Cần Sa, Ma Túy đá, Heroin: Bạn đã Thực Sự Hiểu Hết - YouMed

Nội dung bài viết

  • 1. Cần sa
  • 2. Ma túy đá
  • 3. Heroin

Từ trước tới nay, chúng ta thường xuyên nghe cụm từ “ma túy” để chỉ những chất như heroin, cocain,.. Tuy nhiên, ý nghĩa của ma túy rông hơn như vây. Nó dùng để chỉ các chất có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương. Chúng có tác dụng giảm đau, gây cảm giác hưng phấn, êm diu, ảo giác,… Khi dùng nhiều lần sẽ đưa đến tình trạng nghiện.

Ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần có nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp hoạc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và hành vi do có sự biến đổi chức năng của não.

1. Cần sa

1.1 Cần sa là gì?

>> Bạn đã nghe rất nhiều về các cụm từ cần sa, ma túy đá, heroin. Vậy rốt cuộc chúng là gì và tại sao lại gây nghiện? Tìm hiểu nhanh thông qua video sau đây!

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khỏe tâm thần, tải ngay ứng dụng YouMed.

Có lẽ chúng ta không còn lạ gì chất này. Cần sa là từ để chỉ chung lá, thân, hạt, và hoa của cây gai dầu/cây cần sa. Nó là một loại cây mọc trong tự nhiên. Cần sa còn được gọi bằng các tên gọi khác như Cỏ, Tài mà, Bồ đà…

Chất hướng thần chính trong cần sa là delta-9-tetrahydrocannabinol (viết tắt là THC). Do nó kích thích phần não phản ứng với khoái cảm, giống như thức ăn và tình dục dẫn đến giải phóng một chất được gọi là dopamine. Nó mang lại cho người sử dụng cảm giác hưng phấn, thư thái, dễ chịu.

cần sa

1.2 Các dạng chiết xuất của cần sa

Cần sa có 3 dạng chính: Marijuana, Hash hay Hashish và dạng Dầu.

  • Marijuana gồm lá và hoa khô của cây cần sa (Cannabis). Trong ba dạng cần sa, Marijuana chứa ít chất THC nhất nên kém tác dụng nhất.
can sa
Marijuana
  • Hashish hay Hash là  thường được gọi là “băm”, là một sản phẩm cần sa tạo từ các tuyến nhựa cuống và được nén lại thành cục. Nó thường được gọi là “băm”.  Hash thường được trộn với thuốc lá để hút, nhưng cũng có thể bỏ vào đồ ăn để ăn. Loại này mạnh hơn marijuana.
Hash hây còn gọi là "băm"
Hash hây còn gọi là “băm”
  • Dầu là chất đặc được chế tiết từ Hash, là loại mạnh nhất. Dầu thường được bôi trên đầu điếu thuốc hay trên giấy điếu thuốc lá để hút.
Dạng tinh dầu cần sa
Dạng tinh dầu là mạnh nhất.

1.3 Những nguy cơ và lợi ích của việc sử dụng cần sa

1.3.1 Những lợi ích của cần sa về mặt y tế đang được nghiên cứu

Cần sa có chứa các thành phần hoạt động được gọi là cannabinoids. Hai chất tetrahydrocannabinol (THC) và cannabidiol (CBD) là các thành phần của một loại thuốc theo toa được gọi là Sativex. Thuốc này được sử dụng để làm giảm cơn đau co thắt cơ trong bệnh đa xơ cứng.

Một loại thuốc chứa cannabinoid (CBD) khác, được gọi là Nabilone. Đang được nghiên cứu giảm bệnh ở những người đang điều trị ung thư. Các thử nghiệm đang được tiến hành để kiểm tra các loại thuốc dựa trên cần sa đối với các tình trạng khác bao gồm đau do ung thư, bệnh tăng nhãn áp, mất cảm giác ngon miệng ở người nhiễm HIV hoặc AIDS và bệnh động kinh ở trẻ em. Hiện vẫn chưa thể kết luận rằng liệu các phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không.

Chính vì hiện nay người ta phát hiện ra lợi ích của cần sa, nên một số nước đã cho phép sử dụng cần sa hợp pháp. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì cần sa vẫn là một chất bị cấm hoàn toàn dưới mọi hình thức. Nếu vi phạm sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước.

