Cẩn Trọng Với Chiêu Thanh Toán Hộ Hóa đơn, Chiết Khấu Cao - Tài Chính

  1. Pháp luật

Theo hồ sơ vụ án, cuối năm 2019, Nguyễn Trọng Tân sử dụng tài khoản Facebook cá nhân tên “Nguyễn Trọng Tân” tham gia các nhóm về mua bán thẻ cào điện thoại và thanh toán cước thuê bao di động trên mạng Internet.

Tân nhận thấy nhiều thành viên đăng bài, sau đó chuyển tiền cho nhau để nhờ thanh toán các đơn hàng mua bán thẻ điện thoại, thanh toán cước thuê bao di động nhanh chóng và được hưởng chiết khấu cao. Vì lẽ đó, anh ta nảy ý định chiếm đoạt tiền của người khác bằng thủ đoạn tương tự.

Sau đó, Tân đã đăng nhiều bài viết trên Facebook cá nhân với nội dung nhận thanh toán hộ cước điện thoại cho khách hàng đăng ký cước di động trả sau với chiết khấu từ 29 - 34%. Khách hàng chỉ phải nộp số tiền tương ứng từ 66 - 71%/tổng số tiền cước phải thanh toán. Một số người cả tin đã chuyển tiền nhờ Tân thanh toán.

Chẳng hạn, anh Trịnh Việt D. (SN 1990, trú tại Thanh Hóa) làm tại điểm cung cấp dịch vụ di động Viettel tại thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hoá, quen biết Tân qua mạng xã hội Facebook.

Thấy Tân đăng nhiều bài với nội dung nhận thanh toán cước điện thoại với chiết khấu cao cho khách hàng, tháng 1/2020, anh Dũng đã trao đổi, để Tân thanh toán tiền cước điện thoại cho khách hàng của mình. Tân đồng ý và hẹn thanh toán tiền cước cho khách hàng của anh Dũng với chiết khấu 31%/tổng số tiền cước thanh toán.

Từ ngày 4/1/2020 đến ngày 14/1/2020, anh Dũng đã 4 lần chuyển cho Tân tổng số tiền hơn 487 triệu đồng để thanh toán tổng số 700 triệu đồng cước điện thoại cho các khách hàng của mình. Nhận tiền, Tân không thực hiện thanh toán tiền cước cho khách hàng của anh Dũng mà chiếm đoạt rồi chi tiêu cá nhân hết.

Một trường hợp khác, anh Đào Quang V. (SN 1998, trú tại Bắc Giang) làm dịch vụ thu tiền cước viễn thông của mạng Viettel trả sau để hưởng chiết khấu từ nhà mạng. Khoảng tháng 1/2019, anh V. thấy Tân đăng bài trên Facebook cá nhân với nội dung nhận thanh toán tiền cước điện thoại với chiết khấu cao cho khách hàng nên trao đổi để Tân thanh toán tiền cước điện thoại cho khách hàng của mình. Tân đồng ý và nói sẽ chiết khấu 31%/tổng tiền cước phải thanh toán cho anh V.

Đầu tháng 1/2020, anh V. nhận thanh toán cho 50 khách hàng sử dụng số điện thoại của mạng Viettel với số tiền phải thanh toán là 45 triệu đồng. Từ ngày 3/1/2020 đến ngày 7/1/2020, anh V. đã chuyển vào tài khoản của Tân 32 triệu đồng. Tân đã lấy tiền chi tiêu và không thanh toán tiền cước cho khách hàng của anh V.

Cơ quan chức năng xác định Nguyễn Trọng Tân đã chiếm đoạt của 5 người tổng số tiền hơn 636 triệu đồng. Với hành vi này, Tòa án tuyên phạt Tân mức án 12 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nhiều doanh nghiệp bị phạt nặng vì vi phạm quy định công bố thông tin
Nghệ An: Phát hiện phương tiện vận chuyển 44,5 kg pháo trái phép
Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm
Hoàn thiện chính sách dự trữ quốc gia trong tình hình mới
Hải quan TP. Hà Nội kiên quyết đấu tranh với buôn lậu, vận chuyển ma túy
"Cửa sáng" cho nhà ở thương mại
Bộ Xây dựng đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho nhà ở xã hội
Cẩn trọng khi giá vàng thế giới và trong nước giảm mạnh
Quy trình áp dụng  ISO 15189 để nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm
Vào cuộc đấu tranh với buôn lậu trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Hoàn thiện quy định liên quan đến thu nhập chịu thuế
Vào cuộc đấu tranh với buôn lậu trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Nhiều doanh nghiệp bị phạt nặng vì vi phạm quy định công bố thông tin
Lòng tham - mảnh đất nuôi dưỡng cho hình thức lừa đảo Ponzi
Thu phí lối đi ưu tiên tại sân bay Đà Nẵng gây nhiều ý kiến trái chiều
Thuế quan Mỹ sẽ tạo đòn bẩy cho chiến lược "Trung Quốc + n"
"Xanh hóa" để làm chủ cuộc chơi trong Hiệp định RCEP

Từ khóa » Thanh Toán Trả Sau Viettel Chiết Khấu Cao