Cần Làm Gì Khi Có Dấu Hiệu Bị ép Tim? - VOH
Có thể bạn quan tâm
- Ép tim là gì?
- Vì sao bị ép tim?
- Triệu chứng bị ép tim
- Bị ép tim phải làm sao?
1. Ép tim là gì?
Ép tim là tình trạng tim bị đè nén do có quá nhiều máu hoặc chất dịch tích tụ giữa cơ tim và màng ngoài tim, từ đó tạo áp lực lên tim và ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim. Trong trường hợp không bơm đủ máu có thể dẫn đến suy tim.
Bị ép tim có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh nguy cơ tử vong.
Dịch tích tụ nhiều trong màng tim sẽ gây ép tim (Nguồn: Internet)
2. Vì sao bị ép tim?
Tùy theo loại ép tim mãn tính hãy ép tim cấp tính mà bệnh sẽ có những nguyên nhân khác nhau:
- Ép tim mãn tính: Nguyên nhân có thể do ung thư phổi, ung thư vú, ung thư hạch, suy thận, suy giáp và nhiễm trùng.
- Ép tim cấp: Thường xảy ra do các chấn thương như vết dao đâm, tai nạn giao thông (khi ngực va mạnh vào bánh lái và gây ra tình trạng bóc tách động mạch chủ).
Ngoài ra, chèn ép tim cấp còn do một số nguyên nhân khác như cơ tim bị phá hủy sau cơn nhồi máu cơ tim hoặc những lỗ thủng hình thành trong tim sau những ca phẫu thuật, ví dụ như lắp máy tạo nhịp tim.
3. Triệu chứng bị ép tim
Bệnh ép tim có thể gây ra nhiều triệu chứng, trong đó triệu chứng chính thường xảy ra bao gồm:
- Ép tim khó thở hoặc thở gấp.
- Lo lắng, bồn chồn.
- Đau nhẹ ở cổ, vai, lưng hoặc bụng.
- Đau ngực, có thể nặng hơn khi thở hoặc ho.
- Cảm thấy khó chịu, đôi khi có thể thuyên giảm khi ngồi thẳng lưng hoặc nghiêng về phía trước.
- Ngất xỉu, choáng váng.
- Da nhạt, xám hoặc xanh xao.
- Đánh trống ngực.
- Sưng vùng bụng hoặc các vùng khác.
4. Bị ép tim phải làm sao?
Ép tim là một tình trạng cấp cứu, vì vậy cần tiến hành khẩn trương khi nhận thấy những dấu hiệu bị ép tim. Việc điều trị ép tim cần thực hiện tại bệnh viện.
Nếu ép tim mãn tính, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu bị ép tim do ung thư gây ra, tùy vào dạng ung thư nào mà bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị thích hợp. Nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, các loại thuốc kháng sinh và kháng nấm sẽ được sử dụng.
Điều trị ép tim phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (Nguồn: Internet)
Đối với trường hợp bị ép tim cấp tính, khi tim xuất hiện các triệu chứng, các chất dịch quanh tim phải được lấy đi càng nhanh càng tốt, thông qua thủ thuật chọc màng ngoài tim. Các loại thuốc tăng huyết áp có thể được sử dụng để duy trì sự sống cho bệnh nhân trong quá trình chọc dịch. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu cắt bỏ một phần màng ngoài tim bằng phẫu thuật tạo cửa sổ ngoại tâm mạc. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ là phương án điều trị tạm thời.
Để điều trị hoàn toàn chứng ép tim thì nguyên nhân gây ra nó cũng phải được tìm ra và chữa trị. Ở bệnh nhân bị chèn ép tim cấp tính, có khả năng đe dọa tính mạng, bác sĩ có thể xét nghiệm chất dịch được rút ra từ tim bằng cách khảo sát dưới kính hiển vi để xác định nguyên nhân gây ép tim, từ đó điều trị đúng cách hơn.
Từ khóa » ép Tim Là Gì
-
Chèn ép Tim Cấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Hội Chứng Chèn ép Tim: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Bệnh ép Tim - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Chèn ép Tim - Hello Bacsi
-
Chèn ép Tim - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hồi Sinh Tim Phổi (CPR) ở Người Lớn - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ép Tim Cấp Là Gì? Các Dấu Hiệu Nhận Biết Và điều Trị
-
Hội Chứng Chèn ép Tim | VIAM - Viện Y Học ứng Dụng Việt Nam
-
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG NGOÀI TIM CÓ ÉP TIM
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC
-
Hở Van Tim: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn đang Mắc Bệnh Tim Mạch
-
Câu Hỏi 2: Các Biểu Hiện Cảnh Báo Bệnh Tim Mạch Cần Cấp Cứu Là Gì ...
-
Bạn Cần Biết: Khó Thở, Tim đập Mạnh Là Dấu Hiệu Bệnh Gì | Medlatec