Căng Cơ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Căng cơ không chỉ là chấn thương xảy ra ở vận động viên. Thực tế, bất kỳ ai cũng có thể gặp chấn thương này trong sinh hoạt, lao động. Tình trạng căng cơ nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng như rách cơ, đứt gân. Vì vậy, mỗi người nên trang bị kiến thức xử lý chấn thương đúng cách, rút ngắn quá trình phục hồi.

tình trạng căng cơ

Căng cơ là gì?

Căng cơ là tình trạng các cơ bắp bị kéo giãn quá mức, vượt quá ngưỡng chịu đựng. Một số trường hợp nặng có thể dẫn tới rách cơ. Tình trạng này khiến các cơ liên quan căng cứng, không có khả năng thư giãn. Người bệnh sẽ bị đau buốt, cử động khó khăn. Bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể cũng có thể bị căng cơ, phổ biến là ở cơ chân hoặc tay, thắt lưng, cổ và vai.

Thông thường, người bệnh sẽ bị căng cứng cơ bắp sau các hoạt động thể chất, tập luyện thể thao hay khi mang vác vật nặng sai tư thế. Những vùng cơ bị căng sẽ sưng lên, xuất hiện các vết bầm tím đi kèm, gây đau nhức cho người bệnh. (1)

Nguyên nhân gây căng cơ

Căng thẳng

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này. Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh. Điều này có thể dẫn tới tình trạng rối loạn quá trình não bộ truyền tín hiệu thần kinh tới cơ. Hệ thống thần kinh thường phản ứng với căng thẳng bằng cách tăng áp lực lên các mạch máu. Tình trạng này làm giảm lưu lượng máu tới cơ, rất dễ dẫn tới căng cơ. (2)

banner tâm anh quận 7 content

Thể dục thể thao

Khởi động trước khi tập luyện và thi đấu là điều vô cùng quan trọng. Khâu chuẩn bị này sẽ giúp làm nóng cơ thể, hỗ trợ máu chảy nhiều hơn tới các cơ. Qua đó, cơ thể sẽ thích ứng với vận động tốt hơn, ngăn ngừa chấn thương hiệu quả khi thực hiện những động tác mạnh.

Tuy nhiên, một số người tập lại thường bỏ qua bước khởi động. Điều này làm gia tăng nguy cơ chấn thương thể thao. Ngoài ra, chế độ tập luyện thường xuyên, tần suất dày đặc với cường độ cao sẽ khiến cho các cơ luôn trong tình trạng quá tải. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cơ bắp bị căng cứng.

căng cơ do tập thể thao

Nhiều người thường nghĩ rằng chỉ có các hoạt động quá sức hoặc cường độ cao mới có thể dẫn tới căng cơ. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vì chấn thương này có thể xảy ra ngay cả khi bạn đi bộ, trượt chân, chạy, nhảy, ném một vật, nâng vật nặng… với tư thế không đúng.

Chuyển động lặp đi lặp lại ở cùng một vị trí

Căng cơ có thể xuất hiện khi cơ bắp bị sử dụng quá mức, liên tục. Trường hợp này rất phổ biến ở vận động viên chạy bộ, chạy nước rút, thể dục dụng cụ… Tình trạng này sẽ làm giảm độ linh hoạt của các cơ, gây ra các cơn đau nhức dai dẳng trong thời gian dài.

banner subs ctch content

Nguyên nhân là do các chuyển động lặp đi lặp lại tại một phần cơ thể sẽ làm mất cân bằng hệ thống cơ bắp, tạo áp lực lớn và liên tục lên các khớp và dây thần kinh. Lâu dài, tình trạng này có thể dẫn tới chấn thương tại những vùng thường xuyên hoạt động, gây đau nhức nghiêm trọng.

Triệu chứng thường gặp

Người bị căng cơ thường có các triệu chứng như:

  • Vùng cơ tổn thương bị sưng tấy, bầm tím hay đỏ.
  • Đau ngay cả khi nghỉ ngơi, không vận động.
  • Đau nhói khi vận động các cơ tổn thương hoặc khớp liên quan tới cơ đó.
  • Yếu gân và cơ.
  • Hạn chế tầm vận động tại khu vực cơ bắp đang bị căng cứng.

Trong trường hợp nhẹ, dù cơ bị rách và thiếu linh hoạt, bạn vẫn có thể sử dụng các cơ này. Trong khi, người bệnh rách cơ nghiêm trọng sẽ bị đau đớn cùng cực, hạn chế hầu hết các cử động. Tình trạng căng cơ nhẹ tới trung bình nếu được chăm sóc tốt có thể tự khỏi sau một vài tuần. Các trường hợp nặng có thể phải mất nhiều tháng để cơ phục hồi.

Các phương pháp chẩn đoán căng cơ

Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về bệnh sử và triệu chứng, sau đó kiểm tra vận động để chẩn đoán tình trạng căng cơ Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm nhằm tìm kiếm những tổn thương cơ cùng các nguy cơ tiềm ẩn. Điều này sẽ giúp xác định nguyên gây căng thẳng cơ bắp, mức độ tổn thương và phát hiện các tổn thương đi kèm (nếu có).

