Căng Cơ: Cách Sơ Cứu Và Phòng Tránh đúng Cách - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Căng cơ là gì?
- Triệu chứng căng cơ
- Yếu tố nguy cơ
- Nguyên nhân gây căng cơ
- Sơ cứu cho các cơ
- Khi nào nên đi khám bác sĩ?
- Cách phòng ngừa căng cơ
- Những dự hậu cho một người bị căng cơ?
Trong qua trình vận động, cơ thể sẽ gặp nhiều dạng chấn thương khác nhau. Chấn thương có thể từ nặng tới nhẹ, có tiên lượng khác nhau. Bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Bác sĩ Hồ Đức Việt tìm hiểu về một trong những loại chấn thương phổ biến nhất: căng cơ.
Căng cơ là chấn thương cơ hoặc gân – là mô sợi kết nối cơ với xương. Tùy theo mức độ bị kéo căng của sợi cơ mà căng cơ có nhiều mức tổn thương. Chấn thương nhỏ chỉ có thể căng quá mức một cơ hoặc gân. Trong khi chấn thương nghiêm trọng hơn có thể liên quan đến rách một phần hoặc hoàn toàn. Nguyên nhân thường thấy là tạo áp lực quá mức lên gân, cơ trong các hoạt động hàng ngày. Để dễ dàng phòng tránh, hãy cùng tìm hiểu về căng cơ.
Căng cơ là gì?
Căng cơ, hoặc kéo cơ, xảy ra khi cơ bắp bị quá căng hoặc bị xé rách. Điều này thường xảy ra do mệt mỏi, lạm dụng hoặc sử dụng cơ bắp không đúng cách. Chấn thương có khi nâng vật nặng đột ngột, khi chơi thể thao hoặc trong khi thực hiện công việc. Căng cơ có thể xảy ra ở bất kỳ cơ nào tùy cường độ được sử dụng. Nhưng phổ biến nhất ở lưng dưới, cổ, vai và gân khoeo, và cơ phía sau đùi.
Quá trình căng cơ có thể gây đau và có thể hạn chế vận động trong nhóm cơ bị ảnh hưởng. Các căng cơ từ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị thành công tại nhà bằng nước đá, nhiệt và thuốc chống viêm. Căng cơ nặng hoặc bị rách có thể cần điều trị y tế.
Triệu chứng căng cơ
Thường thì bạn sẽ dễ nhận biết được khi bạn bị căng cơ. Các triệu chứng bao gồm:
- Cơn đau khởi phát đột.
- Đau khi vận động cơ tổn thương hoặc vận động khớp liên quan cơ đó.
- Giới hạn tầm vận động.
- Bầm tím hoặc đổi màu da.
- Sưng tấy.
- Một cảm giác thắt nút.
- Co thắt cơ bắp.
- Co cứng.
- Yếu cơ, và hạn chế sử dụng cơ đó.
Trong một căng cơ nhẹ, một cơ bị rách có thể cảm thấy hơi cứng, nhưng vẫn đủ linh hoạt để sử dụng. Một căng cơ nghiêm trọng là khi cơ bị rách nghiêm trọng. Điều này dẫn đến đau và di chuyển rất hạn chế.
Căng cơ nhẹ đến trung bình sẽ tự khỏi sau một vài tuần, trong khi các trường hợp nặng có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Rách cơ cũng có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ, gây chảy máu tại chỗ, hoặc bầm tím, và đau do kích thích các đầu tận dây thần kinh tại vị trí chấn thương.
Yếu tố nguy cơ
Tham gia các môn thể thao tiếp xúc, va chạm đột ngột. Ví dụ như bóng đá, khúc côn cầu, đấm bốc và đấu vật làm tăng nguy cơ bị căng cơ.
Một số bộ phận của cơ thể dễ bị căng hơn khi tham gia một số môn thể thao. Những ví dụ bao gồm:
- Chân và mắt cá chân. Các môn thể thao có đặc điểm bắt đầu nhanh và nhảy, chẳng hạn như nhảy sào và bóng rổ. Những bộ môn này có thể gây khó khăn đặc biệt trên gân Achilles ở mắt cá chân.
- Các môn thể thao nắm bàn tay có thể làm tăng nguy cơ bị căng cơ ở tay. Ví dụ như thể dục dụng cụ hoặc golf.
- Khuỷu tay. Căng khuỷu tay thường được gây ra bởi môn thể thao có động tác ném và thể thao dùng vợt. Ví dụ: bóng chày, bóng ném, quần vợt
Nguyên nhân gây căng cơ
Một căng cơ cấp tính là khi cơ bắp của bạn bị rách đột ngột và bất ngờ. Quá trình rách như vậy có thể xảy ra do các tổn thương hoặc chấn thương. Điều này có thể là do:
- Không khởi động đúng cách trước khi hoạt động thể chất
- Kém linh hoạt. Tùy cơ thể của mỗi người và mức độ tập luyện. Ví dụ người trung niên có cơ bắp kém linh hoạt hơn thanh thiếu niên
- Điều hòa kém. Khả năng phối hợp giữa cơ, xương và thăng bằng trong lúc vận động.
