Cần Làm Những Gì để Chẩn đoán Suy Buồng Sớm ở Phụ Nữ?
Có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán suy buồng trứng sớm sẽ giúp phụ nữ sớm phát hiện vô sinh và một số bệnh nguy hiểm khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này. Chẩn đoán suy buồng trứng sớm bao gồm những gì, tác dụng của việc này như thế nào, hãy cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Suy buồng trứng sớm là gì? Các dấu hiệu hay gặp
- 2. Tác dụng của chẩn đoán suy buồng trứng sớm
- 3. Những cách chẩn đoán suy buồng trứng sớm
- 3.1 Chẩn đoán suy buồng trứng sớm dựa vào tiêu chí nào?
- 3.2 Chẩn đoán suy buồng trứng sớm gồm những xét nghiệm gì?
- Xét nghiệm nồng độ FSH
- Xét nghiệm Estradiol
- Xét nghiệm AMH
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ
- 4. Phương pháp phổ biến giúp điều trị suy giảm buồng trứng
- 4.1 Sử dụng thuốc để điều trị suy buồng trứng sớm
- 4.2 Sử dụng hormon thay thế nhằm điều trị suy buồng trứng sớm
1. Suy buồng trứng sớm là gì? Các dấu hiệu hay gặp
Suy buồng trứng sớm là hiện tượng buồng trứng suy giảm thực hiện các chức năng do sự thiếu hụt estrogen ở phụ nữ trước 40 tuổi kéo theo khả năng sinh sản bị giảm.
Các dấu hiệu của suy buồng trứng sớm gần giống với thời kỳ mãn kinh của phụ nữ, bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt: chu kỳ kinh nguyệt bất thường (thiểu kinh hoặc vô kinh), có thể xảy ra sau khi mang thai hoặc sau khi ngừng thuốc tránh thai.
- Hay đổ mồ hôi khi ngủ vào ban đêm, dễ bị kích động, bốc hỏa.
- Âm đạo khô, không thoải mái khi quan hệ, không còn ham muốn tình dục.
- Rối loạn đường tiết niệu: tiểu nhiều lần, tiểu són.
2. Tác dụng của chẩn đoán suy buồng trứng sớm
Hiện tượng suy buồng trứng sớm chính là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh ở nữ giới. Vì vậy, chẩn đoán suy buồng trứng sớm sẽ giúp phụ nữ điều trị vô sinh kịp thời, tránh được các biến chứng và một số bệnh nguy hiểm. Cụ thể:
- Điều trị sớm bệnh vô sinh: khi suy buồng trứng, tế bào trứng của người bệnh sẽ không thể sản sinh và phóng noãn để thụ tinh. Vì vậy, nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì gia tăng tỷ lệ sinh sản của phụ nữ.
- Tăng chức năng nội mô, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp và tắc nghẽn động mạch.
- Hạn chế tình trạng giảm trí nhớ: theo một số nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng nguy cơ mất trí nhớ và suy giảm khả năng nhận thức thường có ở phụ nữ có dấu hiệu suy giảm buồng trứng hoặc đã từng thực hiện cắt buồng trứng.
- Giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh loãng xương, đau nhức cơ thể vì thiếu hụt estrogen
- Ổn định tâm sinh lý: Khi bị suy buồng trứng, phụ nữ hay suy giảm ham muốn tình dục, âm đạo khô, thần kinh bất ổn vì do dễ bị bốc hỏa… Vì vậy phát hiện sớm giúp các chị em điều trị tâm sinh lý, trở lại cảm giác thoải mái khi quan hệ, chất lượng đời sống vợ chồng cũng tăng lên.
3. Những cách chẩn đoán suy buồng trứng sớm
3.1 Chẩn đoán suy buồng trứng sớm dựa vào tiêu chí nào?
Có 3 tiêu chí phổ biến:
- Độ tuổi của phụ nữ: từ lúc dậy thì đến khoảng dưới 40 tuổi.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: được xác định bởi nồng độ FSH, Estradiol và AMH
- Có nồng độ FSH tăng, cao hơn 30 – 40 IU/L, giới hạn nồng độ thay đổi theo từng phòng xét nghiệm.
3.2 Chẩn đoán suy buồng trứng sớm gồm những xét nghiệm gì?
Xét nghiệm nồng độ FSH
FSH (Follicle Stimulating Hormone) là loại hormone kích thích nang trứng phát triển, được tiết ra từ tuyến yên. Xét nghiệm nồng độ FSH là cách xác định thời điểm rụng trứng, đánh giá tình trạng buồng trứng. Từ đó bác sĩ tìm được nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt hay tuyến yên, chẩn đoán suy buồng trứng sớm hay không.
Các giá trị nồng độ FSH tại các thời điểm:
- Giai đoạn tạo thể nang: từ 1,68 -15 lU/L.
- Giai đoạn đỉnh rụng trứng: từ 21,9 – 56,6 lU/L.
- Giai đoạn tạo hoàng thể: từ 0,61 -16,3 lU/L.
- Giai đoạn tiền mãn kinh: từ 14,2 – 5,3 IU/L.
Việc xét nghiệm nồng độ FSH thường vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu lớn hơn 10-15 IU/mL thì khả năng thụ thai sẽ giảm sút.
