kim sa đài các

Mỗi ngày một khác, vẻ đẹp quá ưa

Áo bạch bào phơn phớt hương đưa

Chiếc lồng cổ hây hây xạ nức

Động lòng quân tử trạnh dạ văn nhân

Nói về tài cô tài vẹn mười phân

Nói về sắc mười phần nhan sắc

Áo hoa quần trắng, tóc phượng lưng ong

Chỉnh chiện thay nhan sắc não nùng

Vịnh thơ phú ngân nga đàn hát

Phấn nhồi má hạc, sáp điểm mày ngài

Cô mặc áo màu phơn phớt lòng trai

Hài mỏ phượng khoan thai chân bước

Đàn cầm thánh thót dạo khúc năm cung

Văng vẳng nghe tiếng nhạc lạ lùng

Điểm đót nhẹ giục lòng quân tử

Ba ngàn tiên nữ trăm ả theo hầu

Người vui mừng sắm sửa trầu cau

Kẻ hầu hạ nâng khăn sửa túi

Éo le cô nhiều lỗi cách điệu trăm phần

Người thanh tân nết cũng thanh tân

Người lịch sự thêm càng lịch sự

Hằng Nga tiên tử cung quế Quảng Hàn

Vấn khăn chầu áo ngự điểm trang

Lược ngà chải, gương loan điểm đót

Khăn hồng chau chuốt chuỗi ngọc lưu ly

Vẻ thướt tha tính nết nhu mỳ

So mọi vẻ cầm kỳ thi họa

Truyền chim nhắn cá trăm sự đinh ninh

Gẩy đàn ca tang tính tang tình

Tiếng thánh thót giọng loan to nhỏ

Phỉ lòng trăng gió hội ngộ bạn tiên

Chốn Ba Bông cảnh sắc thiên nhiên

Non nọ nước ấy miền sơn thuỷ

Ấy mong tri kỷ gió lạnh sương rơi

Khen trăng già sao khéo trêu ngươi

Tiên thượng giới, bạn người hạ giới

Hoa đào còn đợi, sao thấy gió đông

Đợi rồi mong nào đã phỉ lòng

Riêng chỉ đẻ tấc lòng bối rối

Gió trăng đã trải quý tộc thiết tha

Bỗng hay đâu non nước la đà

Cánh chim nhạn cao xa bay bổng.

 Bản 2 (Văn cô Ba Thoải Cung thần phù chữa bệnh)

Thần phù chỉ núi núi tan

Chỉ sông sông cạn chỉ ngàn ngàn bay

Thần phù gọi gió thét mây

Ấn thiêng quyết lĩnh ra tay khảo trừ

Thần phù tay ấn có dư

Lĩnh của Phật tổ đem về giúp dân

Nước thời lấy ở Sông Ngân

Đem về mà uống sạch không thay là

Có tà cô trục tà ra

Một là khí huyết hai là tà tinh

Trừ yêu yêu hiện nguyên hình

Tàn nhang nước thải cứu sinh cho đồng

Cô thời hóa phép thần thông

Tiếp lộc cho đồng cứu trợ bệnh nhân

Chữ rằng thánh giáng lưu ân

Thánh cô lưu phúc thiên xuân thọ trường.

 Bản 3

Hàn Sơn tụ khí chung linh

Có Cô Ba Thoải giáng sinh phù đời.

Hỡi ai đi ngược về xuôi,

Sông bao nhiêu nước ơn người bấy nhiêu.

Nhớ xưa tích cũ Lê triều,

Có cô Ba Thoải mĩ miều thanh xuân.

Khăng khăng lắm vững cơ trần,

Phò Lê diệt Mạc, bao lần xông pha

Ba Bông chốn ấy quê nhà

Vì đời vững lái vượt qua thác ghềnh.

Thuyền nan rẽ sóng xung xinh,

Đón người vì nước vì tình non sông.

Hàn Sơn, Phong Mục, Ba Bông,

Ấy nơi đón khách thoát dòng gian nguy

qua cơn binh lửa bất kỳ,

Ngọc chìm đáy nưóc cô về thuỷ cung

Hoa đào còn đợi gió đông,

Xót người thục nữ, khăn hồng chưa trao.

