Cần Nhận Biết Sự Khác Nhau Giữa Việc Lập Vi Bằng Và Hoạt động ...
Có thể bạn quan tâm
Người dân cần hiểu rõ việc lập vi bằng và hoạt động công chứng để đảm bảo quyền lợi. |
Vai trò quan trọng của việc lập vi bằng
Theo chị Đặng Thị Minh Hạnh – Trưởng Văn phòng Thừa phát lại quận Nam Từ Liêm, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của khách hàng; vi bằng là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
Tại điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục lập vi bằng Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Còn tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 08, Chính phủ quy định vi bằng được lập bằng tiếng Việt, gồm các nội dung sau: Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại cùng họ, tên của Thừa phát lại - người lập vi bằng; Địa điểm, thời gian lập vi bằng; Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng hoặc người khác nếu có;
Nội dung của vi bằng: Hành vi, sự kiện có thật được ghi lại và nội dung cụ thể của hành vi, sự kiện này; Lời cam đoan về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng của Thừa phát lại; Chữ ký của Thừa phát lại, dấu của Văn phòng thừa phát lại cùng chữ ký/điểm chỉ của người yêu cầu…
Trong văn bản vi bằng, nếu có từ hai trang trở lên thì phải đánh số thứ tự cho từng trang, có từ hai tờ trở lên thì phải đóng giáp lai. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh.
Đặc biệt, vi bằng phải được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập cũng như Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.
Vi bằng có thay thế được văn bản công chứng không?
Vi bằng và văn bản công chứng là hai loại văn bản khác nhau về cả bản chất và giá trị pháp lý. Tuy nhiên, hiện nay, có khá nhiều người nhầm lẫn hai loại giấy tờ này và thậm chí, nhiều người còn xem hai loại giấy tờ, tài liệu này là một.
Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại có những nét, những đặc điểm giống với hoạt động công chứng của công chứng viên kể cả về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng.
Nếu công chứng là việc công chứng viên thay mặt Nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của các văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại Văn phòng công chứng. Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại là lập các chứng thư (vi bằng) về những sự kiện, hành vi xảy ra ở mọi nơi mà ít bị khống chế về mặt không gian và thời gian.
Đồng thời, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP khẳng định: Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Như vậy, vi bằng không phải văn bản công chứng, không thay thế văn bản công chứng. Đây là hai loại giấy tờ độc lập, khác nhau, có nhiệm vụ và công dụng hoàn toàn khác nhau.
Chị Đặng Thị Minh Hạnh cho biết: “Trước khi tiến hành lập vi bằng, hừa phát lại phải có trách nhiệm giải thích về giá trị pháp lý của vi bằng. hính vì vậy khi người dân đã hiểu nên các sự kiện hành vi đã được Thừa phát lại ghi nhận bằng vi bằng hầu hết các bên đều nghiêm túc thực hiện theo các thỏa thuận, đó cũng là đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho mỗi bên tham gia…”.
Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Vi Bằng Và Công Chứng
-
Vi Bằng Và Văn Bản Công Chứng Có Giống Nhau Không?
-
Phân Biệt Văn Bản Công Chứng Và Vi Bằng - Thư Viện Pháp Luật
-
Phân Biệt Vi Bằng Và Văn Bản Công Chứng - LuatVietnam
-
So Sánh Vi Bằng Và Công Chứng? - Luật Hoàng Phi
-
Phân Biệt Công Chứng, Chứng Thực Và Lập Vi Bằng - Phan Law Vietnam
-
So Sánh Vi Bằng Và Văn Bản Công Chứng | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi ...
-
Sự Khác Nhau Giữa Vi Bằng Và Văn Bản Công Chứng - LẬP VI BẰNG
-
Vi Bằng Là Gì? Phân Biệt Giữa Vi Bằng Và Văn Bản Công Chứng?
-
Vi Bằng Và Công Chứng Khác Nhau Thế Nào? - Luật Hồng Thái
-
Phân Biệt Vi Bằng Và Văn Bản Công Chứng
-
Phân Biệt Vi Bằng Và Văn Bản Công Chứng - Văn Phòng Thừa Phát Lại
-
Điểm Khác Nhau Giữa Văn Bản Công Chứng Và Vi Bằng
-
Phân Biệt Công Chứng, Chứng Thực Và Lập Vi Bằng
-
Sự Khác Nhau Giữa Vi Bằng Và Văn Bản Công Chứng