Cần Lưu ý Về Hiện Tượng Sốc Nhiệt ở Trẻ Trong Mùa Hè - Tuổi Trẻ ...
Có thể bạn quan tâm
Sốc nhiệt là hiện tượng thường xảy ra khi cơ thể trẻ nhỏ bị quá nóng và không thể tự hạ nhiệt do nhiều yếu tố. Trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt nhạy cảm và rất dễ bị sốc nhiệt (dân gian hay gọi là cảm nắng/cảm nóng) nếu ở quá lâu trong môi trường không khí quá nóng hoặc do mặc quá nhiều quần áo.
Những dấu hiện ban đầu cho thấy trẻ nhỏ có thể bị sốc nhiệt bao gồm: trẻ hay khát nước hơn bình thường, mệt mỏi hơn, da trẻ trở nên ẩm và lạnh (do bị mất nước nhanh vì cơ thể quá nóng). Với các trẻ lớn hơn (thường từ trên 8 tháng) có thể sẽ không chịu ngồi im, quấy khóc vì khó chịu do tê chân.
Các bậc cha mẹ cần phải cực kỳ để ý nếu đo được thân nhiệt trẻ trên 39,4 độ C nhưng cơ thể lại không đổ mồ hôi chút nào, da trẻ nóng và ửng đỏ bất thường, nhịp tim đập nhanh, phản ứng bồn chồn, trẻ đau đầu, chóng mặt (thường biểu hiện là nôn trớ), thở dốc, lơ mơ (không phản ứng khi gọi tên chẳng hạn) và nặng hơn là bị ngất lịm.
Nếu phán đoán trẻ bị sốc nhiệt, các bậc cha mẹ cần giúp trẻ hạ nhiệt càng nhanh càng tốt bằng cách cho trẻ vào chỗ râm mát - lý tưởng nhất là phòng có quạt mát, không được đưa trẻ vào phòng điều hòa lạnh ngay để tránh bị hạ nhiệt đột ngột cũng gây nguy hiểm. Tiếp đó, hãy cởi quần áo của trẻ ra từ từ từng lớp một nhưng không nên cho trẻ uống nước liền.
Còn nếu trẻ chỉ đơn giản là khó chịu vì quá nóng thì các bậc cha mẹ cho trẻ vào phòng điều hòa, cởi bớt quần áo cho trẻ hạ nhiệt từ từ.
Cho trẻ bú mẹ hay bú bình càng nhiều càng tốt để bù điện giải (nếu trẻ dưới 4 tháng) hoặc cho trẻ uống 1 chút nước lọc (nếu trẻ trên 4 tháng).
Nếu không có điều hòa, cha mẹ cũng có thể tắm cho trẻ để giúp trẻ làm mát cơ thể, và tốt nhất là nên giữ trẻ trong nhà cho tới khi trẻ ổn định trở lại.
Mùa hè, các bậc cha mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nếu trẻ đang bú sữa thì có thể tăng cữ.
Còn trẻ lớn thì nên cung cấp thêm nhiều nước, nhớ là sử dụng nước không có gas và ít đường. Đồ uống có gas và nhiều đường chỉ khiến cơ thể bị thoát nhiệt nhiều hơn và trẻ càng thấy nóng hơn mà thôi.
Các bậc cha mẹ cũng không nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời quá 2 tiếng nếu nhiệt độ trên 36 độ C. Các hoạt động ngoài trời tốt nhất chỉ nên diễn ra trước 10 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều, còn nếu nhiệt độ trên 38 độ C thì tốt nhất là ở trong nhà.
Từ khóa » Sốc Nhiệt ở Trẻ Em
-
Những điều Cần Lưu ý Về Hiện Tượng Sốc Nhiệt ở Trẻ Trong Mùa Hè
-
Trẻ Bị Sốc Nhiệt Mùa Nắng Nóng, Ba Mẹ Cần Làm Gì? | TCI Hospital
-
Xử Trí Khi Trẻ Bị Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng - VnExpress Sức Khỏe
-
Sốc Nhiệt ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Cơ Gây Tử Vong
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Trẻ Bị Sốc Nhiệt Và Cách Xử Lý Giúp Trẻ Vượt Qua ...
-
Cách Phòng Tránh Sốc Nhiệt Cho Trẻ Khi Trời Nắng Nóng - Báo Tuổi Trẻ
-
Biện Pháp Sơ Cứu Nếu Trẻ Bị Sốc Nhiệt Do Bị Bỏ Quên Trong ô Tô
-
Cẩn Thận Với Tình Trạng Sốc Nhiệt ở Trẻ Em Trong Mùa Hè, Phải Làm Gì ...
-
Sốt ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Sốt, Nhiệt độ Nào Là An Toàn? | Vinmec
-
Cách Phòng Tránh Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng | Vinmec
-
Các Bệnh Liên Quan đến Nhiệt ở Trẻ Em
-
Tránh Sốc Nhiệt ở Trẻ Em Bằng Nước Uống Và Trái Cây
-
THỜI TIẾT NẮNG NÓNG, ĐỀ PHÒNG SỐC NHIỆT Ở TRẺ
-
Trẻ Bị Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng: Sơ Cứu Và Phòng Tránh Thế Nào?
-
Bosai Q&A (39) Cách Phòng Tránh Sốc Nhiệt? Bạn Cần Làm Gì Khi Bị ...
-
Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng - Coi Chừng đột Tử - Medinet
-
Những điều Cần Chú ý Khi Cho Trẻ Sơ Sinh Nằm điều Hòa
-
Hạ Thân Nhiệt ở Trẻ Sơ Sinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cách Phòng Tránh Sốc Nhiệt Cho Trẻ Khi Trời Nắng Nóng