Vẻ thanh giá ngọc càng cao,

Biết đâu quân tử mà trao duyên hài.

Nương dâu một phút biến giời

Bụi trần rũ sạch ra người cung tiên

Thuyền bè xuôi ngược các miền

Nhớ ơn công đức lập đền khói nhang

Lê triều sắc tặng ra ban

Anh hùng nghiêu nữ trung can muôn đời

Dẫu rằng nước chảy hoa trôi

Sông kia dù cạn ơn người còn ghi

Đêm thanh hiện giữa Thác Hàn

Tay tiên cô gảy cung đàn nam thương

Độ người cách trở viễn phương

Bắc cầu Chức Nữ, Ngưu lang đợi chờ

Thuận dòng lá thắm đề thơ

Kẻ mong trực tiếp người chờ có khi

Ba Bông biến hiện đi về

Trăng thanh gió mát canh khuya bán hàng

Nào là kẻ Bắc người Nam

Cầu sao được vậy về đền Ba Bông

Hài cườm nón trắng tiến dâng

Tôn nhang phụng sự dốc lòng không sai

Biết ra ban lộc tiếp tài

Buôn may bán đắt gặp người gặp duyên

Ai mà bất chứng đảo điên

Nắm bạc nhiều tiền cũng đổ ra sông

Thương ai chấm lính nhận đồng

Hiếu trung trọn vẹn tam tòng đảm đang

Thưong ai núi ngọc non vàng.

Giận ai cô để nhỡ nhàng bể khơi

Giận thời uống nước cầm hơi

Khi mê khi tỉnh khi chơi khi cười

Bệnh làm tựa thể giếng khơi

Mênh mông lai láng biết trời phưong nao

Dò sông sông chẳng đủ sào

dò bể bể rộng trời cao mấy tầng

Xem ra mới biết Sự lòng

Tìm về Thoải phủ Ba Bông, Thác Hàn

Kim ngân, sớ điệp lập đàn

Dâng văn kiều thỉnh Thác Hàn Ba Bông

Thuyền rồng nón trắng tiến dâng

Khăn điều áo thắm tiền trăm, trầu trình

Hình nhân lốt trắng xinh xinh

Cứu cho lại được yên lành như chơi

Canh ba biến hiện ra người

Chiếc thoi bán nguyệt chèo chơi giữa dòng

Thác hàn tới ngã Ba Bông

thuận buồm xuôi gió thong dong đi về

Bầu trăng túi gió đè huề

Khi chơi Phố Cát lúc về Đền Dâu

Dù ai buôn bán đâu đâu

Mười hai tháng sáu rủ nhau mà về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mười hai tháng sáu thì về Ba Bông

hài cườm nón trắng tiến dâng

Lâm râm khấn nguyện chứng tâm lòng thành

Cô bơ công chúa hách danh

Mười hai cửa bể quyền hành trong tay

Thủy Cung hội yến đêm ngày

Có lệnh mẫu gọi cô về ngay Thác Hàn.

 Bản 4

Bốn phương bể lặng sông trong

Thảnh thơi lầu ngọc vua phong ấn vàng

Mẫu đương ngự long sàng giấc điệp

Phút mộng thần bỗng thấy chiêm bao

Hạt châu dâng trước ngai vàng

Rằng vâng sắc chỉ cô Bơ nàng giáng sinh

Thượng tuần đỉnh tháng hai mồng tám

Bỗng trên trời nổi áng mây xanh

(Trung tuần đỉnh mười hai tháng sáu

Bỗng trên trời nổi dấu mây xanh)

Thuỷ cung nhã nhạc tập tành

Rõ ràng cô Bơ Thoải giáng sinh phàm trần

Mẫu trông thấy mười phần nhan sắc

Quả như là trong giấc chiêm bao

Phấn son tô điểm má đào

Anh hùng tài tử lối vào cung tiên

Dẫu lá ngọc mình vàng chẳng quý

Mượn non nhân nước trí làm vui

Canh ba biến hiện lên người

Chiếc thoi bán nguyệt chèo bơi giữa dòng

Thác Hàn tới ngã Ba bông

Thuận buồm xuôi gió thong dong đi về

Bầu trăng túi gió đè huề

Khi chơi Phố Cát lúc về Đền Dâu

Dù ai buôn bán đâu đâu

Mười hai tháng sáu rủ nhau mà về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mười hai tháng sáu thì về Ba Bông

hài cừom nón trắng tiến dâng

Lâm râm khấn nguyện chứng tâm lòng thành

Cô bơ công chúa hách danh

Mừoi hai cửa bể quyền hành trong tay

Thủy Cung hội yến đêm ngày

có lệnh mẫu gọi cô về ngay Thác Hàn

Bản 5

Trời Nam Hải mây lồng năm sắc,

Cõi Bắc Sơn vằng vặc trăng sao.

