Cần Có Cái Nhìn đa Chiều, Khách Quan, đầy đủ Về Dự án Chợ Tân Kỳ
Có thể bạn quan tâm
Kios tại chợ Tân Kỳ |
Vừa qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về việc hàng chục tiểu thương đang buôn bán tại chợ thị trấn Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) “lo lắng, bất an vì kinh doanh bị đình trệ, cuộc sống bị đảo lộn trước thông tin tháng 6/2019, chính quyền sẽ thực hiện việc kiên quyết giải tỏa, yêu cầu dừng ngay việc tổ chức buôn bán tại khu chợ cũ của thị trấn đã tồn tại trên dưới 30 năm qua”.
Lý do được cho là, một số tiểu thương “cho rằng việc phân địa điểm kinh doanh không đúng với thực tế đã thông báo, cam kết khi đặt cọc tiền thuê, giá các điểm kinh doanh quá cao…nên hàng chục tiểu thương chợ thị trấn Tân Kỳ vẫn chưa chịu di dời chợ cũ vào chợ mới”...
Chính vì những vấn đề mà tiểu thương chợ Tân Kỳ thắc mắc có liên quan đến quyền lợi chính đáng của họ và những vấn đề mà một số cơ quan thông tin đại chúng phản ánh chưa chính xác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư của tỉnh Nghệ An cũng như ảnh hưởng đến việc triển khai dự án của nhà đầu tư nên nhóm PV đã vào cuộc xác minh, làm rõ.
Từ những thông tin do các bên liên quan cung cấp, có thể thấy, thông tin mà dư luận cho rằng, giá thuê các điểm kinh doanh tại chợ Tân Kỳ quá cao…nên hàng chục tiểu thương vẫn chưa chịu di dời chợ cũ vào chợ mới là không chính xác. Về nội dung này, trong bài viết trước chúng tôi đã phân tích, đưa ra dẫn chứng rất rõ ràng, cụ thể. Do đó, xin khẳng địnhmột lần nữa, việc cho rằng giá các điểm kinh doanh tại chợ Tân Kỳ có quá cao là hoàn toàn không có cơ sở, không thuyết phục.
Thêm nữa, nếu viện dẫn “với mức buôn bán và thu nhập thực tế lâu nay, việc chuyển sang chợ mới với một số tiền lớn sẽ khiến tiểu thương gặp khó khăn, thậm chí, đối diện với nguy cơ nghỉ buôn bán”, nhiều ý kiến cho rằng quy kết như vậy là không hợp lý. Bởi lẽ, việc kinh doanh là do tiểu thương tự quyết, tự chủ; lời ăn, lỗ chịu. Không ai dám cam kết rằng, đã kinh doanh là có lãi 100%, không bao giờ lỗ và cũng không thể tồn tại được kiểu kinh doanh “nhờ vả”, khi khó khăn thì kêu ca, trốn tránh trách nhiệm, khi có lãi thì tự hưởng. Người kinh doanh tại chợ Tân Kỳ cũng như bất kỳ ở đâu có quyền tự quyết việc có mở cửa kinh doanh hay không, dựa trên cơ sở những điều kiện thực tế của địa phương và của cá nhân mình, không ai có quyền ép buộc và tiểu thương phải tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
Về nội dung việc phân địa điểm kinh doanh không đúng với thực tế đã thông báo, một số “dằm” quá nhỏ, có diện tích chỉ 5m2, chúng tôi được biết, dự án đầu tư xây dựng chợ Tân Kỳ đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 3158/QĐ-UBND ngày 17/7/2017 với tổng diện tích đất quy hoạch 7219,5m2, diện tích xây dựng công trình 6392m2; được Sở Xây dựng Nghệ An cấp Giấy phép xây dựng số 25GP/SXD ngày 28/2/2018.
