Cảnh Báo Các Bệnh Hậu Sản Sau Sinh Khiến Nhiều Mẹ Lo Lắng - Procare

Thời kỳ hậu sản là khoảng thời gian sau khi nhau sổ cho đến khi chức năng sinh lý và giải phẫu của cơ quan sinh dục cơ thể người mẹ trở lại trạng thái bình thường, trung bình là 6 tuần lễ. Trong thời gian này, một vài biến cố có thể xảy ra, và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mẹ, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Cảnh báo các bệnh hậu sản sau sinh khiến nhiều mẹ lo lắng 1

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 1Chảy máu sau sinh do đờ tử cung: bình thường sau khi nhau sổ ra ngoài, tử cung phải co lại để cầm máu. Khi tử cung không co lại được gây ra chảy máu, khi lượng chảy máu trên 500ml gọi là băng huyết sau sinh kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm xanh, huyết áp tụt, mạch nhanh, tử cung mềm nhão, ấn vào tử cung máu từ âm đạo chảy ra nhiều. Đây là một cấp cứu khẩn về sản khoa.

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 2Chảy máu sau sinh do tổn thương đường sinh dục: nguyên nhân do rách tầng sinh môn, âm đạo và cổ tử cung.

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 3Chảy máu sau sinh do bệnh lý rối loạn đông máu và cầm máu: sau sinh máu âm đạo chảy ra nhiều, toàn máu loãng, không có máu cục, người mẹ cảm giác mệt, vã mồ hôi, huyết áp tụt, mạch nhanh, xét nghiệm máu các chức năng đông máu cầm máu giảm và kéo dài.

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 4Chảy máu sau sinh do tụ máu may tầng sinh môn hay tụ máu sau vết mổ sinh: nguyên nhân do kỹ thuật may và cầm máu trong lúc khâu không hết còn các mạch máu vẫn đang chảy. Triệu chứng sau khi khâu vết cắt tầng sinh môn hay vết mổ sinh, tại vết khâu nổi lên một khối u lớn, ấn mềm kèm theo các dấu hiệu mất máu rõ trên người mẹ.

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 5Chảy máu sau sinh do chảy máu muộn: đây là biến cố xảy ra vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh do bất thường vùng nhau bám hoặc sót nhau. Triệu chứng ra máu âm đạo tự nhiên, máu đỏ tươi, đôi khi đau nhẹ vùng hạ vị, tử cung co hồi chậm, siêu âm tử cung thấy còn lớn, lòng tử cung có khối hỗn hợp.

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 6

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 7Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung, hoặc qua các tổn thương của cơ quan sinh dục trong khi sinh (sót nhau, đỡ đẻ không vô khuẩn, vệ sinh âm đạo sau sinh kém…). Ban đầu, sản phụ có thể chỉ là sốt nhẹ hơn 38 độ, đau tấy, sưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém. Nếu nặng, sản phụ có thể sốt rất cao, rét run, choáng hạ huyết áp… Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng, làm cho trạng thái toàn thân xấu đi, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Vì vậy khi có biểu hiện sốt, người mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt mà nên đến bệnh viện kiểm tra.

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 8Tiền sản giật và sản giật sau sinh là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong bà mẹ trên toàn cầu. Phần lớn các trường hợp sản giật xảy ra trong những ngày đầu sau sinh

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 9Bế sản dịch: người mẹ sốt nhẹ, căng tức, đau trằn vùng hạ vị. Âm đạo rất ít sản dịch có thể kèm mùi hôi do nhiễm trùng, cổ tử cung đóng kín. Nếu bác sĩ dùng tay nong cổ tử cung, sản dịch ra màu đen sậm kèm mùi hôi, ấn hạ vị tử cung lớn, đau nhiều khi ấn đáy tử cung.