Bốn mùa hoa nở Đông Đào,

Có cô Bơ Thoải tiền triều hiển linh.

Tóc mườn mượt rung rinh bóng liễu,

Thẳng đường ngôi, thẳng chiếu trần gian.

Cong cong nét liễu nằm ngang,

Long lanh mắt phượng lồng gương đôi hình.

Vẻ xinh xinh da ngà điểm tuyết,

Má hồng hồng vẻ nguyệt tô son .

Thanh xuân đương độ trăng tròn,

Mày ngang bán nguyệt dương đình nở hoa.

Áo mớ ba chân hài mỏ phương,

Lưọc đồi mồi, nhẫn nhọc luồn tay.

Gương soi phấn điểm ai tày,

Cổ đeo chàng hạt, đôi tai hoãn vàng.

Vẻ dịu dàng,càng thêm linh hiển,

Cô về đồng, phán chuyện xa xôi.

Vân du góc biển, chân trời

Thông mây cưỡi gió cứu người trần gian

Đêm đêm ngồi tựa hiên loan

Tay tiên cô gảy cung đàn nam thương

Độ người cách trở viễn phương

Bắc cầu Chức Nữ Ngưu Lang đợi chờ

Thuận dòng là thắm đề thơ

Kẻ mong trực tuyết người chờ cung phi

Thiên đình định nhật chí kỳ

Xe loan đón rước cô về Thủy cung

Hoa đào còn đợi gió đông

Đợi người quân tử tơ hồng cô trao

Vẻ thanh giá ngọc càng cao

Biết đâu quân tử mà trao duyên hài

Nhớ lời mẫu gọi cô lên

Một phen gắn bó hai phen hẹn hò

Dạy cô điều nhỏ tiếng to

Hương thơm ngat ngắt thơm tho lạ lùng

Cô thương lấy ghế cô cùng

Bể sầu chưa cạn thủy cung chưa về

Cô vân ảm đạm chiều hè

Muôn dân thành thị thôn quê ơn người

Ai hùng nữ kiệt ai ơi

Uy linh quét sạch bầu trời sáng trong

Chấm đồng cô lại thương đồng

Lỡ nào cô để cho đồng hàn vi

Không thương ắt cũng nên vì

Lẽ nào cô lại chấp chi lạng vàng

(Xin cho đệ tử có khi lạng vàng)