- Quá sức và mệt mỏi
Quan niệm sai lầm rằng chỉ những vận động và bài tập cường độ cao mới gây ra căng cơ. Theo Đại học Y Johns Hopkins, các căng cơ thậm chí có thể xảy ra từ việc đi bộ.
- Căng cơ cấp tính có thể xảy ra với bất kì vận động nào ở tư thế không thoải mái.
Thời tiết lạnh cũng là nguyên dẫn dễ dẫn tới căng cơ. Điều này là do cơ bắp cứng hơn ở nhiệt độ thấp hơn. Điều quan trọng là phải dành thêm thời gian để khởi động làm nóng cơ thể trong thời tiết lạnh.
- Các căng cơ mãn tính là kết quả của chuyển động lặp đi lặp lại. Điều này có thể là do:
- Các môn thể thao như chèo thuyền, tennis, golf hoặc bóng chày
- Giữ lưng hoặc cổ ở tư thế bất tiện trong thời gian dài. Phổ biến nhất khi làm việc tại bàn làm việc với tư thế xấu.
Sơ cứu cho các cơ
Hầu hết các căng cơ là nhẹ và có thể được điều trị thành công tại nhà. Các căng cơ nhỏ có thể được điều trị bằng nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao (RICE).
1. Nghỉ ngơi
Tránh sử dụng cơ bắp của bạn trong một vài ngày. Đặc biệt hạn chế các chuyển động gây ra sự gia tăng đau đớn. Nhưng nghỉ ngơi quá nhiều có thể khiến cơ bắp trở nên yếu. Điều này có thể kéo dài quá trình chữa bệnh. Sau hai ngày, từ từ bắt đầu sử dụng nhóm cơ bị ảnh hưởng, chú ý không làm quá sức.
2. Chườm lạnh
Chườm lạnh ngay sau khi cơ bắp của bạn bị tổn thương. Điều này sẽ giảm thiểu sưng. Không được đặt đá trực tiếp lên da của bạn. Sử dụng một túi nước đá hoặc bọc đá trong một chiếc khăn. Giữ bọc đá trên cơ của bạn trong khoảng 20 phút. Lặp lại mỗi giờ vào ngày đầu tiên. Trong vài ngày tiếp theo, hãy chườm đá cứ sau bốn giờ.
3. Băng ép
Để giảm sưng, quấn vùng bị ảnh hưởng bằng băng thun cho đến khi sưng giảm. Cẩn thận không nên quấn vùng chấn thương quá chặt. Làm như vậy có thể làm giảm lưu thông máu của bạn.
4. Kê cao
Bất cứ khi nào có thể, giữ cho cơ bắp bị thương nâng cao hơn mức của trái tim bạn.
Các phương pháp tự chăm sóc khác bao gồm:
- Sử dụng thuốc chống viêm. Điều này sẽ giúp giảm giữ đau và sưng.
- Sau ba ngày, chườm nóng cho cơ bắp nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ giúp mang lưu thông máu đến khu vực chấn thương giúp lành thương.
- Không nên để cơ bắp của bạn nghỉ ngơi quá lâu. Điều này có thể gây ra cứng và yếu. Bắt đầu kéo dãn nhẹ càng sớm càng tốt. Từ từ tăng mức độ hoạt động của bạn.
- Hãy đảm bảo kéo dãn và khởi động làm nóng trước khi tập thể dục. Điều này sẽ giúp tăng lưu lượng máu đến cơ bắp của bạn và giảm nguy cơ chấn thương.
- Hãy cố gắng giữ hình thể cân đối. Bạn ít có khả năng xảy ra căng cơ nếu cơ bắp của bạn mạnh mẽ và khỏe mạnh.
Nếu căng cơ của bạn là nghiêm trọng, bạn có thể cần chăm sóc y tế. Vật lý trị liệu cũng có thể được khuyến cáo.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Đối với các căng cơ nhẹ đến trung bình, điều trị tại nhà là đủ. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bất kỳ điều sau đây xảy ra:
- Cơn đau không giảm dần sau một tuần.
- Khu vực bị thương bị tê.
- Có máu chảy ra từ chấn thương của bạn.
- Bạn không thể đi bộ.
- Bạn không thể di chuyển cánh tay hoặc chân của mình.
Khi căng cơ nặng thăm khám lâm sàng cần kết hợp xét nghiệm hình ảnh. Chụp X-quang và MRI, có thể giúp bác sĩ xác định mức độ chấn thương. Điều trị có thể bao gồm thuốc chống viêm và thuốc giảm đau để giảm đau và sưng. Vật lý trị liệu để giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và phục hồi chuyển động.
Trường hợp rất nặng, phẫu thuật có thể được yêu cầu để điều trị cơ hay gân bị chấn thương.
Cách phòng ngừa căng cơ
Có thể giảm tình trạng căng cơ nếu bạn thực hiện một số biện pháp phòng ngừa cơ bản:
1. Cố gắng không ngồi ở một vị trí quá lâu
Nghỉ giải lao thường xuyên để di chuyển và thay đổi vị trí. Sử dụng một chiếc ghế cung cấp hỗ trợ tốt cho lưng dưới, hoặc sử dụng gối để hỗ trợ. Cố gắng giữ cho đầu gối của ngang mức với hông của bạn.
2. Duy trì tư thế tốt khi đứng và ngồi
Nếu bạn dành một khoảng thời gian dài ở một vị trí, hãy cố gắng thay thế đặt một chân này và sau đó là một chân khác trên một dụng cụ để chân thấp. Điều này có thể giúp giảm áp lực trên cơ lưng của bạn.
3. Nâng vật cẩn thận
Giữ lưng thẳng, gập đầu gối và luôn nâng bằng hai chân. Giữ trọng lượng gần với cơ thể của bạn. Không được vừa nâng và xoắn cùng một lúc.
4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh té ngã
Chẳng hạn như giữ tay vịn trên cầu thang, tránh các bề mặt trơn trượt.
5. Giảm cân
6. Mang giày vừa vặn
Tập thể dục thường xuyên có thể giữ cho cơ bắp của bạn khỏe mạnh và mạnh mẽ. Kỹ thuật thích hợp cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa sự căng cơ. Luôn kéo căng và khởi động làm nóng trước khi tham gia vào các hoạt động thể chất.
Tương tự như vậy, dành thời gian để kéo dãn sau mỗi buổi tập để ngăn ngừa cứng cơ. Nếu bạn mới tập thể dục, hãy bắt đầu từ từ. Xây dựng hoạt động của bạn từng chút một tại một thời điểm.
Nó rất quan trọng khi bạn hiểu những giới hạn của cơ thể bạn. Nếu có điều gì đó không cảm thấy đúng trong một hoạt động, hãy dừng lại ngay lập tức.
Những dự hậu cho một người bị căng cơ?
Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Đối với một căng cơ nhẹ, bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường trong vòng ba đến sáu tuần với chăm sóc tại nhà cơ bản. Đối với các căng cơ nghiêm trọng hơn, phục hồi có thể mất vài tháng. Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật chỉnh hình và vật lý trị liệu có thể là cần thiết.
Căng cơ là tình trạng thường gặp, kể cả những người chơi thể thao và không chơi thể thao. Nhìn chung, kết quả phục hồi sau căng cơ là hoàn toàn, ít để lại biến chứng. Tuy nhiên, tùy vào mức độ ảnh hưởng, một căng cơ nghiêm trọng có thể gây hạn chế chức năng trong vài tháng, gây khó khăn trong sinh hoạt.
Cần hiểu rõ các nguyên nhân căng cơ và cách phòng ngừa trong sinh hoạt đóng vai trò quan trọng. Nhớ các nguyên tắc sơ cứu cơ bản sau căng cơ gồm thư giãn, chườm lạnh, băng ép và kê cao chi. Khi có các yếu tố nghi ngờ căng cơ nghiêm trọng cần đến khám bác sĩ kịp thời.
Từ khóa » Căng Cơ Cẳng Chân
-
Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Căng Cơ Bắp Chân
-
Nguyên Nhân Căng Cơ Bắp Chân Và Cách Xử Lý | Vinmec
-
Căng Cơ Quá Mức: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Căng Cơ Bắp Chân Là Do đâu? Cách điều Trị, Phòng ... - Hello Bacsi
-
Căng Cơ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa
-
Căng Cơ Bắp Chân Do đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả | ACC
-
Căng Cơ Chân: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng - Nhà Thuốc Long Châu
-
Căng Cơ Bắp Chân | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Hội Chứng đau Cẳng Chân: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Triệu Chứng đau Cẳng Chân - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Căng Cơ Khi Chạy Bộ Báo Hiệu điều Gì ? Nguyên Nhân Và Cách Khắc ...
-
Cách Phòng Ngừa Căng Cơ đùi | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
Đau Nhức Bắp Chân Về đêm - Dấu Hiệu Cảnh Báo Sức Khỏe Cần Lưu ý