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 10Bí tiểu sau sinh: Sau khi sinh bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy, gây bí tiểu. Trường hợp phải cắt may tầng sinh môn sau sinh làm chỗ may sưng nề đau làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ. Điều trị bí tiểu sau sinh ta có thể chườm ấm vùng bàng quang, rửa hay ngâm vùng sinh dục ngoài bằng nước ấm, vận động sớm, tập ngồi tiểu theo tư thế bình thường. Nếu không thành công thì cần đến gặp bác sĩ để đặt sonde tiểu kết hợp dùng thuốc.

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 11Són tiểu: ngược lại với trường hợp bí tiểu, khi người mẹ cười, khi gắng sức, khi ho làm tăng áp lực ổ bụng làm cho nước tiểu bị són ra ngoài. Cách điều trị là nên giữ tinh thần thoải mái, chế độ nghỉ ngơi tốt và dinh dưỡng sau sinh đầy đủ kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp không khỏi và kéo dài qua thời kỳ hậu sản, có thể phẫu thuật nâng bàng quang.

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 12Viêm tắc tĩnh mạch: ở thời kỳ hậu sản thường gặp là viêm tắc tĩnh mạch đùi nông. Triệu chứng, thường xảy ra vào ngày thứ 3 trở đi sau sinh, sốt cao 38,5 – 390C, chân bị viêm rất đau, không thể nâng chân lên khỏi mặt giường được, tĩnh mạch sưng đỏ dọc theo chân. Toàn bộ chân phù nề trắng. Khi gặp tình trạng này người mẹ nên nằm bất động, chân bị viêm nâng cao hơn đầu, giúp cho máu ở phần chi dưới được lưu thông dễ dàng hơn. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau, hạ sốt, chống ngưng tập tiểu cầu và dính vào thành mạch, hạn chế sự hình thành cục máu đông.

Một số bệnh trong thời kì hậu sản sau sinh 13Đau đầu, nặng đầu, chân tay tê mỏi, cứng và đau cơ: sau sinh, người thiếu máu, huyết áp cao, người dùng thuốc tê phẫu thuật, người lao động quá nặng nhọc có thể dẫn tới đau đầu hoặc nặng đầu. Nếu ngủ đủ, triệu chứng có thể giảm nhẹ. Sản phụ còn có thể bị phù hoặc thường xuyên mệt mỏi, có lúc còn xuất hiện triệu chứng chân tay tê, tay mỏi rã rời, chân nặng… những triệu chứng này mất dần cùng với sự phục hồi của cơ thể. Nếu không thuyên giảm cần đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Ðến bệnh viện ngay nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau

  • Ngất hoặc bất tỉnh.
  • Ra máu không giảm đi mà ngay càng tăng lên hoặc màu sản dịch chuyển sang đỏ tươi, hoặc có những cục máu đông.
  • Máu hoặc chất dịch chảy ra từ cửa mình có mùi hôi khó chịu.
  • Sốt.
  • Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên.
  • Nôn và tiêu chảy.
  • Ðau, sưng, đỏ và có thể có chảy dịch từ vết khâu (nếu bạn bị cắt khâu tầng sinh môn lúc đẻ hoặc phải mổ đẻ).
  • Ðái buốt.
  • Nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt mỏi, mạch đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt,…

Các biện pháp dự phòng hậu sản trong thời gian mang thai

Các biện pháp dự phòng hậu sản trong thời gian mang thai 1Cần dự phòng chảy máu sau sinh cho tất cả các cuộc sinh nở

Các biện pháp dự phòng hậu sản trong thời gian mang thai 2Quan trọng nhất là cần đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ cao, đặc biệt khi thấy có dấu hiệu bất thường như bụng to lên, ra máu bất thường…

Các biện pháp dự phòng hậu sản trong thời gian mang thai 3Phải điều trị thiếu máu, tiểu đường, tăng huyết áp trong thai kỳ, các bệnh lý nội khoa thật sớm để khi vào chuyển dạ thai phụ càng khỏe mạnh càng tốt. Bổ sung sắtacid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu.

