Cẩn Trọng Khi Sử Dụng Hỏa Trị Liệu để Làm đẹp, điều Trị Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Viện Châm cứu Trung ương trình diễn hỏa trị liệu để điều trị bệnh. Ảnh: TTXVN
Hỏa trị liệu là biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc đơn giản, thuận tiện, chi phí thấp, hiệu quả cao nhưng người dân cần đến điều trị tại các cơ sở uy tín nhằm tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Đây là khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Bệnh viện Châm cứu Trung ương tại Hội thảo "Điều trị bệnh bằng phương pháp hỏa trị liệu" do Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 24/11.
Theo bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai, hỏa trị liệu hay còn gọi là hỏa long cứu, một phương pháp cứu của y học cổ truyền thông qua việc dùng lửa đốt trên cơ thể con người có tác dụng cường tráng chân nguyên, điều hòa âm dương, ôn thông khí huyết… Nguyên lý của hỏa trị liệu là dùng phương pháp tác động nhiệt lên da: Cứu, đốt lửa, đắp, dán, xông hơi tinh dầu, day ấn huyệt… có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, điều hòa khí huyết, ôn thông kinh lạc, tăng quá trình trao đổi chất tế bào. Hỏa trị liệu có tác dụng hỗ trợ và điều trị một số chứng bệnh như đau lưng, đau vai gáy, viêm mũi dị ứng, viêm đại tràng mạn tính, viêm khớp gối…
Với ưu điểm đơn giản, thuận tiện, chi phí thấp, hiệu quả cao nên hỏa trị liệu được các quốc gia phương Đông như Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar áp dụng từ xưa đến nay như một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Tại Việt Nam, hỏa trị liệu cũng được các danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông sử dụng.
Tuy nhiên thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin quảng cáo phương pháp giảm mỡ, làm đẹp da bằng lửa của một số spa, cơ sở chăm sóc sắc đẹp tại nhiều địa phương, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài việc thực hiện làm đẹp bằng hỏa trị liệu, các cơ sở này còn nhận đào tạo học viên, chuyển giao kỹ thuật hỏa trị liệu cho nhiều người chỉ trong 3 ngày.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan - Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh lo ngại, việc đào tạo cấp tốc tràn lan theo kinh nghiệm tiềm ẩn những nguy cơ cao như người thực hiện không đúng kỹ thuật chuyên môn có thể gây bỏng, gây cháy nổ. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mất nước và điện giải, kích ứng da hoặc dị ứng với tinh dầu. Nguy hiểm hơn, hỏa trị liệu không đúng cách có thể gây ra hỏa kiếp, hỏa nghịch, bệnh nhân bốc hỏa, trụy tim mạch.
Đặc biệt các chuyên gia lưu ý, tuyệt đối cấm kỵ thực hiện hỏa trị liệu trong điều kiện thời tiết nắng to 39-40 độ C hoặc mưa quá to. Những đối tượng tuyệt đối không được dùng hỏa trị liệu là phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân tinh thần không ổn định, bệnh nhân tâm thần. Những người mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh lý nặng về thận, các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da, bệnh nhân ung thư cũng không thể thực hiện biện pháp hỏa trị liệu.
Hiện tại Việt Nam mới chỉ có Bệnh viện Châm cứu Trung ương được phép chuyển giao kỹ thuật hỏa trị liệu cho các cơ sở y tế khác. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Y dược học dân tộc cùng vừa được Bệnh viện Châm cứu Trung ương chuyển giao kỹ thuật này và sẽ áp dụng điều trị bệnh trong thời gian tới./.
Từ khóa » Hoả Trị Liệu Có Tác Dụng Gì
-
Sự Thật Việc Trị Bệnh Bằng Phương Pháp 'hỏa Trị Liệu' - Công An
-
Hỏa Trị Liệu Pháp Là Gì?
-
Hỏa Trị Liệu Và Những điều Bạn Chưa Biết
-
Trị Nhiều Bệnh Bằng “hỏa Trị Liệu”: Thực Hư Thế Nào?
-
Hỏa Trị Liệu - Chữa Bệnh Bằng Cách đốt Lửa Trên Cơ Thể - VnExpress
-
Hỏa Trị Liệu: Phương Pháp Trị Bệnh Cổ Truyền Nhiều Cấm Kị | Báo Dân Trí
-
Kinh Hãi Hỏa Trị Liệu Chui, đốt Người Bằng Lửa Ngay Trung Tâm Sài Gòn
-
"Hỏa Trị Liệu" Không Chỉ Chữa Bệnh Mà Còn Làm đẹp, Giảm Cân
-
Thực Hư Dùng Lửa Trị Bệnh - Báo Người Lao động
-
'Nổ' Trị Bá Bệnh Bằng Hỏa Trị Liệu - Báo Thanh Niên
-
Hỏa Trị Liệu: Thực Hư Ra Sao? Làm Gì để Không Tiền Mất Tật Mang?
-
Sử Dụng “hỏa Trị Liệu” để Làm đẹp Liệu Có An Toàn?
-
Phương Pháp Giác Hơi Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Điều Trị Các Bệnh Mãn Tính Bằng Phương Pháp Hoả Trị Liệu