Các xét nghiệm thường được chỉ định gồm:

  • Siêu âm: Tìm kiếm tình trạng viêm và các tổn thương trong các sợi cơ.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các rối loạn tự miễn gây cứng cơ và các tổn thương cơ.
  • Chụp X-quang: Kiểm tra tình trạng căng cơ có liên quan tới các vấn đề về xương hay không và loại bỏ một số yếu tố nguy cơ.
  • Chụp CT và chụp MRI: Phát hiện các bất thường của xương gây chèn ép dây thần kinh, đánh giá thêm những tổn thương ở cơ và gân.
  • Điện cơ: Đánh giá hoạt động của các dây thần kinh và cơ bắp.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Tình trạng căng cơ nếu được chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ phục hồi rất nhanh. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu dưới đây, bạn vẫn nên đi khám để có biện pháp xử lý phù hợp, ngăn ngừa biến chứng nặng.

  • Sau 1 tuần, tình trạng căng cơ vẫn không thuyên giảm, kèm theo những triệu chứng nóng, đỏ vùng cơ tổn thương.
  • Chóng mặt, khó thở.
  • Bị đau nhức dữ dội khi vận động các nhóm cơ tổn thương.

bị đau nhức dữ dội

Đối tượng dễ mắc bệnh

Căng cơ là chấn thương mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Khi không khởi động hoặc khởi động không đúng cách trước khi tập, làm các công việc yêu cầu vận động tay chân nhiều cũng đều có khả năng gây căng cơ. (3)

Các phương pháp điều trị

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Phần lớn các trường hợp đều có thể tự chữa trị tại nhà. Nếu gặp chấn thương này sau tập luyện hay sau trị liệu, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý tổn thương này tại nhà bằng phương pháp R.I.C.E như:

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh nên dừng ngay các hoạt động tập luyện hay công việc khi bị căng cơ để nghỉ ngơi. Bạn hạn chế vận động các vùng cơ bị tổn thương trong một vài ngày, tránh làm tổn thương tiến triển nặng hơn.
  • Chườm đá: Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm sưng cơ. Bạn lưu ý nên đặt đá vào trong 1 chiếc khăn nhỏ hoặc túi chườm rồi mắt chườm lên vị trí bị căng cơ. Thời gian chườm đá là khoảng 15 – 20 phút, mỗi lần cách nhau 60 phút, thực hiện khoảng 1 – 3 ngày.
  • Băng ép: Người bị thương có thể sử dụng băng thun hoặc băng vải y tế để quấn quanh vùng cơ bị căng cho tới khi tình trạng sưng thuyên giảm. Bạn không nên quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng tới tuần hoàn máu.
  • Nâng vùng tổn thương cao hơn tim: Bạn nên đặt vùng cơ tổn thương cao hơn tim. Biện pháp này giúp giảm sưng, đau và viêm cơ hiệu quả.

chườm đá lạnh tại nhà

Điều trị y tế

Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương cơ, người bệnh sẽ được bác sĩ đề nghị các phương án điều trị như:

Sử dụng thuốc

Thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm mạnh thường được chỉ định cho các trường hợp căng cơ không đáp ứng thuốc giảm đau không kê đơn, cụ thể:

  • Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc này giúp cải thiện tình trạng co cứng cơ và co thắt cơ, giảm khó chịu, giảm đau tại các vùng cơ bị tổn thương, qua đó cải thiện khả năng vận động.
  • Thuốc corticoid: Đây là loại thuốc kháng viêm mạnh, có tác dụng trị viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng, cải thiện tình trạng sưng đau… Corticoid thường được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hay căng cơ do rối loạn tự miễn.
  • Thuốc kháng sinh/kháng virus: Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc này cho người bệnh bị căng cơ có liên quan tới nhiễm trùng.

Vật lý trị liệu

Bác sĩ có thể đề nghị bạn tập vật lý trị liệu để thư giãn, khôi phục chức năng của cơ, đặc biệt là trường hợp điều trị rách cơ sau phẫu thuật. Phương pháp này giúp giảm đau, tăng cường sức cơ và khối lượng cơ, cải thiện sức mạnh và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.

Người bệnh thường được hướng dẫn các bài tập kéo giãn, tăng cường sức cơ với cường độ phù hợp. Một số trường hợp có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp như siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu, massage…

Phẫu thuật

Bác sĩ thường chỉ định can thiệp phẫu thuật cho các trường hợp như:

  • Rách cơ, gân.
  • Rách mạch máu do căng cơ quá mức.
  • Điều trị bảo tồn không hiệu quả.

Bác sĩ sẽ gây mê toàn thân cho người bệnh, sau đó tiến hành rạch một đường trên da và nối 2 đầu cơ, mạch máu với nhau. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cần bó bột trong 3 – 4 tuần hoặc cho tới khi tổn thương lành hẳn. Sau đó, bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập nhằm tăng cường sức cơ và khối lượng cơ, cải thiện sức mạnh và phục hồi chức năng vận động.

