Cần Làm Gì Khi Phát Hiện Hình ảnh U Máu Gan Trên Siêu âm?
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Chẩn đoán hình ảnh
Cần làm gì khi phát hiện hình ảnh u máu gan trên siêu âm? 21/01/2022 - 10:32 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKITrịnh Minh Hương
Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh1900 55 88 92Đặt lịch khámU máu gan là một bệnh lý u lành tính thường gặp và ít xuất hiện các biểu hiện lâm sàng. Thông thường, căn bệnh này chỉ được phát hiện tình cờ qua việc tiến hành siêu âm. Vậy nếu phát hiện hình ảnh u máu gan trên siêu âm thì bạn cần xử trí như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Tổng quan về bệnh u máu gan
U máu gan là một dạng khối u lành tính. U máu có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào, tuy nhiên, gan là vị trí thường xuất hiện tình trạng u máu nhất. U máu gan là một khối u tập trung nhiều mạch máu. Đây là căn bệnh hiếm gặp và thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. U máu ở gan thường được bệnh nhân phát hiện một cách tình cờ thông qua hoạt động khám sức khỏe định kỳ hoặc thăm khám các bệnh khác.
Hiện nay, nguyên nhân gây u máu gan vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Nhiều nghiên cứu cho rằng yếu tố hormone sinh dục nữ có thể góp phần gây nên tình trạng u máu trong gan ở nữ giới. U máu thường xuất hiện ở gan phải và nằm tại vùng dưới bao gan, có kích thước khoảng từ vài mm đến 3 – 4cm. Bệnh nhân thường được phát hiện có một khối u duy nhất với tỷ lệ kích thước nhỏ, tuy nhiên cũng xuất hiện trường hợp người bệnh có nhiều khối u máu hoặc khối u có kích thước lớn.
Hầu hết bệnh nhân u máu gan thường không có triệu chứng đặc hiệu cho đến khi vô tình phát hiện bệnh, đặc biệt là khi khối u máu có kích thước lớn hơn 4cm thì bệnh nhân có thể có những triệu chứng như: bị đau bên phải bụng, buồn nôn và nôn, bị khó tiêu, đầy hơi, ăn không ngon miệng…
2. Một số phương pháp giúp chẩn đoán u máu gan
Khi bệnh nhân u máu gan có xuất hiện các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện một số phương pháp sau nhằm chẩn đoán chính xác bệnh:
– Siêu âm gan: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng siêu âm tần số cao để giúp tái tạo lại hình ảnh gan.
– Chụp cắt lớp vi tính CT: Đây là kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính có sử dụng tia X để ghi lại và xử lý nhằm tạo dựng hình ảnh lát cắt gan.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng sóng vô tuyến và từ trường để giúp tạo lại hình ảnh gan.
– Chụp phóng xạ: Đây là kỹ thuật tái tạo lại hình ảnh gan bằng các chất đồng vị phóng xạ.
Ngoài ra, để chẩn đoán bệnh u máu gan, các bác sĩ còn có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm các phương pháp khác như: Xét nghiệm máu, hoặc sinh thiết gan… tùy vào từng trường hợp đối tượng bệnh nhân cụ thể.
3. U máu gan trên siêu âm và những điều cần biết
3.1. Hình ảnh u máu gan trên siêu âm
Trong số các phương pháp chẩn đoán u máu gan đã được nêu trên, siêu âm gan có vai trò giúp phát hiện và phân loại khối u máu đó là dạng điển hình hay không điển hình. Cụ thể:
– U máu gan dạng điển hình: Đây là dạng u máu gan thường gặp, với kích thước của khối u trung bình là từ 3cm trở xuống. Hình ảnh u máu gan lúc này sẽ hiện lên là khối đồng âm và tăng âm, ranh giới rõ ràng, vùng phía sau tăng âm. Ở vùng trung tâm của tổn thương có thể thấy sự giảm âm hoặc mỏng âm.
– U máu gan dạng không điển hình: Trên hình ảnh siêu âm, u máu gan dạng không điển hình có thể là khối giảm âm, đồng âm hoặc không. Giảm âm xảy ra trong trường hợp bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, khối u máu có thể làm giảm âm so với nhu mô của vùng bên cạnh. Không đồng âm xảy ra trong trường hợp bệnh nhân bị xơ gan, huyết khối gan, chảy máu khối u hoặc khối u hóa lỏng, giả nang. Lúc này hình ảnh u máu gan sẽ là khối lớn, không đồng âm, tăng âm ở vùng ngoại vi, giảm âm hoặc rỗng âm ở vùng trung tâm.
