Cần Gì để Có Nhiều Hơn Nữa Doanh Nghiệp Sản Xuất Container?
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- TIÊU ĐIỂM
- Việt Nam
- Thế giới
- Địa phương
- TÀI CHÍNH
- Ngân hàng
- Tiền tệ
- Bảo hiểm
- Thuế, ngân sách
- CHỨNG KHOÁN
- 24h
- Cổ phiếu
- Giao dịch
- Góc nhìn
- BẤT ĐỘNG SẢN
- Tin tức
- Dự án
- Toàn cảnh
- Tiện ích
- DOANH NGHIỆP
- Thị trường
- Tiêu dùng
- Giao thương
- Quản trị
- Thông tin doanh nghiệp
- HI-TECH
- Công nghệ
- Viễn thông
- Xe hơi
- COOPERATIVE
- Hợp tác xã
- Mô hình
- Kinh doanh xanh
- Khoa học Công nghệ
- START-UP
- Khởi nghiệp
- Ý tưởng
- Hệ sinh thái
- SỐNG
- An sinh
- Việc làm
- Phong cách
Doanh nghiệp
Thị trường
Việc đóng mới container hoàn toàn nằm trong khả năng của Việt Nam, nhưng có nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia sản xuất. Nhà máy sản xuất vỏ container mới duy nhất đến nay tại Việt Nam vẫn đang gấp rút được hoàn thiện và phải đợi đến quý IV/2022 mới đưa được sản phẩm ra thị trường.
Cước vận tải biển tăng tới 500%, Bộ Nông nghiệp muốn Bộ GTVT cùng vào cuộc Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường biển cũng 'tắc'
Trên thực tế, tình trạng thiếu container rỗng đang khiến giá cước vận tải thế giới tăng “phi mã” từ giữa năm 2020. Trung Quốc là quốc gia sản xuất container lớn nhất thế giới với khoảng 90%, nhưng 2 năm trở lại đây đã giảm 40% sản lượng container, công suất sản xuất thép cho đóng mới container cũng giảm.
Nhu cầu lớn, doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà
Trong khi đó, đại dịch COVID-19 khiến “cơn khát” container ngày càng trở nên trầm trọng. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, vì thế cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, nhất là khi Trung Quốc đã "hút" một lượng lớn container về phục vụ cho hoạt động thương mại của nước này.
Chờ doanh nghiệp Việt góp phần giải “cơn khát” container (Ảnh: TL) |
Chỉ tính riêng ngành gỗ, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) ước tính vẫn thiếu khoảng 15-20% container rỗng cho xuất khẩu. Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ gây thiệt hại không nhỏ. Với nhu cầu ngày càng tăng cao, việc tăng giá cước tàu biểu và thiếu container rỗng sẽ làm giảm giá trị xuất khẩu của ngành gỗ, giảm sức cạnh tranh với các thị trường khác, trong khi Việt Nam chưa có hãng tàu đủ lớn để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.
Chi phí logistics tăng cao, đặc biệt là việc thiếu container khiến không ít các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đau đầu tìm lời giải. Không có container tức hàng không thể xuất đi, mà nếu có thì chi phí thuê cũng tăng gấp 3 - 4 lần. Doanh nghiệp đứng trước hai lựa chọn: Một là vận chuyển bằng đường hàng không với chi phí đắt đỏ; hai là đền hợp đồng và rủi ro mất khách hàng...
Về nhu cầu trong nước, Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam cho biết, số lượng doanh nghiệp logistics Việt Nam trong nước hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng lên tới 20%/năm, nhu cầu mở rộng kinh doanh, tăng cường cơ sở vật chất chắc chắn cũng sẽ tăng mạnh. Không ít doanh nghiệp logistics Việt Nam đã chia sẻ về nhu cầu mở rộng, phát triển mảng vận tải nội địa, bởi việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam tăng mạnh, nên nhu cầu thuê vận tải nội địa sẽ tăng cao. Vì thế, thị trường container sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp.
Nhu cầu đang rất lớn, vậy vì sao Việt Nam chưa chủ động sản xuất container? Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tại Việt Nam, hiện có vài chục doanh nghiệp hoạt động liên quan đến container, nhưng hầu hết chưa phải là doanh nghiệp sản xuất đúng nghĩa. Có doanh nghiệp đã từng sản xuất container, nhưng do điều kiện khách quan nên phải thu hẹp sản xuất. Còn lại chủ yếu là những doanh nghiệp sửa chữa, cải tạo.
Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia sản xuất container là bởi, container là mặt hàng tương đối đặc thù, muốn làm phải có đơn hàng cam kết số lượng nhất định và đều đặn trong khi số khách hàng lại không nhiều. Sản xuất container cần số vốn lớn để đầu tư cho nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu và nhân công.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này hiện đều có quy mô nhỏ, không có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nên chỉ dừng ở việc cải tạo, sửa chữa container và sản xuất thêm những mặt hàng cơ khí khác như rơmooc, sơmi rơmooc để tồn tại.
