Cần Làm Gì Khi Bị Lở Loét Da? - Dizigone - Kháng Khuẩn Vượt Trội

Lở loét da là bệnh nhiễm khuẩn phổ biến ở những người già nằm nhiều, kém vận động, người suy giảm miễn dịch hoặc liệt sau đột quỵ. Khi đã bộc lộ ra bên ngoài, vết loét sẽ lan rộng và nhanh chóng ăn sâu tới nhiều lớp da, niêm mạc bên dưới. Vậy cần làm gì để hạn chế tình trạng này.và tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh lở loét da ở người già? Hãy cùng Dizigone tìm hiểu và giải đáp qua bài viết dưới đây. 

lo-loet-da lở loét da

I. Nhận biết mức độ lở loét da

Vết loét ở người già kém vận động, người liệt nằm lâu ngày nói chung gọi là loét do tỳ đè. Việc nhận biết mức độ loét giúp chúng ta lựa chọn được.những cách xử trí khác nhau phù hợp với từng mức.độ. Dựa trên việc đánh giá mức độ tổn thương mô, Ủy ban tư vấn quốc gia Hòa Kỳ về Loét tỳ đè năm 1989 đã đưa ra 4 mức độ của loét tỳ đè: 

Độ 1: Khởi phát vết loét

  • Vùng da tỳ đè xuất hiện vết rộp màu hồng,
  • Tổn thương lớp thượng bì và lớp bì.
  • Không mất da
  • Cảm giác đau và cứng ở vị trí tổn thương

Độ 2: Tổn thương không hoàn toàn chiều dày lớp da

  • Tổn thương bao gồm thượng bì và lớp đáy
  • Mất da một phần
  • Loét nông, khô, phồng rộp, đỏ
  • Chưa hoại tử mô

Hình ảnh minh họa 4 phân độ loét da 

Độ 3: Tổn thương hoàn toàn lớp da

  • Tổ chức dưới da đã bị tổn thương.
  • Có ít mô hoại tử màu vàng dưới đáy vết loét
  • Phần mô mỡ vẫn chưa tổn thương

Độ 4: Hoại tử toàn bộ lớp da

  • Có thể hoại tử lan rộng đến cả vùng cơ, xương, khớp, có thể lộ xương
  • Đáy vết loét có mô hoại tử màu vàng hoặc xám

>>> Xem bài viết: Phân độ loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt lâu ngày

II. Chăm sóc lở loét da theo mức độ

Nhìn chung, loét tỳ đè độ 1 và 2 có thể chữa lành nếu biết xử lý đúng cách và chăm sóc hợp lý. Loét độ 3 và 4 cần phải can thiệp ngoại khoa, loại bỏ vùng tế bào tổn thương đã bị hoại tử trước khi tiến hành xử lý ổ loét bên trong. 

1.  Vết loét mức độ 1 và 2

Ở mức độ này, vết loét chưa bộc lộ ra bên ngoài hay chỉ ở dạng tổn thương nông. Nếu phát hiện kịp thời, vết loét sẽ cải thiện rất nhanh và không để lại biến chứng. Ước tính, loét tỳ đè độ 1 sẽ biến mất sau khoảng 1-2 tuần. Loét độ 2 cần 1-2 tháng cẩn thận chăm sóc để da hoàn toàn lành lại.

chua-vet-loet-cho-nguoi-liet chữa vết loét cho người liệt

Để phục hồi được như vậy, vết loét cần được xử lý theo các bước:

Bước 1: Làm sạch sơ bộ

Mục đích của việc làm sạch sơ bộ là để gột rửa những bụi bẩn, vi khuẩn, dịch rỉ viêm bám dính trên bề mặt vết loét. Đặc biệt, vớt những vết loét ở vùng mông, xương cùng cụt, chất thải của người bệnh như phân, nước tiểu rất dễ tiếp xúc với bề mặt loét, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình viêm, nhiễm trùng. Bởi vậy, đây là bước làm không thể bỏ qua và phải được tiến hành đầu tiên trước khi chăm sóc vết loét.

Cách làm sạch sơ bộ vết loét:

  • Thấm nước muối sinh lý vào gạc sạch để lau vết loét 3-4 lần/ngày
  • Lau kỹ cả bên trong và bên ngoài vết loét
  • Thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây đau cho người bệnh.

