Cần Làm Gì Khi Cây đu đủ Bị Vàng Lá

Cây đu đủ bị vàng lá là nguyên nhân chính khiến lá cây rụng nhiều và ảnh hưởng đến năng suất vườn đu đủ. Mặc dù đây là giống cây có khả năng sinh trưởng mạnh, thích ứng tốt với nhiều môi trường nhưng cũng có nguy cơ mắc rất nhiều chứng bệnh. Tình trạng vàng và rụng lá do rất nhiều nguyên nhân. Để khắc phục, xử lý vấn đề này rất đơn giản, nếu bà con ghi nhớ kiến thức dưới đây.

Mục lục nội dung

  • 1 Nguyên nhân và cách khắc phục khi cây đu đủ bị vàng lá
  • 2 Các biện pháp phòng trừ cây đu đủ bị vàng lá
  • 3 Cách bón phân đúng kỹ thuật
  • 4 Video hướng dẫn
  • 5 Câu hỏi

Nguyên nhân và cách khắc phục khi cây đu đủ bị vàng lá

đu đủ bị vàng lá

Xem thêm: Kỹ thuật ươm hạt đu đủ

Có nhiều nguyên nhân khiến lá cây bị vàng. Phổ biến nhất là 3 nguyên nhân sau:

– Do cây bị thiếu dinh dưỡng, không đủ dưỡng chất nuôi lá.

– Do bị virus tấn công.

– Do nấm tấn công.

Trong đó, với những cây thiếu dinh dưỡng thì cần cân bằng các nguyên tố vi lượng, bổ sung dưỡng chất cho cây. Cây đu đủ bị vàng lá do virus thì không thể khắc phục được. Bà con chỉ có thể diệt trừ các loại rầy, rệp, sâu bọ hại là môi giới truyền bệnh cho cây. Còn đối với những cây đu đủ bị vàng lá do nấm thì cần xử lý theo các biện pháp sau:

Nên xem: Bệnh thối rễ trên cây ớt, nguyên nhân và cách phòng trị

– Sử dụng các thuốc chứa hoạt chất Zineb, Difenoconazole, Propiconazole, Hexaconazole, Mancozeb, Fosetyl Aluminium, Phosphorous acid, Meta-Laxyl hoặc các chế phẩm có gốc Đồng để phun điều trị bệnh. Hướng dẫn và liều lượng sử dụng nên tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Các biện pháp phòng trừ cây đu đủ bị vàng lá

Ngoài các bước khắc phục tình trạng bệnh ở cây thì bà con cũng nên thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa bệnh vàng lá ở cây đu đủ. Kết hợp cả phòng ngừa và điều trị tốt sẽ giúp cây nhanh phục hồi hơn.

– Dọn dẹp không gian vườn. Loại bỏ những cây đu đủ đã già, cây mọc hoang dại…

– Nhổ cỏ, phát quang các loại cây cỏ dại trong vườn, đặc biệt là từ khi đu đủ còn trong vườn ươm.

– Lựa chọn cây giống khỏe mạnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại chích chút và kháng được nhiều chủng virus.

– Không làm trầy xước, tổn thương thân cây trong suốt quá trình phát triển, tránh virus tấn công vào cây thông qua vết xước.

– Đảm bảo rễ cây luôn được thông thoáng, thoát nước tốt.

– Với những cây bị bệnh quá nặng cần phải nhổ bỏ và tiêu hủy xa để tránh lây lan sang cây khỏe, ngăn chặn bệnh bùng phát thành dịch. Sau khi tiêu hủy phải rắc vôi hoặc tưới thuốc khử trùng đất để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh.

Nên xem: Nguyên nhân và cách khắc phục xoài không ra hoa, xoài ra hoa rụng trái

Cách bón phân đúng kỹ thuật

đu đủ bị vàng lá

Cây đu đủ bị vàng lá cần được điều chỉnh lượng phân đạm thích hợp. Nên cân bằng các nguyên tố vi lượng cho cây bằng cách sử dụng phân bón lá. Đặc biệt nhất là bổ sung phân Lân, Kali để nâng cao đề kháng của rễ cây, tăng khả năng phát triển của rễ và giúp cây phục hồi lại nhanh hơn.

Sau khoảng 2 tuần đến 1 tháng dùng thuốc thì nên bổ sung phân chuồng đã ủ hoai và Trichoderma để ngăn chặn bệnh về lâu dài.

Ngoài ra, bà con kiểm soát chặt mật độ và hoạt động của các loài côn trùng chích hút nhựa cây. Điển hình chú ý đến rệp. Khi cây đu đủ còn ở giai đoạn vườn ươm, cũng nên phòng ngừa sự xuất hiện và tấn công của chúng. Theo dõi cây từ lúc còn non đến khi bắt đầu ra hoa, bởi đây là giai đoạn quan trọng cây cần tập trung dinh dưỡng, dễ mắc bệnh nặng hơn.

Video hướng dẫn

Câu hỏi

50 cây đu đủ, quả to nhưng lá bị vàng hết lá, bên dưới đến chỗ có quả. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Theo như mô tả , TS Nguyễn Thị Nhung cho biết: Nếu cây vàng lá do thiếu dinh dưỡng thì cần bổ sung. Còn nếu vàng lá do vi rút thì bác không khắc phục được, cần quan sát xem có môi giới truyền bệnh trên đó như rầy, rệp thì diệt trừ. Còn vàng lá do nấm thì cần khắc phục như sau:

Nên xem: Trị bệnh xoăn lá ngọn, héo lá già cho cây dưa lê

– Thoát nước thật tốt, không được để ngập úng bộ rễ

– Cây bệnh nặng, cần tiêu hủy nhằm tránh lây lan sang cây chưa bị bệnh, rắc vôi hoặc tưới thuốc khử trùng đất

– Phun một trong các thuốc chứa hoạt chất: ZINEB hoặc PROPICONAZOLE hoặc DIFENOCONAZOLE hoặc HEXACONAZOLE hoặc FOSETYL ALUMINIUM hoặc MANCOZEB hoặc xxxLAXYL hoặc PHOSPHOROUS ACID hoặc các thuốc GỐC ĐỒNG. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo

– Bón thêm phân LÂN, KALI làm tăng khả năng đề kháng của rễ cây đối với bệnh và kích thích cây ra thêm rễ mới, cây phục hồi nhanh hơn

– Sau 20-30 ngày dùng thuốc hóa học thì nên bón PHÂN CHUỒNG HOAI MỤC + chế phẩm TRICHODERMA để hạn chế bệnh lâu dài.

Hợp tác với 3N/VTC16

Rate this post

Từ khóa » đu đủ Bị Thối