Cân đối Nguồn Nước Phục Vụ Nông Nghiệp, Sinh Hoạt Mùa Khô Năm ...

Để chđộng điu tiết, dự trữ ngun nước phục vsản xut nông nghiệp và dân sinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch số 21/KH-SNN ngày 26/02/2021về kế hoạch cân đối nguồn nước phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt mùa khô năm 2021. Kế hoạch tưới vụ Đông Xuân năm 2020-2021 là 9.751,00 ha, trong đó: Diện tích lúa là 6.321,00 ha, cây trồng khác là 3.430,00 ha.

Cân đối nguồn nước phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt mùa khô năm 2021

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nạo vét, phát quang hệ thống kênh cấp II và kênh nội đồng tạo thông thoáng dòng chảy, quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào nhiệm vụ tưới của các công trình thủy lợi do đơn vị quản lý xây dựng Kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, mùa khô năm 2021 trên địa bàn và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo.

Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tận dụng tối đa nguồn nước hiện có, không tự ý làm bờ cản trên kênh, tháo nước tràn lan gây thất thoát, thiếu nước khu vực tưới cuối kênh; Chỉ đạo phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện, báo cáo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy lợi) để có biện pháp chống hạn kịp thời.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng yêu cầu Trung tâm Quản lý, Khai thác công trình thủy lợi theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến thời tiết, nguồn nước, nhất là thông tin dự báo về mưa, dòng chảy, thường xuyên kiểm tra cụ thể nguồn nước trữ tại các hồ chứa, sông, kênh; cân đối khả năng cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng trên địa bàn, ưu tiên cho dân sinh và các ngành sản xuất kinh doanh chủ lực của địa phương.

Chủ động tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình bằng nguồn vốn sửa chữa hàng năm và nạo vét hệ thống kênh mương, cống lấy nước, trạm bơm tưới theo phân cấp quản lý để đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng; đắp đập tạm ngăn mặn, chủ động lắp đặt các trạm bơm dã chiến để vận hành, tận dụng mọi nguồn nước để phục vụ tốt sản xuất, dân sinh.

Quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu vào các thời kỳ nhạy cảm về nước của cây trồng, đặc biệt với cây ăn quả, cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Trên cơ sở dự báo, diễn biến thời tiết, nguồn nước, chủ động lập kế hoạch tích nước hồ chứa hợp lý, đảm bảo an toàn công trình và tích nước tối đa; Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn, điều chỉnh kế hoạch cấp nước, khi xảy ra thiếu hụt nguồn nước hoặc xâm nhập mặn, phải đảm bảo cung cấp theo thứ tự ưu tiên: nước sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao; Lập lịch tưới cụ thể cho từng công trình, từng khu vực sản xuất và thông báo rộng rãi, thường xuyên đến tổ chức dùng nước về kế hoạch cung cấp nước, cắt nước; Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để nâng cao năng lực khai thác nguồn nước và hiệu quả khai thác công trình thủy lợi.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tham mưu Bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thời vụ gieo trồng phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh gieo trồng ở vùng không bảo đảm nguồn nước trong sản xuất; bố trí vùng sản xuất cây trồng có cùng khả năng chịu hạn, mặn và nhu cầu dùng nước để thuận tiện cho việc điều tiết nước.

Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, nguồn nước để tham mưu hướng dẫn các địa phương xây dựng thời vụ gieo trồng phù hợp, giảm thiểu thiệt hại khi nguồn nước không đảm bảo; Chủ động phối hợp với các địa phương nắm bắt diện tích trồng trọt, khuyến cáo người dân chuyển đổi giống cây trồng sử dụng ít nước; giảm diện tích gieo trồng lúa nước, không sản xuất lúa nước trên các khu vực vùng cao, khó tích nước....

VTH

Từ khóa » Nguồn Nước Trong Nông Nghiệp