Quyết định số 3158/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 |
Như vậy, trong việc phân chia điểm kinh doanh, nhà đầu tư hoàn toàn phải thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền, không thể tự ý phân chia “to” hay “nhỏ” được. Hơn nữa, theo tiêu chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tại Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012, việc phân chia chiều rộng điểm kinh doanh được khuyến cáo không nên nhỏ hơn 3m; trường hợp các hộ kinh doanh nếu có nhu cầu diện tích nhỏ thì phải ghép chung lô quầy. Việc quy định như trên bắt nguồn từ thực tế có những trường hợp hộ kinh doanh không cần diện tích mặt bằng kinh doanh lớn để tiết giảm chi phí, phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.Tiếp đó, ngày 18/5/2018, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 1923/QĐ-UBND phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng, điểm kinh doanh, nội quy chợ Tân Kỳ. Theo Quyết định 1923/QĐ-UBND, các ngành hàng kinh doanh, số lượng điểm kinh doanh, phương án bố trí, diện tích các điểm kinh doanh đã được bố trí, phân chia rất cụ thể kèm theo đó là sơ đồ phân lô mặt bằng từng tầng. Cụ thể, những điểm kinh doanh có diện tích nhỏ phần lớn nằm ở tầng trệt, như đối với ngành hàng kinh doanh rau củ quả, đậu trứng; hàng khô, gia vị, nông sản có diện tích nhỏ nhất là 5,29 m2.
Tại thực tế chợ Tân Kỳ, việc phân chia địa điểm kinh doanh như nhà đầu tư đang thực hiện đã làm đa dạng sự lựa chọn, phù hợp với nhiều đối tượng, hoàn cảnh, khả năng kinh doanhcủa tiểu thương. Mặt khác, nếu có nhu cầu về mặt bằng rộng hơn, tiểu thương hoàn toàn có thể mua 2 hoặc nhiều hơn các điểm kinh doanh liền kề để ghép lại thành một điểm, từ đó sẽ khắc phục được vấn đề diện tích điểm kinh doanh “nhỏ”.
Về việc thay đổi thiết kế, công năng sử dụng đối với khu vực để xe thành điểm kinh doanh tại tầng trệt chợ Tân Kỳ, chúng tôi được biết, có một số thay đổi nhỏ, tuy nhiên đó là điều bất khả kháng và không phải do lỗi của nhà đầu tư.
Cụ thể, ban đầu khi chấp nhận chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An dự kiến diện tích đất sử dụng là 7726m2, sau đó nhà đầu tư đã thực hiện dự án trên cơ sở này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một phần diện tích dự án đã không thực hiện được phương án giải phóng mặt bằng, do đó, diện tích đất thực tế giao nhà đầu tư chỉ là 6227,3m2; từ đó đã kéo theo hàng loạt thay đổi trong thiết kế, xây dựng.
Thêm nữa, việc điều chỉnh thiết kế, thi công dự án đã được cơ quan chức năng là Sở xây dựng tỉnh Nghệ An có văn bản chấp thuận số 65.SXD-HĐXD ngày 5/3/2019. Lý do điều chỉnh là do việc thi công cơ bản phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, tiêu chuẩn xây dựng, và quy chuẩn hiện hành, không làm thay đổi lớn về thiết kế cơ sở đã được thẩm định...
Một vấn đề khác là thông tin cho rằng, “chỉ qua vài ba trận mưa đã thấy nước lênh láng khắp khu chợ khiến các tiểu thương lo lắng về việc hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng khi đưa vào chợ mới để bán. Cũng như việc sẽ phát sinh thêm chi phí tiền điện chiếu sáng bởi hoạt động chợ dưới tầng hầm sẽ thiếu ánh sáng, người đi chợ sẽ ngại xuống để mua hàng…”
Đem thông tin này phản ánh đến chính quyền thị trấn Tân Kỳ và HTX Hải An - Tân Kỳ, chúng tôi được biết, việc nước chảy tràn ra một số điểm tại tầng trệt khi mưa quá to là có thật, tuy nhiên không đến mức “lênh láng khắp khu chợ”. Nguyên nhân do các ống thoát bị áp lực mạnh từ nước các tầng trên đổ xuống, phần miệng ống thoát lại nằm nổi trên mặt sàn nên nước có tràn ra bên ngoài. Nhà đầu tư đã có hướng khắc phục bằng biện pháp thuê tư vấn thực hiện biện pháp hạ ngầm miệng ống thoát xuống sâu dưới mặt sàn, từ đó sẽ khắc phục triệt để tình trạng này trong thời gian tới.
