CẦN THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI?
Có thể bạn quan tâm
CẦN THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI?
Trương Hồng Quang – Bộ Tư pháp
Bình đẳng giới là vấn đề không còn quá mới mẻ trên thế giới cũng như tại ViệtNam. Quan điểm về bình đẳng giới dường như đã được thống nhất về nội dung và hình thức và trong thực tế, mọi xã hội chỉ còn xem xét là đấu tranh bình đẳng giới được đến đâu, mức độ cao hay thấp. Bởi vậy, sự thể hiện của quan niệm về bình đẳng giới tại ViệtNamcũng không nằm ngoài những xu hướng chung. Điều này được thể hiện ở một số quy định sau đây:
– Ở tầm hiến định, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) ghi nhận: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 50) và “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật….” (Điều 63).
– Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp, theo đó ghi nhận mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình (Điều 4); Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (khoản 3, Điều 5); Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới (Điều 6): (1) Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; (2) Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới; (3) Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới; (4) Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới; (5) Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật; (6) Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
Từ những quy định trên cho thấy hoạt động bình đẳng giới hướng đến mục tiêu tạo sự ngang bằng giữa nam và nữ về mọi mặt, trong đó tạo một số điều kiện để tạo điều kiện cho nữ giới được phát huy khả năng của bản thân. Theo tôi, quan niệm này đúng nhưng dường như chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được xu hướng phát triển về giới hiện nay. Như vậy, mặc dù thuật ngữ gender (giới tính) là khái niệm rộng nhưng hiện tại chỉ mới được hiểu ở mức độ biological sex/gender (giới tính sinh học) mà chưa có sự ghi nhận bình đẳng với cả những xu hướng tính dục, bản dạng giới khác nữa. Tôi cho rằng nên thay đổi quan niệm về bình đẳng giới theo hướng: không chỉ tạo sự công bằng giữa nam và nữ mà còn phải tạo sự công bằng ngay chính trong mỗi giới nam hoặc nữ. Điều này xuất phát từ một số cơ sở sau đây:
Thứ nhất, không thể phủ nhận quan niệm bình đẳng giới là bình đẳng giữa nam và nữ rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, ngay trong chính giới nam hoặc nữ lại có những bất bình đẳng nhất định mà pháp luật Việt Nam còn đang bỏ ngỏ. Ví dụ, với một người đàn ông dị tính và một người đàn ông đồng tính thực sự còn khác nhau rất nhiều ở sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Hiến pháp và pháp luật không tỏ rõ thái độ thừa nhận hay cấm hiện tượng đồng tính và cũng không ghi nhận nguyên tắc cấm sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối xử đối với các vấn đề về xu hướng tính dục, bản dạng giới. Như vậy, chưa tính đến các quyền khác như quyền kết hôn, quyền thừa kế, cho nhận con nuôi,… thì chỉ ở riêng khía cạnh không phân biệt đối xử ngay trong cùng một giới đã có sự khác nhau rõ rệt. Nếu không đề cập đến việc cấm phân biệt đối xử đối với ngay trong cùng một giới liệu có công bằng? liệu có cơ sở để bảo vệ những đối tượng thiểu số trong xã hội vốn rất cần sự bảo hộ của Nhà nước? Có lẽ, nếu không ghi nhận điều này thì pháp luật sẽ ít nhiều mất đi giá trị xã hội vốn có của nó. Vì vậy, bình đẳng giới cần đề cập đến sự bình đẳng ngay trong một giới. Điều này càng khẳng định một điều: đồng tính không phải là giới tính khác, mà chỉ khác ở xu hướng tính dục.
Thứ hai, khi nhìn ra thế giới sẽ cho thấy sự nhầm lẫn trong quan niệm của pháp luật ViệtNamvề bình đẳng giới. Đúng là các nước có đề cập nhiều đến bình đẳng giới, nhưng phạm vi của bình đẳng giới thể hiện ở nhiều khía cạnh. Trong đó, khía cạnh quan trọng nhất là bình đẳng giữa nam và nữ. Bên cạnh đó, các nước tiến bộ thường có sự ghi nhận về bình đẳng giữa các xu hướng tính dục, bản dạng giới (ví dụ như cấm sự kỳ thị đồng tính), nghĩa là hướng đến sự bình đẳng ngay trong cùng một giới. Như vậy, quan niệm về bình đẳng giới phải rộng hơn, không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ. Các nước cũng thể hiện rõ thái độ đối với bình đẳng về xu hướng tính dục, ví dụ như có nước cấm sự kỳ thị nhưng có nước cũng cấm hiện tượng đồng tính (44 quốc gia trên thế giới), cấm tuyên truyền về đồng tính (ví dụ như Thành phố Xanhpetecbua của Nga), xem đồng tính là tội phạm hình sự (ví dụ như ở Sudan, Yemen,…). Việc ghi nhận nguyên tắc cấm sự kỳ thị về xu hướng tính dục là điều hoàn toàn phù hợp với xu hướng nhân quyền hiện nay. Chính điều đó sẽ làm toàn diện cho quan niệm về bình đẳng giới hơn nữa. Tại ViệtNam, bản thân Hiến pháp cũng chỉ đề cập đến quan hệ bình đẳng nam nữ nhưng Luật bình đẳng giới năm 2006 (một đạo luật về bình đẳng giới) cũng chỉ nói về mối quan hệ giữa nam và nữ. Liệu đã đến lúc xem xét lại quan niệm này?
Trong thời gian gần đây, các quốc gia trên thế giới và tổ chức Liên hợp quốc liên tục ghi nhận nguyên tắc mọi người đều có quyền bình đẳng bất kể thiên hướng tình dục như thế nào (tháng 6/2011), chống hình sự hóa đồng tính, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng của cộng đồng LGBT (tháng 3/2012), xem vấn đề quyền của LGBT là một trong những thách thức của nhân quyền hiện đại (Ngoại trưởng Hoa Kỳ),… Những động thái đó cho thấy, đã đến lúc cần có sự đổi mới quan niệm về bình đẳng giới. Cũng có thể đưa nguyên tắc chống sự kỳ thị về xu hướng tính dục vào phần bảo vệ quyền bình đẳng của nhóm các đối tượng thiểu số trong xã hội nhưng có lẽ, để toàn diện và góp phần khẳng định tính đúng đắn về xu hướng tính dục thì nên lồng ghép vào quan niệm bình đẳng giới. Nhiệm vụ này, phải được Hiến pháp ghi nhận trước tiên, sau đó mới đến các đạo Luật cụ thể hóa.
Cũng có ý kiến sẽ cho rằng dường như quan niệm mà tôi đề xuất có lẽ hơi mở rộng vì bản thân Hiến pháp đã ghi nhận mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, nếu ai có suy nghĩ như thế cũng nên xem lại. Bản thân bình đẳng giới là một trong những vấn đề cực kì quan trọng nên cho dù đã ghi nhận nguyên tắc nêu tại Điều 50 của Hiến pháp hiện hành thì cũng vẫn phải chi tiết hóa, cụ thể hóa hơn trong Hiến pháp. Vì vậy, chúng ta đã có Điều 63 về bình đẳng nam nữ như hiện nay. Từ đó, không có lý gì cản trở việc hoàn thiện quan niệm về bình đẳng giới cả. Hơn nữa, dưới góc độ tâm lý xã hội, cũng có thể có người sẽ cho rằng nếu đưa vấn đề bình đẳng trong cùng một giới thì dễ gây ra tâm lý bị tổn thương cho bản thân những người đồng tính. Tuy nhiên, tôi cho rằng điều đó chỉ xảy ra khi đồng tính là một giới tính khác biệt, còn thực chất, như đã nêu ở trên, đồng tính chỉ là một sự khác biệt về xu hướng tính dục.
Chia sẻ:
- X
Có liên quan
Explore posts in the same categories: Bài nghiên cứu nhỏ, Human Rights, LGBT, Pháp luật Dân sự, Pháp luật hành chính Nhà nướcThis entry was posted on Tháng Sáu 18, 2012 at 9:02 sáng and is filed under Bài nghiên cứu nhỏ, Human Rights, LGBT, Pháp luật Dân sự, Pháp luật hành chính Nhà nước. You can subscribe via RSS 2.0 feed to this post's comments. You can comment below, or link to this permanent URL from your own site.
Từ khóa » Blog Bình đẳng Giới
-
Bình đẳng Giới Trong Nghiên Cứu Khoa Học ở Việt Nam
-
UN Women Viet Nam - (Click "See More" For English) - Facebook
-
Bình đẳng Giới Archives - BLog đề Cương Tuyên Truyền Pháp Luật
-
Khái Niệm Bình đẳng Giới Là Gì? - Blog Thú Vị
-
Cải Thiện Bình Đẳng Giới Nơi Làm Việc: Chính Phủ Và Công Ty ...
-
Bình đẳng Giới Archives - MaiPB Blog
-
Blog Của May: Bình đẳng Giới, Sự Bình đẳng Của Yêu Thương
-
Ấn Độ: Bất Bình đẳng Giới Và Vị Thế ở Quốc Gia Dân Chủ Lớn Nhất - Yoair
-
Bình đẳng Giới ở Việt Nam Và ở Mỹ Với The Present Writer Ta Đi Tây
-
Chồng Tôi Dạy Tôi điều Gì Về Bình đẳng Giới? - The Present Writer
-
Bình đẳng Giới Archives - EloQ's Blog
-
Bất Bình đẳng Giới | Banmaihong's Blog
-
Bất Bình Đẳng Giới Là Gì? Những Vấn đề Gây Tranh Cãi. - ALYNGAN
-
Khái Niệm Bình đẳng Giới Là Gì? - Blog Chia Sẻ AZ
-
Suy Nghĩ Của Em Về Bình đẳng Giới Trong Cuộc Sống
-
[PDF] TỔNG QUAN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI