Cẩn Thận Bệnh Viêm Tai Giữa Sau Khi Mắc COVID-19
Có thể bạn quan tâm
Cẩn thận bệnh viêm tai giữa sau khi mắc COVID-19
24/03/2022 09:39:00
Theo ThS BS. Văn Thị Hải Hà - Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TPHCM), viêm tai giữa không chỉ xảy ra sau khi mắc COVID-19 (hậu COVID-19) mà còn là dấu chứng để gợi ý người bệnh có thể đang mắc COVID-19, thường là giai đoạn 3 - 4 ngày kể từ khi mắc COVID-19. Một số người bệnh không hề biết mình mắc COVID-19, khi đến khám chỉ với triệu chứng đau tai. Lúc lấy dịch ở tai đi xét nghiệm thì dương tính với vi-rút SARS-CoV-2. Điều này không hề lạ, trên thế giới cũng có những công bố kết quả tử thiết trên người bệnh qua đời vì COVID-19 khi được làm xét nghiệm PCR dịch tai giữa và xương chũm thấy có sự hiện diện của vi-rút SARS-CoV-2. Như vậy, vi-rút gây bệnh COVID-19 xâm nhập làm viêm cấp tính đường hô hấp trên. Từ đó sẽ theo đường thông từ mũi vào làm viêm vòi nhĩ và xâm nhập vào tai giữa. Mắc COVID-19 chẳng những khiến ta có nguy cơ bị viêm tai giữa cấp tính mà còn làm tái phát và thêm trầm trọng với những người đã điều trị viêm tai giữa trước đó. Ngoài ra, vì lý do e ngại dịch bệnh, nhiều trường hợp bị viêm tai giữa không tái khám, điều trị dứt điểm nên đã góp phần đẩy bệnh diễn tiến nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Mới đây, bác sĩ Văn Thị Hải Hà đã phẫu thuật cho một trường hợp bị viêm tai giữa bị biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân là bà P.T.D., 50 tuổi, ngụ TP. Vũng Tàu. Trước đó, bà D. đã điều trị viêm tai giữa ổn định nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên không tái khám định kỳ. Người bệnh bị tái phát nặng trở lại sau một đợt viêm mũi - họng cấp. Khi tới BBV ĐHYD TPHCM thì tình trạng của bà đã rất nặng nề, biến chứng liệt mặt (dây thần kinh số 7 bị tổn thương), viêm gây hủy xương chũm, dịch mủ tai còn ăn lên gây viêm màng não, cơ thái dương của người bệnh cũng bị hủy. Viêm tai giữa tái đi tái lại đã gây thủng màng nhĩ của người bệnh. Các biểu bì ở bờ rìa lỗ thủng của màng nhĩ thay vì hướng ra bên ngoài thì lại phát triển ngược vào trong. Chính điều này đã khiến cho ráy tai của người bệnh không tự đẩy ra ngoài mà lại đủn ngược khiến tình trạng ứ dịch, bít tắc thêm trầm trọng. Với trường hợp này, các bác sĩ phải mổ hở, mở rộng vị trí tổn thương thì mới có thể làm sạch được hết các mô hoại tử. Sau ca mổ, người bệnh hết đau đầu, đau tai, được dùng kháng sinh phổ rộng trong hai tuần. Tuy nhiên, với những ca viêm tai giữa bị biến chứng nặng như trên sẽ phải tuân thủ tái khám định kỳ và cần được hướng dẫn theo dõi cũng như chăm sóc đặc biệt. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỊ VIÊM TAI GIỮA Hiện nay, mỗi ngày Phòng khám Tai Mũi Họng BV ĐHYD TPHCM khám từ 300 - 400 ca. Trong số các người bệnh bị viêm tai giữa tới khám thì 10% bị biến chứng xơ xẹp nhĩ, thanh dịch, thủng màng nhĩ và viêm xương chũm. Bác sĩ Văn Thị Hải Hà cảnh báo các đối tượng dễ bị viêm tai giữa trở nặng gây biến chứng là người già, người bệnh đái tháo đường, người bị suy giảm miễn dịch. Viêm tai giữa nếu phát hiện sớm chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc nhưng khi chậm trễ sẽ phải chụp MRI tai - sọ - não để đánh giá mức độ tổn thương và can thiệp bằng phẫu thuật. Các dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa là đau tai, ù tai, tai chảy dịch. Nguồn: Báo Phụ nữ TPHCM
Các tin đã đăng
- F0 có được uống nước cam, cà phê?(24/03/2022)
- Quản lý cân nặng ở người bệnh đái tháo đường và rối loạn mỡ máu(24/03/2022)
- Tại sao đã khỏi Covid-19 vẫn còn ho kéo dài?(24/03/2022)
- Nhiều người bệnh tổn thương mắt sau dịch COVID-19(24/03/2022)
- Có khi nào F0 không triệu chứng rồi hết bệnh mà không biết?(24/03/2022)
- Con nhiễm COVID-19 xong thì học bài không được bác sĩ ơi!(24/03/2022)
E-Brochure Bệnh viện
Video quá trình phát triển bệnh viện
Videos chuyên đềFanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược
Bệnh viện Đại học Y Dược
Tin đọc nhiều nhất
Các Web liên kết
- Website Đại học Y Dược TP.HCM
- Website TTHL Phẫu thuật nội soi
- Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
- Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
- Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
- Lịch mổ
- Lịch khám bệnh
- Hội bệnh Parkinson
- Khoa da liễu - Thẩm mỹ da
- Khoa Tạo hình thẩm mỹ
Thông tin từ báo chí
Loading ...Góc tri ân
Loading ...Thư viện ảnh
×Modal Header
Some text in the modal.
ĐóngTừ khóa » đau Tai Trái Khi Bị Covid
-
Viêm Tai Giữa Cấp Trong Hậu Covid-19
-
Ù Tai, Nghe Kém Sau Mắc COVID-19: Làm Sao để Xử Trí Và Khắc Phục
-
Bị ù Tai, Nghe Kém Sau Mắc COVID-19, Cần Làm Gì?
-
Những Triệu Chứng Tai Mũi Họng Thường Gặp Khi Khỏi Covid-19
-
[PDF] Bệnh Vi-rút Corona (COVID-19) - MyHealth Alberta
-
Cách đây 14 Ngày Em Bị ù Tai, Nghẹt Mũi, Ho Có ... - Giải đáp Tư Vấn
-
[PDF] COVID–19: XÁC ĐỊNH CÁC TRIỆU CHỨNG
-
Đau Tai Có Phải Là Dấu Hiệu Của COVID-19 Không? - VOV
-
Đau đầu Hậu Covid: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Đau Họng Covid Như Thế Nào - Cách Phân Biệt Với Các Dạng đau ...
-
Cách Phân Biệt Cảm Lạnh, Cảm Cúm Và Viêm Phổi Do Virus Corona
-
Biến Chứng Thần Kinh Hậu COVID-19: Các Chứng Bệnh Cần Nắm Bắt ...
-
Hậu COVID: Đối Phó Với đau Vai Gáy Và Lưng
-
Viêm Hạch Cổ Do Covid-19 - Một Triệu Chứng Hiếm Gặp
-
Nuốt Nước Bọt đau Họng Và Tai Bên Trái Là Bệnh Gì? Biện Pháp Giảm ...
-
Virus SARS-CoV-2 Có Thể Tấn Công Tai Trong Của Bệnh Nhân
-
Nhận Diện Viêm Họng Với Covid 19