Khi vết loét không còn các yếu tố cản trở này, có thể bỏ qua bước làm sạch sơ bộ và thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 2: Vệ sinh vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Nước muối sinh lý chỉ có thể loại bỏ sơ bộ các vi khuẩn và mầm bệnh trên bề mặt vết loét. Với tổn thương hở, vi khuẩn sinh nôi nảy nở và bám dính cực kỳ chắc chắn. Đặc biệt, khi đã kết tụ thành màng sinh học (màng biofilm), vi khuẩn tạo một thành lũy “bất khả xâm phạm” với nhiều sản phẩm kháng khuẩn thông thường. Chúng là nguyên nhân gây nhiễm trùng, sinh mủ dịch và khiến vết loét hoại tử, lan sâu.

Để tiêu diệt được mầm bệnh và đảm bảo vết loét sạch khuẩn, cần lau rửa vết loét thường xuyên bằng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng. Những tiêu chí cần đạt được của một dung dịch vệ sinh vết loét là:

  • Khả năng kháng khuẩn mạnh, loại bỏ được màng biofilm
  • Hiệu quả nhanh, giúp tổn thương khô se nhanh chóng
  • Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc
  • Không làm tổn thương mô hạt, cản trở lành thương tự nhiên

Dizigone

Dung dịch kháng khuẩn đáp ứng được đẩy đủ yêu cầu sử dụng cho vết loét hở là: Dizigone. Dizigone khắc phục được nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn thường gặp khác do cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên. Khi sử dụng cho vết loét, Dizigone giúp ổ tổn thương khô se nhanh chóng, hết mùi hôi (nếu có) chỉ sau vài ngày. Hiệu lực kháng khuẩn mạnh mẽ của Dizigone đã được kiểm chứng tại trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ.

loét tỳ đè loet-ty-de

loét tỳ đề, loét nằm liệt

Vết loét độ 2 phục hồi nhanh chóng sau khi được chăm sóc đúng cách bằng bộ sản phẩm Dizigone 

>>> Xem bài viết: 6 thuốc bôi loét cho người liệt hiệu quả nhất 

Bước 3: Dưỡng ẩm, phục hồi vết loét với kem Dizigone Nano Bạc 

Độ ẩm làm mềm vết loét, ngăn sự co kéo ở vị trí tổn thương, làm giảm cảm giác đau và tạo điều kiện cho vết loét nhanh lành. Tuy nhiên, kem chỉ phát huy tác dụng ở những vùng loét đã khô se hẳn, không còn mủ và dịch. Người chăm bệnh nên chú ý theo dõi tiến triển vết loét hàng ngày để xác định những vị trí thương tổn có thể dùng dùng kem dưỡng ẩm. 

Kem dưỡng phù hợp cho vết loét là kem Dizigone Nano Bạc

Dizigone Nano Bạc là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ bào chết Nano bạc siêu phân tử với.các chiết xuất thảo dược tự nhiên như: Chiết xuất lô hội, chiết xuất cúc La Mã và tinh dầu Tràm trà, giúp kháng khuẩn nhanh chóng, ngăn ngừa viêm da, dưỡng ẩm, dịu da, kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo hiệu quả.

hắc lào lâu năm hac-lao-lau-nam15

Bước 4: Băng bó bảo vệ vết loét 

Băng gạc giúp bảo vệ vết loét khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn hay chất bài tiết dính bẩn. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm lực ma sát với quần áo, chăn màn trong quá trình di chuyển, xoay trở tư thế người bệnh. 

tri-vet-loet-cho-nguoi-gia trị vết loét cho người già

Một số lưu ý khi băng vết loét:

  • Sử dụng băng gạc mềm, mỏng, đảm bảo thông khi tốt như băng hydrocolloid.
  • Chỉ băng rất nhẹ, lưu ý không gây đau tức cho người bệnh.
  • Thay băng ít nhất 1 lần/ngày.
  • Nếu băng gạc bị dịch rỉ viêm làm ướt và khô lại gây đau khi gỡ, làm mềm băng gạc bằng nước muối sinh lý trước khi tiến hành thay băng.

