Cần Có Quy định để Người Dân Biết Họ được Hưởng Thụ Những Gì

  • Dân chủ ở cơ sở: Nên quy định những vấn đề liên quan trực tiếp người dân

Công dân kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở với những việc đã bàn, quyết định

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày cho biết, dự thảo luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 7 chương và 79 điều (trong đó bỏ 25 điều, bổ sung mới 30 điều), tăng 5 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3; đã bám sát các quan điểm xây dựng luật, thể chế hóa kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng về phát huy dân chủ ở cơ sở và phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

Phát huy vai trò từng người dân trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực -0
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.

"Chỉnh lý quy định về nội dung, hình thức nhân dân kiểm tra, nhân dân giám sát để phát huy được sự tham gia và vai trò của từng người dân trong việc kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức và cơ quan công quyền, phát hiện, đấu tranh với các hành vi tham nhũng, tiêu cực, phát huy dân chủ, tăng tính phản biện và sức sáng tạo của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở nói riêng và trong thực hiện các mục tiêu khác của cộng đồng, cơ quan, tổ chức, đơn vị nói chung", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu.

Theo đó, công dân kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với các nội dung mà nhân dân đã bàn và quyết định; còn đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật nói chung thì người dân thực hiện quyền giám sát. Công dân có thể trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua các hoạt động lao động, sản xuất, học tập, làm việc, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động…, hoặc thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; thông qua hoạt động của các thiết chế đại diện (như đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND), tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên cũng như các tổ chức tự quản khác tại cơ sở...

Phát huy vai trò từng người dân trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Bổ sung thêm quyền thụ hưởng thông tin về an sinh, phúc lợi xã hội

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao Cơ quan chủ trì soạn thảo và Cơ quan thẩm tra đã phối hợp Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan hữu quan làm khá kỹ, điều chỉnh cấu trúc và quy định các điều theo hướng chi tiết, tốt hơn. "Hoan nghênh dự án luật thiết kế theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" - mộc mạc, đơn sơ, dễ hiểu, đi vào lòng dân, bổ sung thêm điều "dân thụ hưởng", rất tốt", Chủ tịch Quốc hội nói.

Về phạm vi, Chủ tịch Quốc hội tán thành ý kiến của Cơ quan thẩm tra, bổ sung thêm việc thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp và tổ chức có sử dụng lao động. Vì Bộ luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, còn luật này cũng điều chỉnh quan hệ lao động nhưng với tư cách người lao động là công dân, đó là cách điều chỉnh đúng hướng và không xung đột, mâu thuẫn với Bộ luật Lao động.

Đối với quyền thụ hưởng của nhân dân - điểm mới dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị nghiên cứu, bổ sung một khoản về việc người dân được cung cấp thông tin, được yêu cầu cung cấp thông tin về chế độ, chính sách liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần, nhất là vấn đề an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Trung ương và địa phương.

Phát huy vai trò từng người dân trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực -0
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

"Cần có quy định này để người dân biết họ được hưởng cái gì, nhiều địa phương an sinh xã hội có bổ sung thêm, phụ cấp cán bộ tăng thêm... Để người dân thấy được thành tựu của đất nước phát triển tốt hơn, và khi có chính sách rồi thì việc thực hiện chính sách như thế nào. Vì người dân không phải ai cũng có điều kiện để biết tường tận" - Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Tham gia thảo luận, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh góp ý, liên quan thể chế hóa phương châm "dân làm", trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, mô hình "quần chúng tự quản" đã phát huy tốt sức mạnh của nhân dân và đề nghị bổ sung thiết chế mô hình "quần chúng tự quản tại cơ sở".

Liên quan Ban Thanh tra nhân dân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thống nhất đây là thiết chế dân chủ quan trọng để nhân dân phát huy quyền làm chủ, hay có thể gọi là công cụ để người dân phát huy quyền kiểm tra, giám sát của mình. Do đó, ngoài thiết kế trong dự thảo luật, Bộ Nội vụ sẽ cân nhắc thêm ở những nơi không có tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp thì phải có một tổ chức nào đó để người dân có công cụ thực hiện quyền lợi của mình.

"Cùng với Ban Thanh tra nhân dân có Ban Giám sát cộng đồng, đồng thời có tổ chức tự quản tại cộng đồng..., vì các tổ chức này phát huy vai trò rất tốt", Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định và cho biết sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu để hoàn thiện thêm dự án luật.

Từ khóa » Dân Biết Dân Bàn Dân Làm Dân Kiểm Tra'' Là Nội Dung Của Quyền Nào Dưới đây