CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THAY THẾ TẠM ...
Có thể bạn quan tâm
- RSS
- Sơ đồ web
- Chia sẻ tập tin
- Trang chủ
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức
- Hoạt động của ngành
- Tin hoạt động nghiệp vụ kiểm sát
- Kiểm sát viên viết
- Trao đổi nghiệp vụ kiểm sát
- Hướng dẫn, truyên truyền pháp luật
- Gương người tốt, việc tốt
- Đảng - Đoàn Thể
- Đảng bộ
- Công đoàn
- Chi đoàn
- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII)
- Học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Văn bản Pháp luật
- Thư điện tử
- Liên hệ
- Trang chủ
- Kiểm sát viên viết
- Trao đổi nghiệp vụ kiểm sát
- CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THAY THẾ TẠM GIAM THEO QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THAY THẾ TẠM GIAM THEO QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
- 20/11/2020
- Lộc Trần
- Chia sẻ
Biện pháp ngăn chặn được áp để kịp thời ngăn chặn tội phạm, hoặc có căn cứ cho rằng người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, hoặc để đảm bảo thi hành án, được qui định tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS).
Trong bài viết này tôi chỉ đề cấp đến các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam - bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền để bảo đảm; đối tượng áp, thời điểm áp dụng và những quan điểm khác nhau trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh và biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm được qui định tại Điều 121, Điều 122 BLTTHS. 1.Đối tượng áp dụng và thời điểm áp dụng. Điều 121và Điều 122 BLTTHS qui định các biện pháp bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền để bảo đảm là các biện pháp ngăn chặn thay thể tạm giam. Như vậy có thể thấy rằng, do các biện pháp bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền để bảo đảm là để thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam nên đối tượng được áp dụng là nhưng người đã bị khởi tố về hình sự - là bị can, bị cáo và họ có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp tạm giam. Vì đối tượng áp dụng là bị can, bị cáo vậy, thời điểm áp dụng các biện pháp này có thể hiểu là áp dụng trước khi bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam hoặc khi bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp tạm giam. Áp dụng trước khi bị can bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam nghĩa là bị can, bị cáo thuộc các trường hợp bị tạm giam được quy định tại Điều 119 BLTTHS, nhưng do họ được người thân hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ công tác bảo lĩnh; tự mình hoặc người thân đặt tiền để bảo đảm và được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận cho họ được áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm thay thế cho biện pháp tạm giam mà lý ra họ có thể bị áp dụng. Áp dụng khi bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp tạm giam là khi bị can, bị cáo đang bị tạm giam, họ được người thân hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ công tác bảo lĩnh; tự mình hoặc người thân đặt tiền để bảo đảm và được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận cho họ được áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm thay thế cho biện pháp tạm giam mà họ đang bị áp dụng. 2.Căn cứ áp dụng: Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền để bảo đảm trước hay sau khi bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam đều dựa trên các căn cứ sau: Thứ nhất: Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 121, khoản 1 Điều 122 BLTTHS thì đối vói bị can, bị cáo phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân, tình trạng tài sản (đối với biện pháp đặt tiền để bảo đảm) của họ thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án mới cho họ được bảo lĩnh. Thứ hai: Có đơn bảo lĩnh của cá nhân, tổ chức đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 121 BLTTHS; bị can, bị cáo, người thân của họ có tài sản và đơn xin được dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc tại ngoại của bị can, bị cáo. Thứ ba: Bị can, bị cáo phạm tội thuộc trường hợp có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Căn cứ này không được quy định cụ thể trong BLTTHS nhưng xuất phát từ chính khái niệm, bản chất của các biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm thì đây là một trong những căn cứ để áp dụng. BLTTHS năm 2015 quy định rõ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chỉ được áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 119 BLTTHS, do đó chỉ khi bị cáo thuộc những trường hợp bị tạm giam thì mới xem xét việc áp dụng các biện pháp bảo lĩnh hay đặt tiền để bảo đảm. Nói một cách cụ thể, nếu bị can, bị cáo thuộc các trường hợp không bị tạm giam thì đương nhiên không cần các biện pháp này để được tại ngoại. Khi có đầy đủ các căn cứ trên, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án xem xét, có thể cho bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam bảo lĩnh hay đặt tiền để bảo đảm. 3.Những quan điểm khác nhau trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền để bảo đảm. Như đã phân tích ở trên, từ căn cứ áp dụng: bị can, bị cáo phạm tội thuộc trường hợp có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam mới xem xét việc áp dụng biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm đã này sinh nhưng quan điểm khác nhau trong việc hiểu, áp dụng. Thứ nhất: Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội thuộc các trường hợp không được áp dụng biện pháp tạm giam đó là bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 119 BLTTHS; bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 119 BLTTHS. Nhưng trong thời gian bị điều tra, truy tố hoặc xét xử, họ có những hành vi vi phạm các quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2; khoản 3; điểm a, b, c khoản 4 Điều 119 BLTTHS thì họ có được áp dụng biện pháp bảo lĩnh hay đặt tiền để bảo đảm không? Ví dụ: A chưa có tiền án, tiền sự, lý lịch rõ ràng, phạm tội trộm cắp tài sản qui định tại khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS), được Cơ quan điều tra cho áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Trong thời gian tại ngoại để điều tra, A tiếp tục phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qui định tại khoản 1 Điều 174 BLHS. Quan điểm 1: A bị tạm giam và không được áp dụng biện pháp bảo lãnh hay đặt tiền để bảo đảm vì: Các biện pháp ngăn chặn này đều dựa trên căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân người phạm tội. Trong trường hợp này A có nhân thân xấu, đã được cho áp dụng biện pháp ngăn chặn nhưng tiếp tục phạm tội. Quan điểm 2: Bị can, bị cáo vẫn được áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lãnh hay đặt tiền để bảo đảm vì: Tại thời điểm A phạm tội trộm cắp tài sản, A thuộc trường hợp không bị tạm giam, chỉ khi A tiếp tục phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì lúc này A mới thuộc các trường hợp có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam. Do vậy biện pháp bảo lãnh hay đặt tiền để bảo đảm với ý nghĩa là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam vẫn có thể cho bị can, bị cáo được áp dụng nếu bên bảo lãnh hoặc tài sản đảm bảo đúng quy định. Tôi đồng ý với quan điểm 2, quan điểm 1 là không chính xác. Thứ hai: bị can, bị cáo phạm tội thuộc các trường hợp có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam đã được Cơ quan tiến hành tố tụng cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Trong thời gian bị điều tra, truy tố hoặc xét xử, họ có những hành vi vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 121 BLTTHS thì họ có được áp dụng biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam nữa hay không ? Ví dụ: A đang bị tạm giam và được được Cơ quan điều tra cho áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh thay thế cho biện pháp tạm giam. Trong thời gian tại ngoại để điều tra, A bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã. Quan điểm 1: A bị tạm giam và không được áp dụng biện pháp ngăn chặn nào khác vì A đã vi phạm nghĩa vụ khi được cho bảo lĩnh quy định tại khoản 3 Điều 121 BLTTHS. Do vậy, A phải bị áp dụng biện pháp tạm giam mà không được tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Quan điểm 2: A vẫn được áp dụng biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam, nhưng trong trường hợp này là biện pháp đặt tiền để bảo đảm. BLTTHS quy định biện pháp bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền để bảo đảm thuộc nhóm các biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam và mức độ áp dụng của hai biện pháp này là hoàn toàn khác nhau. Nếu như biện pháp bảo lĩnh dựa trên đối nhân thì biện pháp đặt tiền để bảo đảm dựa trên đối vật. Có thể thấy rằng mức độ áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm sẽ mạnh hơn biện pháp bảo lĩnh, thậm chí ngay việc biện pháp đặt tiền để đảm bảo lần đầu bị vi phạm thì vẫn có thể áp dụng tiếp biện pháp này nhưng với số tiền cao hơn. Do vậy ở ví dụ trên, dù A đã bị áp dụng biện pháp bảo lĩnh mà còn vi phạm nghĩa vụ thì A vẫn thuộc trường hợp bị tạm giam và do đó việc áp dụng biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam – đặt tiền để bảo đảm mạnh hơn bảo lĩnh là có căn cứ, đúng quy định. Tôi thống nhất với quan điểm 2. Ở trường hợp này Quan điểm 1 vẫn đúng. Tuy nhiên nếu chỉ tuyết đối áp dụng quan điểm này là chưa hiểu hết ý nghĩa của các biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam và sẽ cứng nhắc trong việc áp dụng, chưa bảo vệ được tốt nhất quyền con người, chưa góp phần giảm tải tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam. Trên là quan điểm cá nhân về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn thay thê tạm giam - bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền để bảo đảm; đối tượng áp, thời điểm áp dụng và những quan điểm khác nhau trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền để bảo đảm được qui định tại Điều 121, Điều 122 BLTTHS.
Hoàng Kim Ngọc
Các bài viết khác
- Trao đổi nghiệp vụ: Ngày mở phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
- Trao đổi nghiệp vụ: Thời hạn và cách tính thời hạn theo quy định của Bộ Luật tố...
- Về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự theo quy định của BLTTDS.
- CÓ NÊN QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KHIẾU NẠI BÀI PHÁT BIỂU CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA...
- Cần sớm có giải pháp nhằm hạn chế tình trạng tồn đọng loại án ly hôn với người...
- Bảo vệ quyền con người, nhiệm vụ tối quan trọng của cơ quan và người tiến hành...
Thông báo
- Thông báo nội dung ôn tập kỳ thi tuyển công chức...
- Phụ lục thống kê một số chỉ tiêu 12 tháng năm 2024
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT...
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024...
- Lịch công tác tuần từ ngày 04/11/2024 đến...
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- Lịch công tác tuần từ ngày 28/10/2024 đến...
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- Lịch trực nghiệp vụ tháng 11/2024 của Viện kiểm...
- Lịch tiếp công dân tháng 11/2024 của Viện trưởng...
- Tin mới
- Tin xem nhiều
XÂY DỰNG BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG: TỪ...
22/11/2024Kỹ năng của Kiểm sát viên khi xử lý đơn khiếu nại...
22/11/2024Vấn đề giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR -...
22/11/2024HÀNH VI CỦA NGUYỄN H, NGUYỄN T CÓ CẤU THÀNH TỘI...
22/11/2024TỌA ĐÀM “TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG...
21/11/2024Trực tiếp Kiểm sát Hoạt động Thi hành án Dân sự...
21/11/2024Bàn về “Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với...
20/11/2024Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân tỉnh...
20/11/2024Trao đổi nghiệp vụ: Thời hạn và cách tính thời hạn...
25/12/2017Về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự...
27/02/2018TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
09/09/2020Trao quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân...
22/12/2017BÀN VỀ TÌNH TIẾT “CÓ TÍNH CHẤT CÔN ĐỒ” TRONG PHÁP...
23/09/2022Thư viện ảnh
Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ VT, PVT
Video clips
Can no luc dieu tra, bat giu va truy to nhung ke cam dau cac duong day toi pham DVHD (ENV-R) 31.12.2019
Liên kết website
- - - Liên kết website... - - -Viện kiểm sát nhân dân tối caoQuản lý văn bản E.officeBộ pháp điểnKIEM SAT onlineThông kê truy cập
Tổng số | 12.280.732 |
Đang online | 80 |
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Địa chỉ: 03 Biệt Thự - Nha Trang - Khánh Hòa Điện thoại: 0258.3521173 - 0258.3522939 - Fax: 0258.3521010 Email: banbientap_khanhhoa@vks.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử số 11/GP-STTTT ngày 09 tháng 09 năm 2019 Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Minh (Viện trưởng VKSND tỉnh Khánh Hòa)
Thiết kế và phát triển bởi SweetSoft
Từ khóa » Thay Thế Biện Pháp Ngăn Chặn Là Gì
-
Mẫu Quyết định Thay Thế Biện Pháp Ngăn Chặn (42/HS) Mới Nhất
-
Bàn Về Thay Thế Và Huỷ Bỏ Các Biện Pháp Ngăn Chặn Theo Quy định ...
-
Quy định Về Hủy Bỏ Hoặc Thay Thế Biện Pháp Ngăn Chặn 2022
-
Biện Pháp Ngăn Chặn Thay Thế Tạm Giam
-
Một Số Khó Khăn, Vướng Mắc Trong Việc Thực Hiện Điều 125 Bộ Luật ...
-
Áp Dụng, Huỷ Bỏ, Thay Thế Biện Pháp Ngăn Chặn Tạm Giam?
-
Biện Pháp Ngăn Chặn Là Gì ? Ý Nghĩa Khi áp Dụn ... - Luật Minh Khuê
-
BÀN VỀ CĂN CỨ HỦY BỎ HOẶC THAY THẾ NGĂN CHẶN ĐIỀU ...
-
Thay Thế Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Trường Hợp Hết Hạn Tạm Giữ Và ...
-
Thay Thế Biện Pháp Ngăn Chặn Tạm Giam Sang Bảo Lĩnh
-
Có Bắt Buộc Phải áp Dụng Một Trong Các Biện Pháp Ngăn Chặn đối ...
-
Căn Cứ để Tạm Giam Và Thay đổi Biện Pháp Ngăn Chặn Với Bị Can
-
Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Tố Tụng Hình Sự - Ánh Sáng Luật
-
Hoàn Thiện Quy định Về Biện Pháp Bắt, Tạm Giam Trong Bộ Luật Tố ...