Các biện pháp dự phòng hậu sản trong thời gian mang thai 4Chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ mang thai để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho hai mẹ con, tránh tình trạng suy nhược, suy dinh dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, cần có chế độ ăn cân bằng để tránh thai phát triển quá to.

Các biện pháp dự phòng hậu sản trong thời gian mang thai 5Hạn chế sanh thủ thuật vì nguy cơ tổn thương đường sinh dục cao, nhất là rách cổ tử cung và âm đạo. Theo dõi để phòng ngừa nhiễm trùng ối.

Các biện pháp dự phòng hậu sản trong thời gian mang thai 6Nếu sản phụ có nguy cơ băng huyết sau sinh cao, cần chú ý 6 giờ đầu sau sinh, đặc biệt là trong 2 giờ đầu để phát hiện sớm khi có chảy máu

Các biện pháp dự phòng hậu sản trong thời gian mang thai 7Cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, nhằm có thời gian hồi phục sức khỏe, nuôi dạy con tốt, với cách biện pháp đặt vòng sau sinh, uống thuốc tránh thai dành cho con bú.

Tự chăm sóc sức khỏe thời kỳ hậu sản sau sinh

Tự chăm sóc sức khỏe thời kỳ hậu sản sau sinh 1

Bạn nên giữ sạch vùng sinh dục hậu môn bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh chuyên dụng, dùng băng vệ sinh hoặc vải xô sạch để thấm sản dịch. Không nên thụt rửa sâu hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo để tránh nhiễm trùng. Khi còn có sản dịch bạn không nên giao hợp để tránh nhiễm trùng.

Sau sinh cần vận động sớm, sang ngày thứ 2 trở đi, có thể đi lại trong nhà, tránh nằm lâu.

Nằm sấp với thời gian từ 20 – 30 phút mỗi ngày đối với người mẹ có tử cung ở tư thế gập trước, giúp cho sản dịch ra dễ dàng. Sau sinh không nên nằm ngửa chéo chân lâu, vì sản dịch khó thoát ra ngoài. Kết hợp mát-xa bụng giúp cho tử cung co bóp để tống sản dịch ra.

Ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng đạm và canxi trong bữa ăn hàng ngày, và uống nhiều nước để hồi phục cơ thể sau khi sinh và để có đủ sữa cho con bú. Không nên ăn uống quá kiêng khem.

Nên dùng thêm thuốc bổ trong suốt thai kỳ và cả thời gian cho con bú. Bởi vì, rất khó có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho người mẹ , ngay cả khi chế độ ăn đã gần như cân đối và đa dạng các loại thức ăn khác nhau như thịt, sữa, trái cây, rau xanh, đậu, các loại ngũ cốc… Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng sẽ mau chóng phục hồi. Hơn nữa, bổ sung dinh dưỡng tốt sẽ giúp tăng cường chất lượng sữa mẹ.

Tranh thủ ngủ càng nhiều càng tốt khi bé ngủ.

Tập thể dục nhẹ nhàng 15-20 phút mỗi ngày để hồi phục sức khỏe.

Ði khám lại từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh để chắc chắn rằng bạn đã hồi phục sau khi sinh và phát hiện những biến chứng nếu có.

Cho con bú mẹ sớm là một cách giúp cho tử cung co hồi được tốt nhất, vì khi người mẹ cho bé bú, cơ thể mẹ tiết ra chất Oxytocin, đây là chất nội tiết giúp cho khả năng co hồi tử cung được tốt, để tống sản dịch ra ngoài.

Sau khi sinh con, cơ thể bạn cần có một thời gian để hồi phục và trở lại bình thường. Trang bị các kiến thức cần thiết để tự chăm sóc bản thân sau khi sinh và nhận biết được những dấu hiệu nguy hiểm là điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.

 Theo Procarevn.vn

Từ khóa » Sinh Xong 10 Ngày Vẫn Ra Máu