Cẩn Thận Với Các Triệu Chứng Bệnh Viêm Sụn Vành Tai

1. Viêm sụn vành tai là gì?

Tai người có cấu tạo gồm ba phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong đó, vành tai (hay còn gọi là loa tai) là một phần thuộc tai ngoài, hình cong, không bằng phẳng mà lỗi lõm, có chức năng thu nhận các âm thanh từ bên ngoài.

Cấu trúc của vành tai được tạo thành bởi sụn, lớp da bao phủ bên ngoài, dây chằng và cơ, ở phần dưới của vành tai chỉ có da và mỡ, được gọi là dái tai. Bởi có cấu tạo như vậy nên vành tai có độ dẻo dai và đàn hồi. Tuy nhiên, do thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh nên đây cũng là bộ phận dễ bị nhiễm trùng.

Vành tai rất dễ bị tổn thương và nhiễm trùng

Vành tai rất dễ bị tổn thương và nhiễm trùng

Khi các mô bao quanh và nuôi dưỡng vành tai bị nhiễm trùng sẽ gây ra bệnh lý gọi là viêm sụn vành tai. Về mặt bản chất, sụn tai được nuôi dưỡng bởi các màng sụn (là các mô mềm tiếp giáp với sụn) chứ không có nguồn cung cấp máu và dinh dưỡng như các bộ phận khác trong cơ thể nên nếu màng sụn bị tổn hại sẽ gây nguy hiểm cho sụn.

2. Các triệu chứng viêm sụn vành tai thường gặp

Viêm sụn vành tai thường do một số vi khuẩn tụ cầu, yếm khí hay liên cầu gây ra với những triệu chứng rất phổ biến và dễ nhận thấy như:

  • Ở vùng vành tai bị viêm, có cảm giác khó chịu, có thể là ngứa, đau nhẹ hoặc rát.

  • Khi bệnh nặng hơn, các cảm giác này cũng tăng theo, lúc này, sờ tai thấy nóng, đỏ và bị sưng.

  • Có thể hơi sốt nhẹ.

  • Chỗ vành tai viêm có thể hình thành mủ.

Đặc biệt, khi bệnh tiến triển nặng, sẽ gây ra một số triệu chứng nguy hiểm như:

  • Vành tai bị đau dữ dội.

  • Vành tai bị sưng tấy, căng mọng lên và có mủ ở trong.

  • Nếu vô tình chạm vào hoặc ấn nhẹ sẽ cảm giác rất đau đớn.

  • Khiến toàn thân sốt và mệt mỏi.

Viêm sụn vành tai gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh

Viêm sụn vành tai gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh

3. Nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh

Đây là một loại nhiễm trùng thứ phát với nguy cơ gây bệnh đôi khi ẩn chứa trong những hoạt động rất bình thường, quen thuộc trong đời sống hàng ngày

  • Khi bị viêm tai giữa, đặc biệt là viêm có chảy mủ có thể khiến cho vi khuẩn thâm nhập vào cả vùng vành tai bên ngoài và gây viêm.

  • Vùng tai ngoài hoặc lớp mô bảo vệ bên ngoài sụn tai bị viêm cũng gây ra viêm sụn.

  • Do chấn thương gặp phải trong sinh hoạt hoặc trong các hoạt động thể dục, thể thao.

  • Việc xỏ lỗ tai, bấm khuyên không đảm bảo vệ sinh hoặc do cơ địa dị ứng với một số chất liệu làm khuyên tai cũng có thể gây viêm.

  • Do tai nói chung, vành tai nói riêng không được vệ sinh đúng cách, thậm chí thói quen hay sờ, vuốt tai cũng có thể khiến cho vi khuẩn thâm nhập.

  • Khi vành tai bị côn trùng cắn, đốt, vi khuẩn có thể tấn công và gây viêm qua vết thương đó.

  • Thời tiết quá lạnh hoặc quá nắng cũng có thể khiến tai bị rát đỏ, đau nhức.

