Cân Nhắc Kỹ Khi Chọn Học Ngành Y - KIEMTRUONG.VN
Có thể bạn quan tâm
Trong giờ thực tập (Nguồn: Internet)
Nhiều người quan niệm ngành y là nghề danh giá, được nhiều người trọng, dễ kiếm tiền và sướng lắm (?!).
Làm nghề y có sướng, có dễ làm giàu?
Vâng, nghề bác sĩ nói riêng và nghề y nói chung là nghề cực kỳ quan trọng, “nhạy cảm” vì liên quan đến tính mạng con người. Nếu người làm nghề này không đức, kém tài đều để lại tai họa nghiêm trọng. Đối với nhiều ngành nghề khác nếu phạm sai lầm có thể còn có cơ hội sửa chữa, khắc phục hậu quả, nhưng với nghề y thì không có cơ hội nào, thậm chí giết người hàng loạt... Nói như vậy cũng đủ thấy nghề này rất đặc thù, cực kỳ quan trọng đến mức nào. Thực tế làm nghề y có sướng, có dễ làm giàu như nhiều người nghĩ? Nghĩ vậy là đúng nhưng chưa đủ và chưa chính xác.
Sướng vì sao? Vì làm nghề này có thể cứu giúp được nhiều người, thậm chí góp phần giúp người được “sinh ra lần nữa”. Quá sướng!
Dễ giàu vì sao? Ở đời ai mà không mắc bệnh, không uống thuốc? Do vậy với y - bác sĩ giỏi, bệnh nhân sẽ tự tìm đến, sẵn sàng chi tiền mà không hề trả giá, chỉ mong khỏi bệnh! Có những bác sĩ thu nhập tiền trăm triệu hằng tháng (thu nhập chính đáng). Vậy không dễ giàu mới lạ!
Tuy nhiên, đó là bề ngoài của sự hào nhoáng nghề nghiệp mà thôi! Xin khẳng định nếu nói làm nghề y mà sướng theo cách nghĩ thông thường là sai lầm. Làm nghề này áp lực rất kinh khủng! Bác sĩ phải đối mặt hằng ngày với sự sống và cái chết; cường độ làm việc cực kỳ căng thẳng, trực đêm, trực ngày lễ tết; môi trường làm việc phải tiếp xúc với mầm bệnh nguy hại của đủ loại bệnh; tiếp xúc với đủ dạng tính cách bệnh nhân; đối mặt với rủi ro nghề nghiệp luôn thường trực và có người rơi vào vòng lao lý. Vậy chắc là không sướng rồi!
Còn giàu? Thực tế không ít người làm nghề y, có cả bác sĩ hoàn cảnh cũng khó khăn lắm! Nhiều bác sĩ mới ra trường không có chỗ làm việc. Bác sĩ ở các bệnh viện tuyến tỉnh với môi trường làm việc kém năng động, tìm cách chạy vào bệnh viện tư hoặc đến các thành phố lớn để mưu sinh... rất vất vả! Không ít bác sĩ phải bỏ nghề do không chịu nổi áp lực hoặc những khó khăn ban đầu (làm không lương). Như vậy để có thu nhập cao, bác sĩ phải nỗ lực rất nhiều để tự nâng cao tay nghề và không loại trừ yếu tố may mắn trong sự nghiệp. Vậy làm bác sĩ cũng không dễ giàu rồi!
“Muốn chữa bệnh được, sau 6 năm học đại học y khoa, bác sĩ mới ra trường chưa làm được gì. Phải có thời gian học việc ít nhất 2 năm, bác sĩ tân khoa mới dám “thò bút” ghi toa những bệnh thông thường”.
Đừng để phải trả giá đắt cho tương lai chính mình
Muốn chữa bệnh được, sau 6 năm học đại học y khoa, bác sĩ mới ra trường chưa làm được gì. Phải có thời gian học việc ít nhất 2 năm, bác sĩ tân khoa mới dám “thò bút” ghi toa những bệnh thông thường. Hoặc phải học sau đại học thêm vài năm nữa mới có thể khám chữa bệnh được. Học nhiều vậy nhưng lương bác sĩ cũng như bao nghề khác thôi!