3.2. Phát hiện hình ảnh u máu gan trên siêu âm – Bạn cần làm gì?
Nếu nhận thấy có hình ảnh u máu gan khi tiến hành siêu âm, bạn không nên quá lo lắng bởi đây là khối u lành tính và có thể tiến hành điều trị được. Hiện tại, chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể giúp làm giảm hoặc mất khối u này một cách hoàn toàn. Đối với những trường hợp u máu to hiếm gặp, để giúp phòng ngừa khối u vỡ và chảy máu hoặc chèn ép gây tình trạng đau đớn, lúc này bệnh nhân sẽ được điều trị bằng một trong các phương pháp như: phẫu thuật cắt bỏ một phần khối u máu gan hoặc tiến hành xạ trị để thuyên tắc động mạch giúp nuôi dưỡng khối u,…
Mặc dù, u máu gan là khối u lành tính nhưng nếu có tiền sử mắc các bệnh lý về gan thì bệnh nhân nên tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, tăng khả năng điều trị hiệu quả.
Hiện nay, tại Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI đang triển khai các gói tầm soát sức khỏe để giúp sàng lọc bệnh lý, trong đó có các bệnh về gan. Khi đăng ký các gói khám tầm soát sức khỏe tại TCI, bệnh nhân sẽ được thăm khám trực tiếp với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, trải nghiệm công nghệ y tế hiện đại cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp… Với những ưu điểm vượt trội của mình, TCI tự hào mang đến dịch vụ y tế đẳng cấp cho mỗi người dân. Vì vậy, bạn đừng ngần ngại khi lựa chọn các gói khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: bệnh u máu ganBài viết liên quanU gan có nguy hiểm không và những điều cần biết
U gan là bệnh gì, u gan có nguy hiểm không, u gan có phải là ung thư...
Phân biệt u gan và ung thư gan có khác nhau không?
Gan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, giữ nhiều vai trò trong việc duy trì sự...
Các tổn thương dạng u ở gan và đặc điểm cụ thể
U ở gan là một trong những biểu hiện đầu tiên và phổ biến nhất của ung thư...
Chụp CT và MRI có gì khác nhau?
Khi nào cần chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng?
Cần lưu ý gì trước khi nội soi dạ dày?
Đo chức năng hô hấp có ý nghĩa gì?
Siêu âm tim phát hiện các bệnh lý nào?
Chụp cộng hưởng từ được chỉ định ở trường hợp nào?
Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại mang…Từ A – Z thông tin về máy chụp MRI
Máy chụp MRI hay còn được gọi là máy chụp cộng hưởng từ MRI, là một trong những…Nhóm người cần sớm thực hiện nội soi đại tràng tầm soát ung thư
Các chuyên gia y tế đánh giá ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư phổ biến,…Lưu ý khi thực hiện chụp cắt lớp ổ bụng
Chụp cắt lớp ổ bụng hay còn gọi là chụp CT ổ bụng là kĩ thuật chẩn đoán…Đối tượng nên chụp cộng hưởng từ toàn thân
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới nhất giúp phát hiện các dấu…3 Điều cần biết về phương pháp nội soi phế quản
Nội soi phế quản là một trong những phương pháp quan trọng trong việc giúp hỗ trợ, chẩn…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » đa U Máu Gan
-
U Máu Trong Gan Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
U Máu Gan Có Nguy Hiểm? Lưu ý Khi Uống Thuốc điều Trị | Vinmec
-
Tổng Hợp Những điều Cần Biết Về U Máu Trong Gan
-
U Máu Trong Gan: Dấu Hiệu, Biến Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
U Máu Gan Là Gì? | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
U Máu Trong Gan Có Thực Sự đáng Sợ? - Báo Tuổi Trẻ
-
Chẩn đoán Và điều Trị U Máu Gan - Bệnh Viện Việt Đức
-
U Máu Trong Gan Có Thành Ung Thư Gan? - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
U Mạch Máu Gan Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
U Máu Trong Gan Có Nguy Hiểm Không? | Phòng Khám Bình Minh
-
U Máu Trong Gan Có Thực Sự đáng Sợ?
-
Khối U Gan Lành Tính - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
U Máu Trong Gan Có Nguy Hiểm Không?
-
Tổng Quan Thông Tin Về Bệnh U Máu Gan, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Hiểu đúng Về Bệnh U Máu Trong Gan
-
Phát Hiện U Máu Trong Gan Có đáng Ngại? | Báo Dân Trí