Sở thích bấm lỗ tai nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh

Sở thích bấm lỗ tai nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh

4. Một số cách phòng ngừa hiệu quả

Viêm sụn vành tai là một bệnh lý không quá nguy hiểm song gây khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, nó có thể gây ra một số biến chứng như: dẫn đến hoại tử tai, nguy cơ giảm thính lực hoặc viêm tai giữa hay có thể khiến tai bị biến dạng.

Chính vì vậy, cần thực hiện một số biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh như:

  • Hạn chế xỏ nhiều khuyên tai, nếu thực hiện phải đảm bảo vệ sinh, an toàn. Khi lỗ tai có dấu hiệu ngứa hoặc sưng khi đeo khuyên, cần tháo ngay, sát khuẩn và vệ sinh sạch sẽ.

  • Nâng cao ý thức bảo vệ đặc biệt là khi chơi thể thao, tránh va chạm, hạn chế sờ mó vào tai và luôn che chắn cho tai khi đi ra ngoài, đặc biệt là trong những điều kiện gió mưa, rét hay chuyển mùa.

  • Không sử dụng tai nghe trong thời gian quá dài hoặc đội mũ bảo hiểm quá chật khiến cho tai bị chèn ép .

  • Cùng với khuôn mặt, nên giữ vệ sinh, rửa tai sạch sẽ, nếu xuất hiện mụn ở tai, hạn chế sờ nắn mà để mụn tự chín rồi vỡ.

  • Bảo vệ tai khỏi nguy cơ bị côn trùng cắn, đốt.

  • Tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt cho cơ thể nói chung, hạn chế dầu mỡ, các chất kích thích.

5. Điều trị viêm sụn vành tai đảm bảo hiệu quả và an toàn

Khi vành tai có dấu hiệu ngứa, sưng đỏ hoặc đau nhức, bạn nên sớm đi thăm khám, kiểm tra. Căn cứ vào tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp.

Thông thường, nếu vành tai bị sưng đau nhưng chưa bị dịch mủ thì việc dùng kháng sinh và chống viêm sẽ phát huy hiệu quả. Khi đã có dịch mủ, cùng với uống thuốc, có thể bác sĩ sẽ phải chọc hút và ép mủ ra ngoài. Nếu bệnh nặng, đã tạo thành ổ áp xe, việc trích rạch, nạo phần bị viêm là điều khó tránh khỏi.

Khi có nhu cầu khám, chữa bệnh viêm sụn vành tai cũng như các bệnh lý liên quan đến tai, bạn có thể đến chuyên khoa Tai - Mũi - Họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Nội soi tai tại MEDLATEC giúp chẩn đoán, phát hiện nhiều bệnh lý về tai

Nội soi tai tại MEDLATEC giúp chẩn đoán, phát hiện nhiều bệnh lý về tai

Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng của Bệnh viện có đầy đủ năng lực để điều trị các bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp ở những cơ quan này.

Đặc biệt, việc cập nhật đầy đủ các thiết bị chuyên dụng và kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu trong điều trị luôn được chú trọng nhằm đảm bảo hiệu quả, khiến khách hàng thực sự thoải mái, tin tưởng.

Hệ thống cơ sở vật chất của chuyên khoa có thể kể đến như máy nội soi tai mũi họng bằng ống mềm vừa tránh sự khó chịu cho khách hàng vừa giúp phát hiện những bất thường ngay từ sớm. Các loại máy chẩn đoán hình ảnh: máy chụp X-quang, CT-scanner, phòng xét nghiệm tiêu chuẩn thế giới sẽ mang lại kết quả nhanh chóng, chuẩn xác.

Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu bài bản, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách trong khám và trị bệnh.

Có thể nói viêm sụn vành tai có thể không gây ra sự đe dọa đến tính mạng và nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, tất cả việc điều trị đều cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi có nhu cầu đặt lịch khám hay tìm hiểu thêm thông tin hướng dẫn liên quan đến việc chẩn đoán, điều trị hoặc các dịch vụ y tế, quý khách vui lòng gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56.

Từ khóa » Hinh Lỗ Tai