Liên quan đến lo ngại vì thiếu ánh sáng tại khu vực tầng trệt, chúng tôi đã tới thị sát chợ Tân Kỳ. Theo quan sát của chúng tôi, do đây không phải là tầng hầm nên vẫn có nhiều ánh sáng tự nhiên từ khu dân cư khối 6 của thị trấn nên cơ bản việc thiếu ánh sáng là không xảy ra. Ngoài ra, việc đảm bảo chiếu sáng các khu vực chung sẽ thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư dự án, do đó, việc lo ngại thiếu ánh sáng là khá “viển vông”.
Cũng trong quá trình thị sát tại chợ Tân Kỳ, chúng tôi thấy rằng nhận định chợ “dù đã khánh thành và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 vào đầu tháng 5/2019 nhưng tới nay thì chợ này vẫn “vắng như chùa Bà Đanh”, chỉ duy nhất một số ki ốt thuộc dãy nhà ba tầng mặt tiền, bám đường lớn đi vào hoạt động, còn lại trong khu vực chính của chợ thì chưa có bất kỳ một tiểu thương nào buôn bán” là nhận định chưa đúng với sự thực. Thực tế là ngoài phần kios tầng 1 đã có hoạt động kinh doanh bình thường thì bên trong tầng trệt và tầng 1 đã có một số hộ mở cửa quầy kinh doanh. Tuy hoạt động chưa được sôi động nhưng các tiểu thương vẫn tin tưởng việc kinh doanh sẽ sớm trở lại bình thường.
Như vậy, những thông tin phản ánh về dự án chợ Tân Kỳ trên một số phương tiện thông tin đại chúng rõ ràng đã có những cái nhìn phiến diện, một chiều. Việc đưa ra một góc nhìn sai lệch, đầy cảm tính mà không dựa trên sự thật khách quan sẽ là một sai lầm, phản ánh sự yếu kém trong năng lực của người viết. Nguy hiểm hơn, bằng việc đưa ra những thông tin không chính xác để bao biện, giải thích cho lý do “các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung”, “trên 60 tiểu thương vẫn không đồng thuận lời giải thích từ chủ đầu tư về những tồn tại, bất cập mà họ đề xuất cần được xem xét” và “các tiểu thương vẫn khẳng định họ sẽ không di dời khỏi chợ cũ…” đã khiến cho tình hình trở lên phức tạp hơn, tiềm ẩn những nguy cơ mất ổn định an ninh, an toàn xã hội; do vậy cần được cải chính, thông tin lại cho chính xác, đầy đủ.
Về những vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng khu chợ cũ và chính sách ưu đãi của tỉnh Nghệ An, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin trong bài viết sau.
Từ khóa » Có Cái Nhìn đa Chiều
-
Góc Nhìn đa Chiều Của Cuộc Sống đem Lại Bài Học Cho Chúng Ta Bài ...
-
Tư Duy đa Chiều, Cái Còn Thiếu Trầm Trọng Của Chúng Ta - Facebook
-
Cái Nhìn đa Chiều Trong Tiếng Anh, Dịch | Glosbe
-
GÓC NHÌN ĐA CHIỀU Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Có Cái Nhìn đa Chiều Dịch
-
Tư Duy đa Chiều Và Tầm Quan Trọng Của Nó - Đời Sống 24
-
Giúp Ta Có Cái Nhìn đa Chiều? - Spiderum
-
Góc Nhìn đa Chiều - Diễn đàn Doanh Nghiệp
-
Cái Nhìn đa Chiều Về Cuộc Sống đang Biến đổi
-
Sử Dụng Tư Duy đa Chiều để định Hướng Thông Tin Trong Bối Cảnh ...
-
Cuộc Sống đa Chiều - Kho Tàng Danh Ngôn
-
Cái Nhìn đa Chiều Trong Truyện Ngắn NAM CAO Trước 1945
-
Cái Nhìn đa Chiều Qua Tác Phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa Của Nhà Văn ...
-
Chủ đề "Cách Nhìn Nhận Vấn đề đa Chiều" Câu Hỏi 2978690