Đó mới nói chủ yếu là bác sĩ, trong khi nghề y có rất nhiều vị trí khác: bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, dược sĩ, trình dược, kỹ thuật phục hình răng, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên hình ảnh y khoa, vật lý trị liệu, kỹ thuật xét nghiệm, khúc xạ nhãn khoa, y tế công cộng, dinh dưỡng, y học dự phòng... Mỗi vị trí công việc đều có những khó khăn, đặc thù riêng và không kém vất vả.
Vậy mà có rất nhiều phụ huynh luôn kỳ vọng, mong muốn, đặt ra mục tiêu, định hướng và thậm chí ép con mình phải học y, phải làm bác sĩ. Nhiều học sinh sợ máu, sợ môi trường bệnh viện, tính cách hoàn toàn không phù hợp với nghề y... vẫn bị ép vào trường y. Đã có không ít bạn trẻ cắn răng chịu đựng làm theo và phải trả giá rất đắt cho tương lai chính mình. Điều kỳ lạ hơn, thậm chí có nhiều phụ huynh, sức học của con họ chỉ thuộc loại khá (thi chỉ mức 18-20 điểm) cũng cố “săn lùng, nhờ vả” khắp nơi để tìm cách cho con được học ngành y (?!). Có những học sinh bị cha mẹ ép học, luyện thi ngày đêm cố vào trường y cho bằng được, nhưng sau đó tiếp tục “bơi” rất khổ sở... Thực tế ở các trường y danh tiếng, số sinh viên bị buộc thôi học do học không nổi hằng năm rất nhiều. Có những bạn học điều dưỡng mà khi đi thực tập, trực đêm lại... ngất xỉu liên tục.
Thực tế hiện nay có nhiều trường tự đào tạo ngành y nhưng chất lượng vẫn còn đang là dấu hỏi lớn. Thậm chí có những bệnh viện tìm cách từ chối khéo khi một số trường tư muốn gửi sinh viên đến thực tập.
Mong phụ huynh và đặc biệt là các bạn trẻ cần cân nhắc kỹ khi chọn học nghề làm “từ mẫu”!
Theo THS.BSCKI Ngô Thị Hoa (Phòng khám chuyên khoa nhi TP Tam Kỳ, Quảng Nam) trên CNTS của báo Tuổi Trẻ
Từ khóa » Học Ngành Y Có Vất Vả Không
-
Học Y Có Khổ Không? Giải đáp Từ Chính Những Bác Sĩ Tương Lai
-
Có Nên Học Ngành Y Khoa? - Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
-
Những Vất Vả Ngành Y Không Ai Thấu Hiểu
-
Sự Vất Vả Của Sinh Viên Y Khoa - VnExpress
-
Sinh Viên Ngành Y: Chôn Vùi Chục Năm Thanh Xuân Theo đuổi Một ...
-
Ngành Y Khoa Không Dành Cho Tất Cả Mọi Người
-
Gửi Các Chàng Trai, Cô Gái Theo đuổi Ngành Y... - Ohay TV
-
NHỮNG ĐIỀU MÀ SINH VIÊN NGÀNH Y CẦN CHUẨN BỊ TÂM LÝ
-
Giải Mã Câu Hỏi Có Nên Học Ngành Y Từ Chính Các Bác Sĩ Tương Lai
-
Ngành Y Những Nỗi Vất Vả Mấy Ai Thấu | AUM Việt Nam
-
NGÀNH Y - "ĐỨA CON GHẺ" CỦA XÃ HỘI? - EHIS-SONG ÂN
-
Những điều Bạn Nên Biết Khi Chọn Học Ngành Y
-
Tuyển Dụng Ngành Y Gặp Khó Khăn
-
Hấu Học Y "kể Khổ" Về Ngành Y: "Áp Lực Thời Gian, áp Lực đồng Trang ...