Căn Cước Công Dân Mã Vạch Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay có tới 4 loại giấy tờ nhân thân đang tồn tại song song cùng có hiệu lực đó là: Chứng minh nhân dân 9 số hoặc 12 số, Căn cước công dân mã vạch hoặc gắn chip. Rất nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi về việc có cần đổi sang Căn cước công dân gắn chip khi Căn cước mã vạch vẫn còn thời hạn hay không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi trên.
- Căn cước công dân mã vạch có từ khi nào?
- Mã số định danh trên thẻ căn cước công dân mã vạch
- Căn cước công dân mã vạch chưa hết hạn có phải đổi sang căn cước công dân gắn chip?
Căn cước công dân mã vạch có từ khi nào?
Từ khi Luật Căn cước công dân 2014 hiện hành có hiệu lực vào ngày 01/01/2016, có 16 tỉnh thành đã thí điểm thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân mã vạch đó là các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Quảng Bình, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh.
Căn cước công dân mã vạch được sản xuất bằng nhựa, ngoài cùng của hai mặt được phủ lớp màng nhựa trong suốt.
Mã số định danh trên thẻ căn cước công dân mã vạch
Điều 13 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân, dãy số này gồm 12 chữ số, trong đó gồm mã thế kỷ sinh -> mã năm sinh -> mã Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương/ mã quốc gia nơi công dân khai sinh, cuối cùng là 06 số ngẫu nhiên.
Thông tư 59/2021/TT-BCA Quy định chi tiết về Luật Căn cước công dân quy định tại Điều 4 về các mã số trong số định danh cá nhân bao gồm:
- 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương/ mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh;
- Tiếp theo là mã giới tính của công dân bao gồm 01 chữ số;
- Tiếp theo là mã năm sinh bao gồm 02 chữ số.
- Cuối cùng là dãy số ngẫu nhiên gồm 06 chữ số.
Chỉ thông qua mã số định danh này trên Căn cước công dân có thể nhận biết được những thông tin cơ bản của chủ nhân dãy số đó.
Căn cước công dân mã vạch chưa hết hạn có phải đổi sang căn cước công dân gắn chip?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân, công dân có thể làm thủ tục đổi căn cước công dân trong các trường hợp sau:
- Công dân đủ số tuổi theo các mốc 25 tuổi, 40 tuổi hoặc 60 tuổi
- Thẻ Căn cước công dân (CCCD) bị hư hỏng không sử dụng được nữa.
- Công dân thay đổi các thông tin về họ, chữ đệm, tên hoặc đặc điểm nhân dạng đang được ghi nhận trên CCCD đang sử dụng.
- Công dân xác định lại giới tính của bản thân.
- Công dân xác định lại quê quán.
- Công dân phát hiện sai sót trên thẻ CCCD đang sử dụng.
- Khi công dân có yêu cầu.
Hơn nữa, khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 23/01/2021 có quy định:
- Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định về thời hạn của thẻ căn cước công dân;
- Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip theo quy định.
Thời hạn của căn cước công dân được quy định như sau:
Luật Căn cước công dân 2014 quy định về Thời hạn của thẻ căn cước công dân tại khoản 1 Điều 21 như sau: “Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi”.
Như vậy, có 3 cột mốc đổi thẻ căn cước công dân là khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Thời hạn đổi thẻ của mỗi người được ghi ở mặt trước của thẻ căn cước công dân ở vị trí góc bên trái, phía dưới ảnh thẻ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Căn cước công dân, trường hợp người dân có yêu cầu làm thủ tục cấp/ đổi/ cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 02 năm trước các mốc đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi, đủ 60 tuổi thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Có nghĩa là, nếu công dân đổi thẻ vào năm 23 tuổi thì thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến 40 tuổi mà không phải đổi thẻ vào năm đủ 25 tuổi, nếu công dân đổi thẻ vào năm 38 tuổi thì thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến 60 tuổi mà không phải đổi thẻ vào năm 40 tuổi, nếu công dân đổi thẻ vào năm đủ 58 tuổi thì thẻ có thời hạn như thẻ cấp năm 60 tuổi.
Theo quy định hiện hành, công dân vẫn được sử dụng đồng thởi cả bốn loại thẻ Chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số, căn cước công dân mã vạch cùng với căn cước công dân gắn chip đến khi thẻ hết thời hạn sử dụng.
Như vậy, những thẻ Căn cước công dân mã vạch được cấp trước ngày 23/01/2021 và chưa hết thời hạn theo quy định thì vẫn có giá trị theo thời hạn quy định, công dân không bắt buộc phải đổi thẻ căn cước công dân mã vạch đang còn hiệu lực sang thẻ căn cước công dân gắn chip.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về căn cước công dân mã vạch, để tìm hiểu thông tin về các thủ tục liên quan đến thẻ căn cước công dân, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn và giải đáp chi tiết.
Từ khóa » Số Cccd Mã Vạch Có Phải đổi Không
-
Làm Thẻ CCCD Mã Vạch Trước Ngày 23.1 Cần đổi Sang CCCD Gắn ...
-
Thời điểm Tất Cả CMND/CCCD Mã Vạch đều đã đổi Sang CCCD Gắn ...
-
CMND, CCCD Mã Vạch Còn Hạn Có Cần Thiết đổi Sang ...
-
Ai Bắt Buộc Phải đổi Căn Cước Công Dân Mã Vạch Sang Gắn Chip?
-
Hướng Dẫn đổi CMND, CCCD Mã Vạch Sang CCCD Gắn Chip Mới ...
-
Số CMND, CCCD Mã Vạch, CCCD Gắn Chip Có Giống Nhau? - PLO
-
7 Câu Hỏi Liên Quan đến Thẻ CCCD Gắn Chip Phổ Biến Nhất
-
Thời điểm Tất Cả CMND/CCCD Mã Vạch đều đã đổi Sang Căn Cước ...
-
Những điều đặc Biệt Lưu ý Khi đổi CMND, CCCD Mã Vạch Sang ...
-
Người Dân Nên đổi CCCD Mã Vạch Sang CCCD Gắn Chip
-
Khi Làm Thẻ Căn Cước Công Dân Gắn Chíp điện Tử Thì Có Bị Thu Lại Thẻ ...
-
CĂN CƯỚC CÔNG DÂN GẮN CHIP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
-
Không đổi CCCD Khi Hết Hạn Có Bị Phạt Không?
-
So Sánh Thẻ CCCD Gắn Chip Và Thẻ CCCD Mã Vạch
-
Thời Hạn Sử Dụng Của Căn Cước Công Dân Gắn Chíp
-
Đang Tồn Tại 4 Loại Giấy Tờ Căn Cước, Người Dân Sử Dụng Mỗi Loại Thế ...
-
Có CCCD Gắn Chíp Rồi Vẫn Còn Gặp Rắc Rối
-
Mã Tỉnh/thành Phố Của Số Căn Cước Công Dân (CCCD) - Nhân Kiệt
-
Chứng Minh Nhân Dân 12 Số/căn Cước Công Dân Mã Vạch Số Khi đổi ...