Cần đi Khám Ngay Khi Thấy Có Những Dấu Hiệu Liên Quan đến Bệnh ...
Có thể bạn quan tâm
Bệnh tim mạch thuộc nhóm những bệnh nguy hiểm hàng đầu.
Các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim do chuyển hóa từ tình trạng tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, các bệnh lý tim mạch chuyển hóa lại thường không có triệu chứng rõ ràng và nếu chủ quan, người bệnh thường dễ dàng bỏ qua. Từ đó, nguy cơ cao xảy ra các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Năm 2015, Viện Tim Mạch đã đưa ra những số liệu thống kê cụ thể như sau, cứ 4 người trưởng thành thì lại có 1 người bị tăng huyết áp. Trong khi đó, tăng huyết áp chính là nguyên nhân khiến nguy cơ tử vong do đột quỵ tăng lên 4 lần và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch tăng lên gấp 3 lần so với người không bị bệnh.
Trước đây, chúng ta vẫn thường cho rằng, chỉ những người lớn tuổi mới có nguy cơ gặp phải những vấn đề về tim mạch. Nhưng thực tế đã hoàn toàn khác và đáng lo ngại hơn rất nhiều khi những người trẻ mắc bệnh tim ngày càng tăng.
Những thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, lười vận động, thường xuyên căng thẳng, chế độ ăn nhiều chất béo, rượu bia, tăng huyết áp, đái tháo đường,... là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh.
Trong đó, béo phì đang là một vấn nạn toàn cầu, đặc biệt là béo phì ở trẻ nhỏ. Nếu không có phương pháp kiểm soát tốt, tình trạng béo phì sẽ khiến các bệnh lý tim mạch xảy ra sớm ở người trẻ. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng có bệnh tim bẩm sinh nhưng không được phát hiện kịp thời cũng chiếm tỉ lệ bệnh lý tim mạch khá cao ở người trẻ tuổi.
Nếu thường xuyên thấy khó thở, cảm giác như có vật gì đè lên ngực, khi nằm xuống, biểu hiện này lại càng rõ rệt, thậm chí khi hít thở sâu cũng rất khó khăn,… thì nên đi khám tim mạch sớm.
Dù không phải gắng sức những người mắc bệnh tim mạch vẫn có cảm giác khó khăn khi hít thở. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khi bệnh nhân đang ngủ, tim có thể đột ngột bị giảm khả năng co bóp và khiến cho quá trình bơm máu từ tim đến phổi bị gián đoạn và gây khó thở.
Cảm giác tức ngực
Đây là triệu chứng bệnh tim mạch thường gặp nhất. Người bệnh thường có cảm giác bị đè nặng lên ngực, tức ngực, hay đau thắt ngực ở phần dưới xương ức, cảm giác đau theo cơn và thường xuyên lặp lại. Những cơn đau thắt ngực thường xảy ra khoảng 10 phút.
Trong trường hợp có những biểu hiện kể trên người bệnh cần được nghỉ ngơi và đi khám sớm vì rất có thể đây là triệu chứng cảnh bảo của một cơn nhồi máu cơ tim. Thông thường khi tế bào cơ tim không được nhận đủ oxy vì lượng máu tới tim bị giảm thì sẽ gây ra hiện tượng đau thắt ngực.
Khó thở, tức ngực là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh tim mạch.
Hiện tượng phù
Nếu ngủ dậy thấy hiện tượng mặt bị căng, to hơn, mí mắt nặng hoặc bàn chân phù vào các thời điểm nhất định trong ngày thì bạn nên cẩn trọng. Đây rất có thể là những dấu hiệu cảnh báo suy tim.
Mệt mỏi hoặc kiệt sức
Chỉ là những hoạt động bình thường, hoặc ngay cả khi ngủ dậy, cơ thể của bệnh nhân mắc bệnh tim cũng có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. Hiện tượng này được giải thích là do thiếu máu đến tim, não, phổi và sẽ xảy ra một cách thường xuyên.
Ho dai dẳng
Khi tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể sẽ xảy ra tình trạng máu bị ứ lại và đồng thời dịch sẽ ứ ở phổi lâu ngày. Từ đó, bệnh nhân sẽ bị ho mạn tính, thường xuyên thở khò khè, ho nhiều khi nằm và khi mới dậy khỏi giường.
Chán ăn, hay buồn nôn
Rất nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng chán ăn, buồn nôn. Nhưng bạn nên lưu ý, đây cũng là một triệu chứng bệnh tim phổ biến. Bệnh nhân tim mạch thường xuyên có cảm giác no, chán ăn do dịch ứ lại trong gan và các cơ quan tiêu hóa.
Thường xuyên tiểu đêm
Người mắc bệnh suy tim hay đi tiểu đêm vì lượng nước tích tụ gây phù ở nhiều bộ phận, trong đó có thận.
Nhịp tim nhanh, mạch không đều
Khi bị suy giảm chức năng bơm máu, tim sẽ đập nhanh hơn. Chính vì thế, người bệnh thường có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh như hiện tượng đánh trống ngực.
Hay lo lắng
Thở nhanh, nhịp tim khác thường và thường xuyên lo lắng, đồng thời tay đổ mồ hôi nhiều,… là những triệu chứng bệnh tim thường xuyên bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh khác.
Chóng mặt, ngất xỉu
Trong trường hợp máu đến não bị gián đoạn hoặc rối loạn nhịp tim ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Nếu gặp phải những biểu hiện kể trên, chúng ta cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Từ khóa » Khi Sốt Tim đập Nhanh
-
Điều Cần Biết Khi Cơ Thể Bị Sốt - VnExpress
-
Trẻ Sốt Tim đập Nhanh Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa - Buona
-
Trẻ Em Và Người Lớn Là F0 Sốt Kèm Nhịp Tim Nhanh, Phải Làm Sao?
-
Dấu Hiệu Viêm Cơ Tim ở Trẻ Dễ Nhầm Với Cảm Sốt Thông Thường
-
Tim đập Nhanh - Cùng Bác Sĩ Giải đáp Hiện Tượng | Vinmec
-
Cơn Sốt Nhẹ Kéo Trẻ Lịm Dần Vào Hôn Mê, Viêm Cơ Tim Nguy Kịch
-
Nguyên Nhân Nào Khiến Tim đập Nhanh?
-
Khi Sốt Tim Bé đập Nhanh Có Nguy Hiểm? - AloBacsi
-
Tăng Nhịp Tim ở Trẻ Nhỏ được Xem Là Tim đập Nhanh
-
Sốt - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cảnh Giác Viêm Cơ Tim Cấp Triệu Chứng Như Cảm Sốt - Báo Thanh Niên
-
Thỉnh Thoảng Tim đập Nhanh, Khắc Phục Ra Sao?
-
Đánh Trống Ngực - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhịp Tim Nhanh Có Nguy Hiểm Không Và Cách điều Trị Hiệu Quả