Cẩn Trọng Với Email Lừa đảo, Giả Mạo Hacker, đòi Tiền Chuộc

Nếu không tỉnh táo, người dùng sẽ rất dễ bị sập bẫy với chiêu lừa đảo gửi email đòi tiền chuộc sau khi chiếm quyền điều khiển và đánh cắp những dữ liệu được lưu trữ trong thiết bị di động của nạn nhân.

Mới đây, một người dùng Facebook đã chia sẻ lên tường nhà mình ảnh chụp nội dung email đòi tiền chuộc từ một hacker tự giới thiệu là đã chiếm được quyền điều khiển thiết bị và đánh cắp được những thông tin quan trọng của nạn nhân.

Mở đâu email, kẻ lừa đảo cho biết đã chiếm quyền điều khiển thiết bị mà nạn nhân thường xuyên sử dụng để duyệt web thông qua quyền truy cập email được mua trên mạng. Ngoài ra, kẻ lừa đảo còn cho biết đã cài đặt trojan có khả năng tránh được phần mềm diệt Virus để đánh cắp tất cả các thông tin, dữ liệu, hình ảnh và video được lưu giữ trên thiết bị kể cả lịch sử duyệt web của nạn nhân.

Sau đòn tâm lý, kẻ lừa đảo đưa ra hướng giải quyết bằng cách chuyển khoản tiền chuộc bằng Bitcoin có giá trị qui đổi tương đương 25 triệu đồng. Kẻ lừa đảo còn đưa ra những cảnh báo không được báo là không được trả lời email, không được báo cảnh sát hay tiến hành các biện pháp khắc phục vì tất cả đều đã được theo dõi kỹ cho đến khi nhận được khoản tiền chuộc.

Quan ngại hơn, kẻ lừa đảo đã sử dụng chính email của nạn nhân để gửi mail đòi tiền chuộc với tiêu đề “Xác nhận chuyển tiền” để tránh bị truy vết.

Cuối mail, kẻ lừa đảo không quên đưa ra khuyến nghị nạn nhân phải thường xuyên thay đổi mật khẩu để tránh rơi vào tình trạng tương tự.

Chia sẻ của người dùng Facebook này cũng đã nhận được nhiều phản hồi từ bạn bè. Hầu hết ai cũng nhận định đây chỉ là chiêu trò lừa đảo bằng hình thức gửi email hàng loạt và chờ những người nhẹ dạ cả tin hay những người có tật giật mình sập bẫy.

Theo người dùng Facebook này, chỉ cần 1 nạn nhân sập bẫy trong số 1.000 người nhận email đòi tiền chuộc thì kẻ lừa đảo cũng đã thu vê một khoản tiền không nhỏ.

Để không bị sập bẫy với những email đòi tiền chuộc như kể trên, người dùng tuyệt đối không nên làm theo các yêu cầu của kẻ lừa đảo. Tuyệt đối không nhấn vào bất kỳ đường link nào được đính kèm trong email lạ hay email spam.

Người dùng cũng nên thường xuyên cập nhật các bản vá bảo mật cho các thiết bị công nghệ mà mình sử dụng hằng ngày, định kỳ thay đổi mật khẩu email và các tài khoản khác mà mình sở hữu.

Từ khóa » Hacker Tống Tiền Email