Xét nghiệm Estradiol
Estradiol đóng vai trò quan trọng giúp các cơ quan sinh dục nữ phát triển, bao gồm: vú, âm đạo, tử cung và ống dẫn trứng. Xét nghiệm Estradiol là phương pháp đo nồng độ hormone estrogen trong máu (một loại hormone được sản xuất từ buồng trứng, vú và tuyến thượng thận). Các giá trị nồng độ estradiol ở nữ theo chu kỳ kinh nguyệt là:
- Chu kì pha nang noãn: 46 – 407 pmol/l
- Chu kì rụng trứng: 315 – 1828 pmol/l
- Chu kì pha hoàng thể: 161 – 774 pmol/l
- Chu kì tiền mãn kinh: 18.4 – 201 pmol/l
Khi mắc tình trạng suy buồng trứng sớm, estrogen không được sản xuất đồng nghĩa việc nồng độ estradiol cũng sẽ giảm xuống mức rất thấp. Vì vậy, xét nghiệm estradiol sẽ đánh giá tình trạng suy giảm chức năng của buồng trứng ở phụ nữ.
Xét nghiệm AMH
Xét nghiệm AMH (Anti-mullerian Hormone) là xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán suy buồng trứng sớm. Chỉ số AMH cho biết khả năng dự trữ của buồng trứng, từ đó chẩn đoán khả năng sinh sản của phụ nữ. Thông thường, ở phụ nữ dưới 40, nồng độ AMH từ 2,2 đến 6,8 ng/mL. Nếu phụ nữ mắc suy buồng trứng thì nồng độ AMH sẽ thấp hơn chỉ số này. Cụ thể:
- AMH < 0,5 ng/mL: khả năng mang thai cực kì khó khăn vì lượng trứng dự trữ ít
- AMH từ 1,0 – 1,5 ng/mL: Dấu hiệu buồng trứng suy yếu tuy nhiên vẫn có khả năng mang thai
Nồng độ AMH cố định, không thay đổi theo chu kỳ kinh nên có thể xét nghiệm vào bất kỳ ngày nào mà không phụ thuộc vào ngày của chu kỳ kinh như xét nghiệm FSH.
Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ
Bên cạnh hai phương pháp trên, xét nghiệm nhiễm sắc đồ cũng được bác sĩ sử dụng để xác định nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm. Thông thường, ở tế bào sinh dưỡng, có 46 NST được chia làm 23 cặp trong đó có 22 cặp thường và cặp số 23 là NST giới tính (nam là XY và nữ là XX).
Xét nghiệm NST đồ tìm ra sự bất thường trong số lượng và cấu trúc của NST. Với phụ nữ bị suy buồng trứng sớm thì chỉ có một NST X ở cặp số 23 chứ không phải hai NST X như bình thường.
4. Phương pháp phổ biến giúp điều trị suy giảm buồng trứng
Hiện nay có hai phương pháp phổ biến giúp phục hồi chức năng hoạt động của buồng trứng.
4.1 Sử dụng thuốc để điều trị suy buồng trứng sớm
Thuốc là phương pháp điều trị được bác sĩ khuyến khích khi chẩn đoán suy buồng trứng sớm ở phụ nữ vì mang lại sự an toàn và hiệu quả. Những loại thuốc nhằm kích thích rụng trứng, phục hồi chức năng buồng trứng được sử dụng phổ biến như là: diamixung, idiphone, clomiphene phối hợp với HCG,…
Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được bác sĩ kê đơn, không được tự ý sử dụng hoặc sử dụng sai chỉ định gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
4.2 Sử dụng hormon thay thế nhằm điều trị suy buồng trứng sớm
Sử dụng hormon thay thế hay nói đơn giản hơn là tăng cường hàm lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ là phương pháp điều trị suy buồng trứng. Lượng estrogen được bổ sung sẽ giúp buồng trứng cân bằng nội tiết tố với nồng độ FSH của tuyến yên, kích thích trứng rụng và phóng noãn.
Ngoài ra, phương pháp này nhằm giảm bớt các triệu chứng của suy buồng trứng: rối loạn vận mạch, rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề về da, tâm trạng, thể chất mệt mỏi… và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm liên quan và bị chẩn đoán suy buồng trứng sớm, hai phương pháp này sẽ được từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc tình trạng của bệnh nhân để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Trên đây là những cần làm khi chẩn đoán suy buồng trứng sớm ở phụ nữ. Hiểu rõ về vấn đề này sẽ phụ nữ giảm thiểu nguy cơ vô sinh và một số bệnh nghiêm trọng khác; đồng thời có các biện pháp điều trị thích hợp nếu mắc bệnh.
Từ khóa » Chẩn đoán Suy Buồng Trứng Sớm
-
Cần Làm Những Xét Nghiệm Gì để Chẩn đoán Suy Buồng Trứng?
-
Suy Giảm Buồng Trứng Nguyên Phát - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Có Bao Nhiêu Phương Pháp Xét Nghiệm Suy Buồng Trứng?
-
Cập Nhật Chẩn đoán Và Xử Trí Suy Buồng Trứng Sớm – 2015
-
Suy Buồng Trứng Sớm - Các Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
4 Cách Xét Nghiệm Suy Buồng Trứng Sớm Chính Xác Nhất! - Bệnh Trĩ
-
Suy Buồng Trứng Sớm
-
️ Suy Buồng Trứng Sớm Là Gì? - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Suy Buồng Trứng Sớm ở Phụ Nữ - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Suy Buồng Trứng Sớm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Thông Tin Y Học Cộng đồng - HỘI CHỨNG SUY BUỒNG TRỨNG SỚM
-
Nguyên Nhân Suy Buồng Trứng Sớm? Điều Trị Thế Nào để Có Con?
-
Cần Làm Những Xét Nghiệm Gì để Chẩn đoán Suy Buồng Trứng?
-
Bệnh Suy Buồng Trứng Sớm: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị