Cẩn Trọng Khi Dùng đài Hoa Bụp Giấm - Báo Tuổi Trẻ

Đài hoa bụp giấm tươi - Ảnh: Văn Đàn
Đài hoa bụp giấm tươi - Ảnh: Văn Đàn

Trong khi đó, Hibiscus sabdariffa (roselle) là thảo dược bổ sung có nguồn gốc từ đài của hoa bụp giấm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hiệu quả cụ thể trên người, những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như liều dùng của loài hoa này để dùng đúng cách.

1. Qua tổng hợp các nghiên cứu đài hoa bụp giấm trên người cho thấy:

- Người dùng hoa bụp giấm có giảm huyết áp ở mức độ trung bình, không có thay đổi đáng kể trên glucose máu. Về trọng lượng, dường như không bị ảnh hưởng khi uống trà đài hoa bụp giấm. Sự tương tác của roselle và giảm cân không quá rõ. Có sự giảm men gan AST, ALT ở liều thấp, cũng như giúp giảm cytokine viêm và khả năng chống oxy hóa ở mức độ nhẹ. Không có ảnh hưởng đáng kể trên creatinine, ure, acid uric máu...

2. Tác dụng phụ:

- Độc tính với tinh hoàn, xảy ra khá đáng tin cậy ở liều 200 mg/kg hoặc cao hơn ở động vật nhưng chưa được nghiên cứu ở người.

- Dùng liều thấp, roselle giúp giảm men gan AST, ALT, nhưng khi sử dụng liều cao thì gây tác dụng ngược lại, gây tăng AST và ALT, gây rối loạn những chỉ số hồng cầu.

- Liều cao hơn của roselle gây tác dụng độc hại, dù chưa được báo cáo ở người nhưng những nghiên cứu trên động vật là những chỉ dẫn ban đầu cho sự cẩn trọng để tránh dùng quá nhiều roselle.

3. Liều an toàn khi dùng trên người?

- Khi sử dụng đài hoa bụp giấm, một đài hoa khô có trọng lượng khoảng 1 gam được ngâm vào nước sôi hoặc pha chung các dược liệu khác; uống một lần vào buổi sáng hoặc hai lần một ngày cách nhau 8 giờ. Do độc tính tiềm năng, 2,2 gam đài hoa mỗi ngày cho một người cân nặng khoảng 68kg có thể là giới hạn tối đa cho việc sử dụng.

Ngoài ra, cần cẩn trọng sử dụng trên bệnh nhân huyết áp thấp, hoặc đang điều trị huyết hạ áp.

Từ khóa » Cây Dấm Chua