Cần đi Khám đau đầu ù Tai Khi Nào? Khám Như Thế Nào? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Đau đầu ù tai là một tình trạng bất thường của cơ thể không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đó là những bệnh nào, khi nào cần đi khám đau đầu ù tai và quy trình thăm khám ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1.1 Đau đầu ù tai là gì?
- 2. Cần đi khám đau đầu ù tai khi nào?
- 2.1. Đau nửa đầu
- 2.2 Tăng huyết áp
- 2.3 Tăng áp lực nội sọ vô căn (IIH)
- 2.4 Rối loạn tiền đình
- 2.5 Bệnh Meniere
- 2.6 Sự tồn tại của khối u
- 2.7 Chấn thương vùng đầu cổ
- 2.8 Dị dạng mạch máu (AVM)
- 2.9 Rối loạn khớp thái dương hàm
- 3. Quy trình khám đau đầu ù tai ra sao?
- 3.1 Khám đau đầu ù tai trên lâm sàng
- 3.2 Khám đau đầu ù tai với các chẩn đoán cận lâm sàng
1.1 Đau đầu ù tai là gì?
Ù tai là hiện tượng bệnh nhân nghe thấy những âm thanh lạ như tiếng chuông reo, tiếng gào thét, kêu la, ù ù, tiếng tim đập,… phát ra từ bên trong tai chứ không phải do nguồn âm đến từ bên ngoài. Triệu chứng ù tai có thể xuất hiện theo từng cơn hoặc liên tục, ở 1 bên hoặc cả 2 tai.
Ù tai thường đi kèm với các triệu chứng khác bao gồm: mất thính lực, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt…
Đau đầu ù tai là tổ hợp triệu chứng phản ánh ít nhiều tình trạng sức khỏe của cơ thể nói chung và hệ thần kinh nói riêng.
2. Cần đi khám đau đầu ù tai khi nào?
Đau đầu ù tai có thể là dấu hiệu của tuổi tác hoặc do bạn nghe nhạc quá lớn qua tai nghe, do lấy ráy tai không đúng cách,… nhưng cũng có thể cảnh báo bệnh tim, đột quỵ, bệnh Meniere, khối u…và nhiều bệnh nguy hiểm khác như:
2.1. Đau nửa đầu
Bệnh đau nửa đầu thường bắt nguồn từ tổn thương của các dây thần kinh sọ lớn nhất. Tình trạng đau nửa đầu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ kích thích các dây thần kinh thính giác dẫn tới chứng ù tai. Hiện tượng ù tai thường xuất hiện ở những trường hợp đau nửa đầu bên phải hoặc đau nửa đầu bên trái, có thể dẫn tới giảm thị lực, đột quỵ não,…
2.2 Tăng huyết áp
Huyết áp cao làm gia tăng áp lực cho mạch máu, khiến dòng chảy của máu hỗn loạn có thể dẫn tới đau đầu ù tai. Nếu một trong những động mạch hoặc tĩnh mạch ở não bị hẹp – xoắn, dòng chảy máu đến não sẽ bị gián đoạn, có thể dẫn đến phình mạch.
2.3 Tăng áp lực nội sọ vô căn (IIH)
Bệnh này thường xảy ra ở những người phụ nữ béo phì trong độ tuổi sinh đẻ. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: nhức đầu, ù tai, đau vai, nghe thấy nhịp đập của tim, suy giảm thị lực… Các biểu hiện thường dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng của đau nửa đầu. Do đó người bệnh cần được khám đau đầu ù tai với các bác sĩ chuyên khoa mới có thể được chẩn đoán chính xác.
2.4 Rối loạn tiền đình
Một trong những hậu quả của rối loạn tiền đình là triệu chứng ù tai, cảm giác như có tiếng ve kêu bên trong tai.
2.5 Bệnh Meniere
Bệnh Meniere là một rối loạn ở tai trong do ứ đọng quá nhiều dịch. Bệnh có thể gây nên những cơn đau đầu ù tai, chóng mặt tự phát, buồn nôn. Bệnh nhân có cảm giác xoay tròn trong khoảng 20 đến 24 phút. Kèm theo đó là hiện tượng suy giảm thính lực. Nếu không được điều trị, những người mắc bệnh Meniere có thể điếc vĩnh viễn.
2.6 Sự tồn tại của khối u
Các khối u chèn ép vào mạch máu ở đầu hoặc cổ cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu ù tai. Đau đầu ù tai do các khối tân sinh mạch máu có thể chỉ xảy ra ở một bên tai, khiến khả năng giữ thăng bằng và khả năng nghe có thể bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, những khối u này thường lành tính, hiếm khi ác tính. Trong đó, u thần kinh thính giác là những khối u lành tính và phát triển chậm trên dây thần kinh sọ.
2.7 Chấn thương vùng đầu cổ
Đau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp sau các chấn thương đầu cổ. Bên cạnh đó, các chấn thương ở vùng đầu cổ có thể làm tổn thương dây thần kinh, làm giảm lưu lượng máu tới não, dẫn tới chứng đau đầu ù tai.
Một số trường hợp chấn thương đầu cổ gây đau đầu ù tai chỉ là tạm thời và có thể liên quan đến stress chấn thương. Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên quan đến mạch máu bị xoắn sẽ rất nguy hiểm.
2.8 Dị dạng mạch máu (AVM)
Dị dạng mạch máu là hiện tượng hệ thống động tĩnh mạch có thể vỡ, xuất huyết, làm giảm lượng máu đến não. Dị dạng mạch máu khá hiếm gặp và thường không rõ nguyên nhân. Bên cạnh ù tai, bệnh nhân có thể bị giảm thính lực ở một bên tai và tê mặt. Tuy khá nguy hiểm nhưng bệnh có thể được điều trị nếu được phát hiện sớm.
2.9 Rối loạn khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm (TMJ) có chức năng điều khiển các hoạt động há miệng, nhai và nói chuyện. Khớp này khá mỏng manh và dễ bị ảnh hưởng bởi stress, các hoạt động như nghiến răng, nghiến hàm và chấn thương hàm.
Các khớp thái dương hàm là nơi kết nối hàm dưới với hộp sọ, nằm ở phía trước của tai. Khi xảy ra rối loạn thần kinh, các khớp này bị ảnh hưởng có thể dẫn tới triệu chứng đau đầu ù tai, đau tai.
Khi thấy có dấu hiệu đau đầu ù tai dù ở bất cứ mức độ nào, bạn cũng nên cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có những phương pháp can thiệp kịp thời.
3. Quy trình khám đau đầu ù tai ra sao?
Cũng như mọi quá trình khám nội thần kinh khác, khám triệu chứng đau đầu ù tai cũng trải qua các bước: khám lâm sàng và khám cận lâm sàng.
3.1 Khám đau đầu ù tai trên lâm sàng
Bạn sẽ được hỏi về các triệu chứng của bệnh. Hãy mô tả thật chi tiết các biểu hiện, mức độ, các triệu chứng đi kèm,…để bác sĩ có thể đưa ra những phán đoán chính xác nhất.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ khai thác thêm những yếu tố tiền sử bệnh, chế độ dinh dưỡng, ăn uống, yếu tố gia đình,…để thêm cơ sở chẩn đoán.
Nghe tim phổi, kiểm tra phản xạ, khả năng giữ thăng bằng cũng được thực hiện để đánh giá chức năng của các cơ quan liên quan.
3.2 Khám đau đầu ù tai với các chẩn đoán cận lâm sàng
Dựa vào tình trạng thực tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng bao gồm:
– Xét nghiệm máu, nước tiểu để đánh giá hoạt động và chức năng cơ bản của cơ thể
– Đo điện não đồ, lưu huyết não để kiểm tra đau đầu ù tai có phải do rối loạn của hệ thần kinh hay không
– Chụp X-quang, CT, MRI giúp tái hiện cấu trúc và những tổn thương của hệ thống thần kinh. Đặc biệt, MRI sọ não là một trong những phương pháp được đánh giá cao trong việc phát hiện các dị dạng mạch não – một nguyên nhân có thể gây đau đầu ù tai.
Sau khi thăm khám lâm sàng và có kết quả chụp chiếu, bác sĩ sẽ có đầy đủ cơ sở để đưa ra kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ của bệnh, phương pháp điều trị.
Như vậy, khám đau đầu ù tai là vô cùng quan trọng khi bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng bất thường như trên. Bởi đây có thể là những thay đổi sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hãy đi khám sớm và lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để có thể được khám chữa một cách hiệu quả.
Từ khóa » đau Nửa đầu Bên Phải Và ù Tai
-
Vì Sao Bạn Bị đau đầu ù Tai? - Vinmec
-
8 Nguyên Nhân Gây đau đầu ù Tai Và Cách điều Trị
-
Nguyên Nhân Gây Bệnh đau đầu ù Tai Và Cách Ngăn Chặn Bệnh
-
Đau Nửa đầu Bên Phải: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
8 Nguyên Nhân Khiến Bạn Thấy đau đầu ù Tai Chóng Mặt - Hello Bacsi
-
Đau Nửa đầu Bên Phải Là Bệnh Gì? Làm Sao để Khắc Phục? | ACC
-
Đau Nửa đầu ù Tai: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - OTiV
-
Đau Đầu Ù Tai Là Triệu Chứng Của Bệnh Lý Gì? Nguy Hiểm Ra Sao?
-
Ù Tai Nặng đầu: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị - Nhà Thuốc Long Châu
-
Đau Nửa đầu Bên Phải: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Cần đi Khám Ngay
-
Nhức đầu, Ù Tai Do Ung Thư Vòm Họng - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Đau Nửa đầu Bên Phải: Những Thông Tin Quan Trọng Cần Biết - AiHealth
-
Tiếp Cận Bệnh Nhân đau đầu - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Đau Nửa Đầu Bên Phải Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng - Diag
-
Đau Nửa đầu Bên Phải Và Cách điều Trị - Hapacol
-
Đau Nửa đầu Thị Giác: Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Ù Tai, Nhức Nửa đầu - Tuổi Trẻ Online