Các biện pháp hỗ trợ khác để chăm sóc loét tỳ đè hiệu quả

  • Xoa bóp xung quanh vết loét để cải thiện tuần hoàn khu vực bị tổn thương.
  • Nâng đỡ thể trạng của người bệnh. Bổ sung cho người bệnh đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là đạm, vitamin và các yếu tố vi lượng.
  • Vệ sinh thân thể cho bệnh nhân sạch sẽ, đặc biệt sau quá trình tiểu tiện, đại tiện
  • Giảm áp lực tì đè bằng cách thay đổi tư thế mỗi 2 giờ, nằm đầu cao 30 độ. Có thể sử dụng các loại giường đẩy, ghế đẩy hỗ trợ

2.  Vết loét mức độ 3 và 4

chua-vet-loet-cho-nguoi-liet chữa vết loét cho người liệt

  • Loét da ở mức độ 3 và 4 vẫn cần thực hiện các biện pháp như mức độ 1 và 2. Ngoài ra, vết loét phải được can thiệp ngoại khoa để được chăm sóc an toàn. Việc cắt bỏ tổ chức hoại tử, nhiễm khuẩn được thực hiện ở các cơ sở y tế dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ
  • Ghép da có thể được chỉ định để sử dụng trong trường hợp tổn thương khu trú và nông. Tuy nhiên chỉ áp dụng được trong 30% trường hợp, đòi hỏi kỹ thuật và chi phí điều trị lớn
  • Các phương pháp khác: sử dụng các vạt da cân, vạt da cơ để che phủ các ổ loét rộng. Ưu điểm của phương pháp vạt da cơ là cung cấp lượng lớn tổ chức có nguồn cấp máu nuôi dồi dào, tính chất tổ chức ổn định, giảm.đến mức tối thiểu các biến đổi chức năng ở vùng kế cận.

Các vết loét độ 3, 4 cần nhiều tháng để cải thiện. Việc chăm sóc, vệ sinh vết loét cần được tiến hành thường xuyên mỗi 2-3 tiếng để đạt hiệu quả tối ưu.

loet ty de loét tỳ đè

loét tỳ đè loet-ty-de

Vết loét độ 3-4 phục hồi nhanh chóng sau khi được chăm sóc đúng cách bằng bộ sản phẩm Dizigone 

Xem thêm phản hồi thực tế của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét qua shopee: 

dizigone_mua hàng

>>> Xem bài viết: Cẩm nang điều trị vết loét cho người liệt 

III. Những điều cần tránh khi chăm sóc vết lở loét da

  • Tránh động chạm trực tiếp vào vị trí tổn thương. Vệ sinh tay và dụng cụ chăm sóc trước khi sử dụng cho vết loét
  • Không rắc trực tiếp bột kháng sinh lên vết loét. Việc sử dụng kháng sinh phải được tư vấn bởi bác sĩ
  • Không dùng cao dán đông y, thuốc lá gia truyền chưa rõ nguồn gốc để bôi đắp lên vết loét.
  • Tránh lựa chọn các loại dung dịch sát trùng gây tổn thương cả vùng mô hạt, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương như oxy già hay cồn

5 điều cần làm khi phát hiện vết lở loét da của người bệnh 

  • Đánh giá mức độ tổn thương của vết loét: Vết loét mức độ 1, 2 có thể xử lý tại nhà; vết loét độ 3,4 cần được xem xét can thiệp y tế.
  • Chăm sóc vết loét theo 4 bước cơ bản: Làm sạch sơ bộ => vệ sinh vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn => dưỡng ẩm cho những vùng loét đã khô se => băng vết loét.
  • Loại bỏ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây loét: Xoay trở tư thế thường xuyên để giảm áp lực tỳ đè, kiểm soát bệnh nền bằng thuốc và cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.
  • Nâng cao thể trạng cho người bệnh: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường chất đạm; truyền máu, truyền khoáng chất khi cần thiết.
  • Tránh mắc những sai lầm trong chăm sóc loét: Rắc thuốc bột kháng sinh, dùng cao dán đông y; dùng cồn, oxy già vệ sinh vết loét…

Vết lở loét da sẽ cải thiện nhanh chóng khi người bệnh được chăm sóc đúng theo 5 nguyên tắc trên. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về cách xử lý lở loét da, gọi ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0964619482.

Từ khóa » Da Lở Loét