Cần Phát Hiện Sớm Dị Dạng Hậu Môn Trực Tràng ở Trẻ Em
Có thể bạn quan tâm
Đây là một trong những dị tật bẩm sinh khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đây là dị tật có thể dễ dàng phát hiện và cần được phát hiện, điều trị sớm ngay từ khi trẻ mới sinh, giúp làm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng về sau.
Bé trai không thể đi đại tiện do hẹp hậu môn
Bệnh nhi 9 tháng tuổi ở Nghệ An bụng trướng, hậu môn chỉ có 1 lỗ nhỏ. Người nhà cho biết, 3 tháng đầu sau sinh, bé đi đại tiện bình thường. Đến tháng thứ 4, bé tập ăn dặm thì đại tiện khó khăn hơn, phân khuôn nhỏ như sợi bún, bố mẹ tưởng con bị táo bón... Gia đình đưa bé đi khám, các bác sĩ kiểm tra dạ dày bé thấy có dấu hiệu trướng, hậu môn chỉ có 1 lỗ nhỏ ở trung tâm. Siêu âm bụng, chụp Xquang, cộng hưởng từ (MRI) thấy trực tràng và một phần đại tràng sigma giãn to do chất thải không được đẩy ra hết. Bác sĩ chẩn đoán bé bị hẹp hậu môn, chỉ định phẫu thuật tạo hình hậu môn. Đây là một trong nhiều trường hợp được gia đình phát hiện nhưng ở giai đoạn sau khi sinh. Hầu hết trường hợp được điều trị phẫu thuật để mở lỗ hậu môn bị tắc. Tùy thuộc các yếu tố như mức độ, tình trạng, vị trí và nguyên nhân hẹp của hậu môn, bác sĩ phẫu thuật sẽ chọn phương pháp phù hợp.
Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh của con, nếu có dấu hiệu bất thường như táo bón, trướng bụng, ói mửa, đại tiện khó khăn..., cần đưa bé đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để được điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình hậu môn Y-V cho bệnh nhi.
Cần phát hiện càng sớm càng tốt
Ở thời kỳ bào thai (dưới tuần thứ 8), trong quá trình hình thành các cơ quan, ruột sau (trực tràng) và niệu nang (bàng quang) thông nhau trong một khoang gọi là ổ nhớp, phía dưới được bịt kín bằng màng ổ nhớp. Sau đó, màng ổ nhớp tiêu đi để hình thành phân biệt đường tiêu hóa - sinh dục - tiết niệu thông với bên ngoài, vách tiết niệu - trực tràng hình thành phát triển xuống dưới phân chia trực tràng ra khối đường tiết niệu - sinh dục. Nếu quá trình phân chia này xảy ra bất thường ở một giai đoạn nào đó sẽ gây dị dạng hậu môn trực tràng. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến: Nôn trào ngược vào đường hô hấp: gây tử vong đột ngột, nhiễm trùng đường hô hấp. Tắc ruột, vỡ ruột. Giãn đại tràng thứ phát...
Cách phát hiện
Biểu hiện ở trẻ sơ sinh có dị dạng hậu môn trực tràng là thường trẻ sẽ bị đẻ non, thiếu cân, mất nước, dị tật, phối hợp... Đa số biểu hiện hội chứng tắc ruột sau sinh như nôn, bụng trướng căng, không đi cầu phân su. Một số ít vẫn ỉa phân su (qua lỗ dò, hẹp hậu môn).
Kiểm tra kỹ vùng hậu môn sẽ thấy có thể có các khả năng sau:
Trường hợp không có lỗ hậu môn: Có vết tích hậu môn như: Lúm da sẫm màu nâu, vị trí bình thường hoặc bất thường. Khi trẻ khóc phồng lên hoặc không. Sờ ngón tay mềm hoặc chắc. Khi kích thích gây đau chỗ vết tích hậu môn, nếu có cơ thắt thì co rúm lại. Có trường hợp lỗ rò ra ngoài bên cạnh vết tích hậu môn...Trường hợp có phân su ra không, phân su ra qua các lỗ tự nhiên: niệu đạo (nam) hay âm đạo (nữ). Trường hợp có lỗ hậu môn: Có phân su ra không... hoặc đại tiện khó khăn... Sau khi thực hiện các bước thăm khám trên, chúng ta có thể biết được trẻ sơ sinh có bị dị dạng hậu môn trực tràng hay không để đưa cháu đến cơ sở y tế.
Tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ thăm khám và làm thêm các cận lâm sàng như: chụp Xquang. Đây là một kỹ thuật quan trọng để tìm túi cùng trực tràng và quyết định vấn đề điều trị cho trẻ.
Có điều trị khỏi?
Hầu hết các trường hợp đều được điều trị phẫu thuật. Tùy thuộc vào mức độ hẹp của hậu môn, bác sĩ phẫu thuật sẽ chọn một trong số các phương pháp như:
Hậu môn bịt kín, không có lỗ rò: Mổ cấp cứu.
Hậu môn bịt kín, có lỗ rò: Có thể trì hoãn một thời gian, nong lỗ rò trong khi chờ mổ...
Nếu hẹp hậu môn hay hẹp hậu môn trực tràng, bác sĩ sẽ nong và không có kết quả sẽ can thiệp ngoại khoa. Các phương pháp mổ có thể áp dụng đối với dị tật cao và trung gian: mổ hai thì hoặc ba thì, đầu tiên sẽ được mổ tạm thời làm hậu môn nhân tạo, sau đó 6 tháng sẽ được mổ hạ bóng trực tràng và đóng hậu môn nhân tạo.
Dị tật thấp: Thường mổ một thì tạo hình hậu môn đường tầng sinh môn.
Một số tình huống đặc biệt như teo trực tràng: Giải phóng 2 đầu trực tràng nối tận - tận hoặc hẹp hậu môn trực tràng sẽ được nong hoặc mổ cắt đoạn hẹp nối trực tràng với bóng hậu môn.
Từ khóa » Hậu Môn Bình Thường Của Trẻ Sơ Sinh
-
Dị Tật Hậu Môn Trực Tràng ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Nong Hậu Môn Cho Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Tổng Quan Về Tình Trạng Rò Hậu Môn ở Trẻ Sơ Sinh | Medlatec
-
Bệnh Rò Hậu Môn ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không?
-
Hậu Môn Trẻ Sơ Sinh Bị đỏ - Cảnh Báo Bệnh Apxe Hậu Môn - Bệnh Trĩ
-
Chỉ Mặt Gọi Tên 9+ Dấu Hiệu Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Cho Mẹ
-
Cảnh Giác Với Căn Bệnh Rò Hậu Môn ở Trẻ Sơ Sinh - Hello Bacsi
-
Dị Tật Hậu Môn Trực Tràng ở Trẻ Sơ Sinh - Viện Công Nghệ DNA
-
Táo Bón ở Trẻ Em - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Rò Hậu Môn ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách điều Trị
-
KHÔNG HẬU MÔN - BV Xanh Pôn
-
Teo Hậu Môn - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hẹp Hậu Môn-Bệnh Lý Với Những Dấu Hiệu Quen Thuộc Mà Phụ ...