Biện pháp phòng tránh căng cơ

Căng cơ là chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, tập luyện và lao động. Tuy nhiên, bạn vẫn có một số biện pháp để ngăn ngừa rủi ro này như:

  • Trước khi tập luyện hoặc làm việc nặng, bạn nên khởi động để làm ấm cơ thể, kéo giãn các cơ.
  • Duy trì thói quen vận động cơ thể mỗi ngày để giúp tăng tính linh hoạt cho cơ.
  • Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, đặc biệt là dân văn phòng.
  • Nếu cần nâng vác vật nặng, bạn nên thực hiện đúng tư thế.
  • Tránh ngồi hoặc đứng sai tư thế.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Mỗi ngày, bạn nên đảm cơ thể được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp cơ, gân, xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ tốt cho các hoạt động thường ngày.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Bạn nên tránh vận động hoặc làm việc quá sức, thay vào đó là nên cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa chấn thương hiệu quả, cơ thể cũng có thời gian hồi phục.

Cách chăm sóc và hồi phục của người bệnh

Khi bị căng cơ, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp để rút ngắn quá trình phục hồi, cụ thể:

Chế độ ăn uống

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Axit lactic tan trong nước. Đây là một chất được sinh ra khi các cơ bị thiếu oxy trong lúc vận động. Nếu lượng axit lactic tích tụ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra tình trạng nóng rát, nhức mỏi cơ, thậm chí là vùng bị ảnh hưởng có thể không cử động được nữa. Vì thế, bạn nên bổ sung đầy đủ nước trước, trong và sau khi tập để ngăn ngừa sự ứ đọng axit lactic trong cơ, hạn chế sự xuất hiện của các cơn căng cơ đột ngột.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi và magie: Các loại thực phẩm giàu canxi và magie bạn nên ăn mỗi ngày là rau bina, cải xanh, các loại đậu, củ cải, bí ngô, gạo, hạt vừng, hạt hướng dương, yến mạch, tôm, cá, sữa, phô mai… Ngoài ra, magie còn có khả năng cung cấp năng lượng trực tiếp cho các cơ, canxi giúp duy trì sự chắc khỏe cho cơ bắp.
  • Bổ sung vitamin B: Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B như hải sản, thịt đỏ, sữa, ngũ cốc, trứng… vào bữa ăn hằng ngày. Loại vitamin này sẽ vận chuyển đường đi khắp nơi trong cơ thể, cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động mỗi ngày và làm giảm axit lactic trong cơ.

bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Chế độ sinh hoạt

  • Vận động nhẹ nhàng: Sau một đợt căng cơ, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, điều chỉnh thể lực, giảm dần cường độ vận động hay lựa chọn loại hình luyện tập nhẹ nhàng khác. Sau đó, bạn mới nên tăng dần cường độ vận động lên để cơ thể có đủ thời gian thích nghi. Để ngăn ngừa tình trạng căng cơ tái phát, bạn nên khởi động thật kỹ trước khi vào bài tập chính. Khi bài tập kết thúc, bạn nên thư giãn các cơ với các động tác nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể.
  • Tập các bài tập giãn cơ: Các bài tập này không những giúp cơ bắp thư giãn, giảm đau mà còn hạn chế chấn thương khi tập luyện. Bạn nên xác định vùng cơ mình bị đau nhức rồi thực hiện những bài tập kéo giãn phù hợp tại vùng cơ này.
  • Massage: Đây là phương pháp hữu hiệu giúp thư giãn, làm dịu các cơn đau cơ. Nếu bị căng cơ sau khi vận động, bạn chỉ cần thực hiện một số động tác massage đơn giản là đã có thể giải phóng áp lực tích tụ tại các vùng cơ, qua đó giảm đau và thư giãn cơ.
  • Ngủ sâu: Nếu sau khi tập bị căng cơ, bạn nên nghỉ ngơi, cố gắng đi ngủ sớm hay có giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Điều này sẽ giúp cơ bắp có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Tắm muối epsom: Nếu bị đau nhức cơ, ngâm cơ thể trong bồn tắm nước nóng với muối epsom sẽ giải pháp giảm đau tuyệt vời. Loại muối này rất giàu magie, giúp giãn cơ một cách tự nhiên, loại bỏ axit lactic dư thừa ra khỏi các mô bị tổn thương, cải thiện tình trạng sưng viêm.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; ThS.BS Trần Anh Vũ; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Căng cơ không phải tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên xử lý chấn thương này đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng nặng có thể xảy ra. Đối với tổn thương nhẹ, người bệnh chỉ cần mất khoảng 2 – 3 ngày sau điều trị là đã có thể phục hồi hoàn toàn. Trong khi, các trường hợp căng cơ nặng, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ xử lý. Điều này sẽ đảm bảo kết quả phục hồi tốt nhất cho người bệnh.

Từ khóa » Dầu Ma Rút Là Gì