“Các doanh nghiệp muốn sản xuất container thì quy mô, năng lực hiện còn quá nhỏ, còn doanh nghiệp có khả năng thì chưa thấy đủ động lực để tham gia”, ông Hải chia sẻ.
Kỳ vọng có thêm động lực
Quay trở lại câu chuyện của Nhà máy sản xuất vỏ container của Tập đoàn Hòa Phát, đại diện CTCP sản xuất container Hòa Phát cho biết, Công ty dự kiến khởi công nhà máy trong tháng 6/2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, dự án phải lùi thời gian khởi công tới tháng 11/2021, chậm 5 tháng so với kế hoạch. Sau 3 tháng triển khai, 5 nhà xưởng với tổng diện tích xây dựng gần 7ha đã bắt đầu được dựng cột vào ngày 22/2 vừa qua, những chiếc kèo đầu tiên của nhà xưởng số 5 đã được cất lên.
Dự án nhà máy vỏ container đặt tại B5, đường Đ, Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 mở rộng, phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; quy mô công suất 500.000 TEU/năm, tập trung các sản phẩm container phổ biến, có chiều dài 20 - 40 feet. Modul giai đoạn 1 có công suất 200.000 TEU/năm. Hòa Phát đã ký kết hợp đồng máy móc thiết bị với các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới. Dự kiến giữa tháng 3, lô thiết bị sản xuất đầu tiên sẽ về đến nhà máy.
Hiện, CTCP sản xuất container Hòa Phát đang đàm phán với một số đối tác có năng lực và đã hợp tác với Tập đoàn Hòa Phát nhiều năm nhằm có nguồn cung ván sàn container, sơn và phụ kiện uy tín, ổn định với khối lượng lớn, giá thành cạnh tranh nhất.
Nhà máy sản xuất container Hòa Phát sẽ chạy thử trong quý III/2022 và bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường từ quý IV năm nay. Dự kiến cuối năm 2023, nhà máy sẽ đạt công suất 200.000 TEU/năm.
"Hòa Phát đặt mục tiêu hoàn thành nhà máy nhanh nhất nhằm tận dụng cơ hội thị trường do nguồn container rỗng từ nước ngoài chuyển về Việt Nam thiếu hụt trầm trọng đồng thời góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa và thương mại toàn cầu", đại diện Công ty chia sẻ.
Theo các chuyên gia, Hòa Phát bước vào thị trường sản xuất container với lợi thế về nguồn nguyên liệu thép - yếu tố chiếm khoảng 55 - 60% giá thành sản xuất.
Đại diện Tổng công ty Ống thép và Tôn mạ màu Hòa Phát từng cho biết, giá thép đặc chủng làm container rất đắt, doanh nghiệp nếu đi nhập loại thép này về sản xuất container thì chắc chắn... thua! Trong khi đó, lợi thế của Hòa Phát là sản xuất được loại thép này, nên Tập đoàn có thể đảm bảo được sự thành công của dự án.
“Ở Việt Nam, duy nhất Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất làm chủ được công nghệ sản xuất loại thép này với giá thành hợp lý, phát huy được thế mạnh của nhà sản xuất thép từ thượng nguồn. Với công suất 500.000 TEU/năm, sản xuất container sẽ tiêu thụ 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC/năm, là đầu ra cho Dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát”, đại diện CTCP sản xuất container Hòa Phát nói.
Có thể nói, không có nhiều doanh nghiệp Việt có được tiềm lực và lợi thế để bước vào “sân chơi” mới và khó - sản xuất container, như Hòa Phát. Trong khi đó, vấn đề đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp này vẫn còn cần chờ thời gian trả lời, và bài toán cạnh tranh về giá với container do Trung Quốc sản xuất cũng không hề dễ giải. Vì vậy, một số chuyên gia cho rằng, cần có thêm chính sách khuyến khích về vốn, thuế... cho phát triển ngành cơ khí, cũng như thúc đẩy quy mô của doanh nghiệp logistics trong nước để tạo nguồn cầu đủ dung lượng cần thiết cho sản phẩm container “Made in Vietnam”.
Tín hiệu đáng mừng là một số doanh nghiệp nước ngoài cũng đã quan tâm đến việc đầu tư sản xuất container tại Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp châu Âu nhằm tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Và gần đây nhất, vào cuối năm 2021 vừa qua, Tập đoàn kỹ thuật Seojin Systems và công ty công nghệ container Ace Engineering (Hàn Quốc) cho biết, sẽ thành lập nhà máy sản xuất container tại Việt Nam vào giữa năm 2022, với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Kinh doanh Hàng hải Hàn Quốc (KOBC) - do Nhà nước hỗ trợ tài chính. Theo đó, Nhà máy này sẽ được xây dựng vào giữa năm 2022 tại Hải Phòng với công suất 4.000 container/tháng.