1.3.2 Những tác động xấu của việc sử dụng cần sa

Việc sử dụng cần sa có thể mang lại sự “hạnh phúc” nhất thời, hưng phấn và dễ chịu. Nhưng đánh đổi lại thì cần sa để lại rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe và cuộc sống của bạn.

  • Cần sa và bệnh lý tâm thần

Sử dụng cần sa thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần chẳng hạn như tâm thần phân liệt. Bạn có thể bị ảo giác (nhìn thấy những thứ không thực sự ở đó) và hoang tưởng (tin vào những điều không thực sự đúng). Nguy cơ mắc bệnh tâm thần của bạn cao hơn nếu:bạn bắt đầu sử dụng cần sa từ tuổi vị thành niên, hút thuốc loại mạnh hơn, dùng thường xuyên và dùng trong một thời gian dài.

>> Xem thêm: Cocain, thuốc lắc, LSD: bạn đã thực sự hiểu hết về chúng?

Nếu gia đình có tiền căn bị tâm thần phân liệt thì khả năng bị của bạn lại càng cao. Cần sa cũng làm tăng nguy cơ tái phát ở những người đã bị tâm thần phân liệt. Nó có thể làm cho các triệu chứng loạn thần trở nên tồi tệ hơn.

Sử dụng cần sa làm tăng nguy cơ mắc tâm thần phân liệt
Sử dụng cần sa làm tăng nguy cơ mắc tâm thần phân liệt.
  • Cần sa có thể gây hại cho phổi

Những người hút cần sa thường xuyên có nhiều khả năng bị viêm phế quản (nơi niêm mạc phổi của bạn bị kích thích và viêm). Giống như khói thuốc lá, khói cần sa có chứa các hóa chất gây ung thư. Nếu trộn cần sa với thuốc lá để hút thuốc. Nó sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi liên quan đến thuốc lá. Chẳng hạn như ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

  • Những tác động xấu khác

– Tăng khả năng tai nạn giao thông nếu bạn lái xe trong khi sử dụng cần sa.

Đây là một lý do tại sao lái xe khi dùng ma túy, hay đồ uống có cồn là bất hợp pháp.

– Cần sa có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nghiên cứu trên động vật cho thấy cần sa có thể gây ảnh hưởng vào việc sản xuất tinh trùng ở nam và rụng trứng ở nữ.

– Nếu bạn đang mang thai, cần sa có thể gây hại cho thai nhi.

Nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng cần sa thường xuyên trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của em bé.Thường xuyên hút cần sa với thuốc lá làm tăng nguy cơ em bé sinh ra nhỏ hoặc sinh non.

– Cần sa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Nếu hút thường xuyên trong thời gian dài, sẽ tăng nguy cơ phát triển những tình trạng này. Nghiên cứu cho thấy là khói cần sa làm tăng nguy cơ chứ không phải các thành phần hoạt động trong cần sa.

1.4 Cần sa có gây nghiện không?

Câu trả lời là có. Cần sa thực sự gây nghiện. Rất nhiều người nghĩ rằng sử dụng cần sa không gây nghiện như sử dụng heroin nên không cần lo lắng. Vì nó không gây những cảm giác “vật vã” khi lên cơn thèm thuốc như heroin. Nhưng hiện nay, định nghĩa “nghiện” đã mở rộng. Ngoài cảm giác nghiện về mặt thể lí (bứt rứt, vật vã đói thuốc) thì nghiện về mặt tâm lý đó là cảm giác “thèm”, khao khát dùng thứ đó cũng được gọi là nghiện. Và thực sự rằng cần sa mang lại cảm giác nghiện về tâm lí. Chính vì cảm giác “thèm” này sẽ làm bạn dần lệ thuộc và cuộc sống bị hủy hoại bởi cần sa.

cần sa
Cần sa gây nghiện.

2. Ma túy đá

2.1 Ma túy đá là gì?

Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp. Nó có chứa chất metamphetamine (meth) và amphetamine (amph). Nó được phối trộn phức tạp từ nguyên liệu tự nhiên và các hóa chất khác nhau. “Ma túy đá” là một chất nhân tạo, xuất hiện dưới dạng bột, màu trắng, có vị đắng. Ở Việt Nam, “ma túy đá” thường xuất hiện dưới dạng viên màu trắng hoặc dạng tinh thể – trông giống như pha lê (lý do người dùng gọi chất này là “đá”).

ma túy đá
Vì có dạng giống viên đá nên được gọi là ma túy đá.

Thành phần chính của ma túy đá là metamphetamine. Tác dụng gây kích thíc. Nó mang lại tác dụng làm thay đổi tâm trạng, tăng cảm giác vui vẻ, tăng năng lượng, và khiến người dùng tỉnh táo, tập trung hơn.

Sự hưng phấn, sung mãn, tự tin của những người sử dụng loại ma túy này khiến họ có thể làm những điều họ không dám như: chạy xe điên cuồng, tự rạch, cào, cắn vào chính cơ thể mình, quan hệ tình dục tập thể, nhảy nhót, la hét. Và thực tế đã có nhiều vụ án chấn động do hung thủ sử dụng ma túy đá… Nó cũng được dùng trong thuốc giảm cân, do meth kích thích người sử dụng hoạt động với tần suất cao nhưng lại không làm họ thèm ăn hay không buồn ngủ sau đó 3-4 ngày liền, hoặc lâu hơn. Do đó, đây là loại ma túy bị lạm dụng khá nhiều.

2.2 Các dạng ma túy đá

“Ma túy đá” có thể có các dạng viên, hít, hút hoặc tiêm chích.

  • Hít:

Hít là hình thức sử dụng khá phổ biến ở một số nơi trên thế giới. Methamphetamine thường được nghiền thành bột và hít qua đường mũi qua ống hút (người dùng thường cuốn tiền, giấy thành ống hút). 

hít ma túy

  • Hút:

Methamphetamine ở dạng tinh thể, trong suốt, thường được hút qua tẩu hoặc cóng bằng cách đốt nóng để tinh thể trở thành khói. Người dùng hít lượng khói này và chất ma túy sẽ thẩm thấu vào máu thông qua phổi.

hút ma túy

  • Tiêm chích:

Methamphetamine có thể được tiêm chích trực tiếp vào mạch máu, tuy nhiên methamphetamine cần được hòa tan vào nước cất trước khi tiêm chích. Dùng qua hình thức này mang lại tác động mạnh mẽ, tức thời (sau 5 – 10 giây). Cảm giác phê, sướng có thể kéo dài từ 12 – 24 giờ.

ma túy chích

2.3 Tác động của “ma túy đá” lên não bộ

Cách thức hoạt động của “ma túy đá” cũng giống như các chất kích thích khác. Nó làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh, nhất là norepinephrine và dopamine ở não được giải phóng một cách nhanh chóng, tạo ra cảm giác phê, phấn khích, tăng năng lượng…

Methamphetamine làm não giải phóng ra rất nhiều dopamine, vắt kiệt nguồn cung chất dẫn truyền thần kinh này, nên khi tác dụng của methamphetamine không còn, não bộ không còn giải phóng ra dopamine khi thực hiện các hoạt động bình thường, và điều này có thể dẫn tới trầm cảm. Giảm khả năng nhận thức, học tập, vận động, suy giảm trí nhớ. Gây ảo giác, hoang tưởng, hành vi bạo lực. Nguy cơ trầm cảm, lo âu.

tổn thương não người nghiện ma túy đá
Ma túy đá sẽ “ứng” trước các chất dẫn truyền thần kinh. Dần đần, sẽ làm cạn kiệt chẫn dẫn truyền ở não.

2.4 Ma túy đá có gây nghiện không?

Câu trả lời vẫn là CÓ. Cũng giống như cần sa, ma túy đá gây nghiện về mặt tâm lý. Cảm giác thèm thuồng, khát khao sử dụng được nó dẫn đến sự lệ thuộc. Không những thế, loại ma túy này còn có độ dung nạp. Tức là càng ngày người sử dụng càng phải tăng liều lên mới đáp ứng nổi cơn ” thèm”. Chứ không có chuyện chỉ sử dụng mãi một liều. Và hệ lụy là nó bào mòn tâm trí và cơ thể người dùng.

ngáo đá
Thực tế, có nhiều vụ án nghiêm trọng đã xảy ra do người dùng bị ” ngáo đá”.

3. Heroin

3.1 Heroin là gì?

Heroin, bạch phiến, hay còn được gọi tắt là nàng tiên trắng. Nó là một loại thuốc thuộc nhóm opioid được sử dụng phổ biến nhất gây tác dụng hưng phấn. Được chiết xuất từ nhựa của cây anh túc. Heroin thuộc nhóm các chất dạng thuốc phiện. Chất này có tính chất hóa học tương tự như morphine nội sinh mà cơ thể tự sản sinh ra để làm giảm đau. Giống như các loại ma túy khác, nó kích hoạt hệ thống thưởng trong não, khiến người dùng cảm thấy “phê sướng”. Trong trường hợp bị quá liều, có thể ngừng thở, và thậm chí có thể tử vong.

cây anh túc
Heroin được sản xuất từ cây anh túc.

3.2 Các dạng sử dụng của Heroin

Cũng giống như amphetamin, Heroin thường được sử dụng theo đường tiêm chích, hút, hoặc hít.

HIV
Đường chích làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

3.3 Heroin tác động như thế nào lên con người

Heroin là một chất vừa gây nghiện về mặt thể lý và cả về mặt tâm lý. Đó là lí do vì sao bạn có thể thấy một người lên cơn “đói thuốc” có biểu hiện rất dữ dội. Có thể có cảm giác như kiến bò khắp nhười, đau cơ và xương, các cơn nóng, lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, vấn đề về giấc ngủ, bồn chồn, khó kiểm soát hành vi, thèm khát heroin mãnh liệt,…

nghien
Cơn “đói thuốc” ăn mòn bản thân một con người.
  • Những tác động ngắn hạn

Đằng sau những tác động “phê pha” của heroin, thì sau khi sử dụng có thể gặp các phản ứng như: da đỏ ửng, khô miệng và cảm giác nặng nề ở tứ chi. Buồn nôn, nôn và ngứa dữ dội. Sau những tác động ban đầu, người dùng thường sẽ buồn ngủ trong vài giờ, tim chậm lại và hơi thở cũng bị chậm lại nghiêm trọng, đôi có thể đe dọa tính mạng. Thở chậm cũng có thể dẫn đến hôn mê và tổn thương não vĩnh viễn.

ma tuy
Heroin có thể mang lại cái chết lập tức.
  • Những tác động lâu dài

Sử dụng heroin nhiều lần làm thay đổi cấu trúc vật lý và sinh lý của não, tạo ra sự mất cân bằng lâu dài trong hệ thống thần kinh và nội tiết tố không dễ dàng đảo ngược. Các nghiên cứu đã cho thấy sự suy giảm chất trắng của não do sử dụng heroin, có thể ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định, khả năng điều chỉnh hành vi và phản ứng với các tình huống căng thẳng.

Các thụ cảm thể chất dạng thuốc phiện ngoài nằm trong não, cuống não, dọc theo tủy sống thì còn có ở trong phổi và ruột. Do đó, sử dụng heroin có thể dẫn đến nhiều vấn đề về thể chất liên quan đến hô hấp và các chức năng cơ bản khác, trong đó một số vấn đề có thể rất nghiêm trọng.

nghiện ma túy
Heroin “bào mòn” không chỉ não bộ mà cả con người bạn.

3.4 Heroin có gây nghiện không?

Chắc chắn là . Và như đã nói ở trên, nó gây nghiện cả về thể lý lẫn tâm lý. Nó cũng có tính dung nạp, tức là càng ngày bạn càng phải sử dụng liều tăng dần mới có thể đạt được cảm giác “phê”.

Ma túy là một hiểm họa của đất nước. Ma tuý còn gây tổn hại nghiêm trọng về mặt kinh tế của gia đình và bản thân. Tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, người nghiện luôn có xu hưởng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế. Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè.

Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma tuý của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người, miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. Nhận thức đúng đắn về tác hại của ma túy, tăng cường biện pháp giáo dục về ma túy trong học đương cũng như đối với toàn dân là một điều rất quan trọng.

>> Xem thêm bài viết liên quan:

Bóng cười nguy hiểm như thế nào?

Bóng cười: Bạn đã hiểu đúng về chất kích thích dạng hít này?

Giảm thời gian chờ đợi bằng 4 nền tảng đặt lịch khám online

Từ khóa » Tác Hại Của Hê Rô In