Có công phật thánh gia ban

Mượn cầu ô thước bắc đường sông Ngân

Thương ai xa mấy cũng gần

Giận ai cách nửa bản chân cũng lìa

Đèn dầu thắp ngọn đèn khuya

Canh ba giờ tý cô về bảo ngay

Tham sân tam nghiệp đọa đày

Gian tham xảo trá tháng ngày nhuộm nhơ

Trần gian có biết bao giờ

Mê mê sảng sảng trói vò chân tay

Chiêm bao mộng hiện đêm ngày

Báo cho mà biết cô rày không tha

Phải mau sám hối Bơ tòa

Kim ngân sớ điệp lẵng hoa ba mầu

Muốn sang thời phải bắc cầu

Muốn ăn quả ngọt bảo nhau vun trồng

Cô về thưởng lộc ban công

khuông phù đệ tử hanh thông đời đời

Nhất tâm tin tưởng phật trời

Cao xanh đâu lỡ phụ người nhất tâm

Chữ rằng phật giáng lưu ân

Thần giáng lưu phúc thiên xuân thọ trường

Bản 6

Dưới Động Đình hoa rơi lai láng

Cửa rèm châu thấp thoáng bóng trăng

Đời Lê Thái Tổ trung hưng

Anh linh ra sức Liễu Thăng hàng đầu

Lệnh khoa màu theo quan sứ giả

Chọn ngày lành giáng hạ thần tôn

Ra vào ngọc điện kim môn

Danh thơm ngoài cõi tiếng đồn trong cung

Đức Mẫu Vương có lòng quảng đại

Phong cô làm công chúa thoải cung

Ngọt ngào nổi dấu thiên hương

Phấn son chải chuốt áo vàng trai lơ

Bậc thần nữ phong cô nhan sắc

Vẻ khuynh thành nhất mực trần gian

Hây hây má phấn tựa hương

Mặt hoa đầy đặn trán vuông chữ điền

Vẻ thiên nhiên hình dung tầm thước

Gót hài hoa càng bước càng xinh

Đã nên quốc sắc khuynh thành

Mày ngang bán nguyệt rành rành tựa hoa

Áo mớ ba chân hài mỏ phượng

Lược đồi mồi nhẫn ngọc luồn tay

Gương soi phấn điểm nào tày

Cổ đeo chàng mạng đôi tai hoãn vàng

Nét dịu dàng lại càng vinh hiển

Giá ngự đồng phán chuyện xa xôi

Thông chi dưới bể trên trời

Lầu son phủ tía cô ngồi thảnh thơi

Lúc nhàn hạ lên chơi tỉnh Bắc

Kén được đồng nhan sắc nết na

Thiên triều bồng báo trải qua

Quỳnh Lôi thẳng tới Thổ Hà Vạn Vân

Trải phủ Thuận qua đền Dâu Khám

Tới đền Ghềnh xuống trạm Hoàng Mai

Có phen đi hán đi hài

Qua đền Cổ Vũ Hàng Gai Hàng Bè

Trở ra về Hàng Buồm Phố Khách

Gặp Minh hồng khúc khích cười reo

Rong chơi Cầu Gỗ Hàng Đào

Trở về Hàng Bạc lại vào Phúc Tân

Tháng hai hội đền Dầm đền Sở

Ninh xá từ Đại Lộ đức Ông

Nhởn nhơ đứng mũi thuyền rồng

Khuyên luyện thanh đồng chầu chực dâng hoa

Lại trở ra cô về đền Sét

Xuống Bạch Mai bái yết chùa Vua

Dạo chơi Trưng Trắc Hai bà

Đức Viên Hoà Mã ,lại ra Tây Hồ

Có phen dạo khắp thành đô

Qua phủ Tây Hồ về tới Chân Tiên

Mời Cô trắc giáng bản đền

Phù hộ đệ tử thiên niên thọ trường

 Văn cô Bơ chèo đò

Thuyền lan rước Mẫu qua sông

Độ muôn dân trăm họ thoát vòng gian nan

Nổi tiếng hò khoan (khoan khoan dô khoan)

Chân bước xuống thuyền) (khoan khoan hò khoan)

Chèo mở lái ra (khoan khoan dô khoan)

Hàn Thác chèo ra

Về Phủ Giáp Ba

Chèo về đền chính

Chèo ra Công Đồng

Chèo về Phủ Bóng

Cho tới đền Gôi

Tới nơi đền Lộ

Đền Dầm,đền Sở

Tới Ninh Xá từ

Đại lộ Đức Ông

Cô Bơ vui chơi

Đứng mũi thuyền rồng

Yêu mến thanh đồng

Lễ vật dâng hoa

Cô lại chèo ra

Về đền Cây Quế

Qua cửa Xích Đằng

Về đền Lảnh Giang

Bái yết Quan Đệ Tam

Rồi ngược dòng sông

Tới chùa Bồ Đề

Ghé qua đền Ghềnh

Chầu đức Mẫu Thoải

Lại đến đền Chầu

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai

Qua cửa đền Rừng

Đền Rừng,đền Núi

Qua đền Cửa Sông

Yên Định,Thái Mỗ

Chèo về đền đây

Tới phủ tới đền

Đền xinh cảnh lịch

Bốn mùa phong quang

Thuyền rằng thuyền ai

Lơ lửng bên giang

Thuyền Cô Bơ Thoải

Rước Mẫu sang đền này

Tới bến cô ơi

Xin cô gác mái chèo bơi cô lên đền.

Từ khóa » đền Cu Bơ