Trên thực tế, Hòa Phát không phải đơn vị đầu tiên công bố sản xuất container. Vào cuối năm 2007, Nhà máy sản xuất container Vinashin – TGC của liên doanh giữa Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) và Toong Goen Enterprise - Đài Loan đã được khánh thành tại Hải Dương. Nhà máy có vốn đầu tư 30 triệu USD, công suất giai đoạn 1 là 45.000 TEU (loại container 20 feet)/năm. Tuy nhiên, nhà máy sau đó cũng ngừng hoạt động do lãnh đạo vướng vòng lao lý. |
Đức Nguyễn
Chia sẻ Facebook (0) Bình luận (0)sản xuất container
Thiếu container
Tin liên quan
Nông sản Việt mong 'đổi vận' tại các hệ thống phân phối nước ngoài
Giá tiêu tăng 2.000 đồng/kg do nguồn cung thắt chặt
Thêm 1.000 đồng/kg, cà phê có thể quay lại mức đỉnh trên 134.000 đồng/kg
Lo ngại người dùng 'quay lưng', doanh nghiệp không tăng giá hàng Tết
Giá xăng dầu cùng tăng mạnh, lên sát 21.000 đồng/lít
Mỹ phẩm Hàn đại chiến thị trường Việt bằng chiến lược giá
Ý kiến bạn đọc (0) Mới nhất | Quan tâm nhất Xem thêm Gửi Ý kiến của bạn Gửi 20/100024h /
Đọc nhiều nhất
- 1
Ai được lợi khi giá nhà đất leo thang?
- 2
Tăng sốc đến 3.000 đồng/kg, giá cà phê vượt ngưỡng 127.000 đồng/kg
- 3
2 Phó chủ tịch EIB bị miễn nhiệm, ngân hàng Bắc tiến
- 4
Giá cà phê tăng và những nỗi lo của cả người sản xuất và kinh doanh
- 5
'Lướt sóng' sẽ bị đánh thuế cao, giới đầu cơ nhà đất có lo?
Tin khác
Xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng mạnh nhưng còn đó nỗi lo
Theo VASEP xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 10 năm nay đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng, xuất khẩu tôm sang thị trường ...
Tăng sốc đến 3.000 đồng/kg, giá cà phê vượt ngưỡng 127.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay (28/11) trong khoảng 126.500 - 127.100 đồng/kg, tăng đến 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Khả năng trong thời gian ngắn tới, giá cà ...
Cận kề Black Friday: Giảm giá 'sốc' tới 80% nhưng khách mua vẫn thưa thớt
Dù Black Friday (29/11) đang đến rất gần, nhiều cửa hàng thời trang thương hiệu đã tung ra loạt ưu đãi khủng với mức giảm giá lên tới 80%. Tuy ...
Đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩuBạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Facebook Google+ Đăng kýHãy dùng email thật của bạn để nhận liên kết kích hoạt
Tôi đồng ý với Quy định của tòa soạn Đăng ký Đăng nhập Qui định Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên VnbusinessHình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào
Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam
Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân
Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục
Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.
Thông báoĐăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản
Quên mật khẩu Lấy lại mật khẩuTừ khóa » Nhà Máy Sản Xuất Container Tại Việt Nam
-
Nhà Máy Sản Xuất Container
-
Sản Xuất Container Tại Việt Nam: Thị ... - Diễn đàn Doanh Nghiệp
-
Doanh Nghiệp Việt "vào Cuộc" Sản Xuất Container
-
Nhà Máy Sản Xuất Container Hòa Phát - Central Cons
-
Tập đoàn Hòa Phát đầu Tư Nhà Máy Sản Xuất Container đầu Tiên ở ...
-
Sản Xuất Container Tại Việt Nam: Thị Trường Màu Mỡ Nhưng ... - BSC
-
Lô Vỏ Container đầu Tiên Do Hòa Phát Sản Xuất Sắp Ra Thị Trường
-
Trị Giá 2.4000 Nghìn Tỷ đồng: Nhà Máy Sản Xuất Container Hòa Phát ...
-
【2018】Các Nhà Máy Sản Xuất Container Trong Nước Và Việt Nam
-
Hòa Phát Dự Kiến Cung Cấp Vỏ Container Ra Thị Trường Từ Quý 4/2022
-
Hòa Phát đầu Tư Xây Nhà Máy Sản Xuất Container Hơn 2.000 Tỷ đồng
-
Hoà Phát Xây Nhà Máy Sản Xuất Container Tại Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Hàn Quốc: Xây Dựng Nhà Máy Sản Xuất 100.000 Container/năm Tại ...
-
Báo Anh: Sau Hòa Phát, Việt Nam Sẽ Có Thêm Một đơn Vị Sản Xuất ...